Các bất thường dễ dẫn đến vô sinh
Mang thai và sinh đẻ là thiên chức quan trọng của người phụ nữ. Mọi bất thường ở cơ quan sinh sản đều có thể dẫn đến vô sinh.
Những bất thường ở tử cung có nhiều loại, có khi là những dị tật bẩm sinh ngay khi còn trong bào thai, có khi là bệnh mắc phải ở tử cung khiến người phụ nữ không thể mang thai.
Các bất thường dễ dẫn đến vô sinh. (Ảnh minh họa: Internet)
Không có tử cung: Có những phụ nữ bẩm sinh đã không có tử cung dù các bộ phận khác như âm hộ, buồng trứng, vòi trứng vẫn bình thường thì không thể mang thai.
Tử cung đôi: Là trường hợp có 2 tử cung, mỗi tử cung có một cổ tử cung riêng biệt kèm theo 2 âm đạo. Dị tật này gây vô sinh vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ. Tuy vậy, cũng có người vẫn có thể mang thai ở cả 2 tử cung.
Có trường hợp 2 tử cung, 2 cổ tử cung nhưng lại chỉ có 1 âm đạo. Có trường hợp 2 tử cung nhưng lại chung nhau 1 cổ tử cung. Có trường hợp tử cung 1 sừng, trên thực tế cũng là loại dị tật 2 tử cung nhưng 1 bị teo đi, chỉ còn lại 1 tử cung với 1 vòi trứng.
Tư cung kém phát triển, luôn ở dạng tử cung nhi hóa với hình dáng nhỏ bé, các tỷ lệ, kích thước ngược với tử cung một phụ nữ trưởng thành nên rât khó mang thai.
Video đang HOT
Các tổn thương bệnh lý
U tử cung: Đa số là u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có thể khối u không lớn nhưng nằm ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi trứng gây tắc đường di chuyển của trứng và tinh trùng.
Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi, là 2 ống dẫn từ vòi trứng vào thân tử cung, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh và phát triển thành thai. Trường hợp do viêm nhiễm khiến vòi tử cung bị dính, tắc lại nên tinh trùng không thể đi lên và trứng sau khi rụng cũng không thể di chuyển về buồng tử cung nên không thể thụ thai. Ngoài ra, vòi tử cung có thể bẩm sinh bị chít hẹp hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng.
Tử cung bị dính: Bình thường, bên trong tử cung là một khoang rỗng, có lớp niêm mạc bao phủ. Chính lớp niêm mạc này do biến đổi nội tiết theo chu kỳ, hàng tháng bong ra gây chảy máu tạo nên kinh nguyệt. Trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính các mặt lại với nhau hoàn toàn (sẽ gây vô kinh) hoặc một phần (gây kinh ít và đau bụng kinh). Những tổn thương này ở niêm mạc tử cung khiến trứng thụ tinh không làm tổ được gây vô sinh.
Theo Hoàng Anh/Suckhoedoisong.vn
Những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới
Theo TS.Bác sĩ Nguyễn Khắc Hân Hoan, khoa Xét nghiệm Di truyền Y học - BV Từ Dũ, tình trạng vô sinh ngày càng trở nên phổ biến.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do thiểu tinh, do gen di truyền... Mặt khác, nguyên nhân do lối sống như: nam giới hút thuốc lá, rượu bia, làm việc trong môi trường hóa chất, ngồi bàn giấy quá lâu, lái xe đường dài... cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tinh binh.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo 'Cập nhật xét nghiệm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị vô sinh' diễn ra chiều 21- 4 tại BV Đa khoa MEDLATEC Hà Nội. Nhiều nội dung về vấn đề điều trị vô sinh đã được các chuyên gia về sản khoa trình bày tại Hội thảo.
Vô sinh do di truyền
Theo TS.Bs Nguyễn Khắc Hân Hoan, khoa Xét nghiệm Di truyền Y học (Bệnh viện Từ Dũ): chức năng sinh sản ở nam và nữ đều chịu ảnh hưởng của tính di truyền. Do đó, nếu nam hoặc nữ giới trong gia đình có tiền sử bất thường di truyền đều có nguy cơ bị vô sinh. Tuy nhiên, lại ít người biết rằng, nguyên nhân vô sinh ảnh hưởng phần lớn do yếu tố di truyền.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 50% cặp vô sinh do nam giới, trong đó nguyên nhân do gen và nhiễm sắc thể chiếm 10-15% vô sinh nam. Vô sinh nam do gen Y gây xóa gen AZF (viết tắt của Azoospermia Factor) chính là yếu tố làm giảm hoặc không tạo tinh trùng...
Cũng theo TS.Bs Nguyễn Khắc Hân Hoan, khi tinh trùng không đáp ứng đủ số lượng sẽ là những yếu tố gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Đây cũng là nguyên nhân di truyền gây vô sinh hàng đầu ở nam giới. Xét nghiệm gen AZF được chỉ định đối với vô sinh nam suy giảm hoặc không có tinh trùng để tìm nguyên nhân vô sinh và giúp chọn phương thức điều trị hỗ trợ sinh sản thích hợp.
Chức năng sinh sản ở nam và nữ đều chịu ảnh hưởng của tính di truyền. Ảnh: minh họa
Do đứt gãy ADN tinh trùng
Đề cập đến một nguyên nhân khác gây vô sinh ở nam giới, PGS.TS Phan Thị Hoan, Bộ môn Y Sinh học - Di truyền (Đại học Y Hà Nội) cho rằng, có khoảng 10% nam giới vô sinh có kết quả tinh dịch đồ bình thường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra vô sinh lại do đứt gãy ADN tinh trùng. Tinh trùng bị đứt gãy ADN có thể dẫn tới vô sinh hoặc có con bị dị tật. Đứt gãy DNA tinh trùng làm giảm khả năng thụ tinh, giảm chất lượng phôi thai, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị vô sinh.
Hiện nay, xét nghiệm Halosperm được dùng để đánh giá độ đứt gãy và từ đó tiên lượng cho các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Do vậy, PGS.TS Phan Thị Hoan khuyến cáo, cần phổ biến xét nghiệm Halosperm và ứng dụng xét nghiệm này trong tìm nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở nam giới có tinh dịch đồ bình thường và cả bất thường.
Dân văn phòng ngồi nhiều, lái xe đường dài dễ ảnh hưởng chất lượng tinh binh
TS.BS Lê Minh Châu, nguyên Phó trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hiện là chuyên gia sản phụ khoa - Bệnh viện Medlatec cho biết, ngày càng gặp nhiều trường hợp nam giới vô sinh có nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc môi trường công việc. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiểu tinh, tức tình trạng suy giảm về số lượng, độ di động hoặc tỉ lệ hình dạng bình thường của tinh trùng.
Theo TS.BS Lê Minh Châu, nam giới thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất như phun thuốc trừ sâu; hay làm trong môi trường, nhiệt độ nóng, ngồi bàn giấy quá lâu, hay làm nghề lái xe đường dài... có thể làm tổn thương cấu trúc di truyền của tinh trùng, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
Theo TS.BS Lê Minh Châu, nam giới hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất, ngồi bàn giấy quá lâu, làm nghề lái xe đường dài... có thể làm tổn thương cấu trúc di truyền của tinh trùng.
Theo nhiều nghiên cứu, uống nhiều rượu có thể làm giảm số lượng tinh trùng, nhưng tác hại chính của rượu là làm tổn thương tới sự chế tiết testosterol, do rượu làm tăng quá trình phân hủy hormone này và biến đổi ngược lại thành estrogen và làm giảm ham muốn tình dục sau này.
Bên cạnh đó, việc mặc quần bó sát với cơ thể sẽ làm cho nhiệt độ vùng tinh hoàn tăng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tinh trùng.
Theo TS.BS Lê Minh Châu, thiểu năng tinh trùng chiếm đa số các nguyên nhân gây vô sinh nam nên xét nghiệm tinh dịch đồ là 1 trong những chỉ định cơ bản nhằm đánh giá các bất thường về số lượng tinh trùng, độ di động và hình dạng tinh trùng.
Theo Thanh Loan/Suckhoedoisong.vn
Sai lầm khiến bệnh ẩn tinh hoàn đơn giản trở nên phức tạp Ẩn tinh hoàn là bệnh lý đơn giản nhưng càng để lâu, nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao, có thể dẫn đến ung thư, vô sinh. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên (khoa ngoại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho hay mỗi tuần tại khoa phải phẫu thuật ít nhất hai trường hợp bị ẩn tinh hoàn....