“Các băng nhóm mafia Italy còn lâu mới bị tiêu diệt”
20 năm cái chết của thẩm phán Italy Giovanni Falcone sau một vụ ám sát do mafia Sicily tổ chức, bàn tay quyền lực của băng Cosa Nostra đã yếu đi nhiều, nhưng chúng còn lâu mới bị tiêu diệt.
Nữ sinh bị thiệt mạng trong vụ đánh bom trường học nghi do Mafia thực hiện mới đây.
Vincenzo Agostino, 75 tuổi, đã thề sẽ không cắt tóc và cạo râu, cho tới khi nhà chức trách tìm thấy kẻ đã sát hại con trai ông, Nino, vốn là một cảnh sát .Anh bị bắn ở ngoài nhà riêng vào ngày 5/8/1989.
Câu chuyện của Nino có liên quan tới thẩm phán Falcone, một trong những công tố viên chống mafia nổi tiếng nhất. Viên cảnh sát 29 tuổi này đã cố gắng đảo ngược một âm mưu ám sát trước đó nhằm vào vị thẩm phán, người cuối cùng vẫn thiệt mạng trong vụ đánh bom xảy ra ngày 23/5/1992.
Nino đã tìm thấy một chiếc túi đầy các thanh thuốc nổ khi anh đi câu cá gần một villa được Falcon thuê ở Palermo. “Cơ quan điều tra nói rằng ngày nào đó, tôi sẽ thấy con mình anh hùng thế nào” – Vincenzo nói với hãng tin AFP khi ngồi cạnh vợ ông Augusta, người vẫn mặc đồ đen tang tóc như ngày con họ qua đời.
“Sau 23 năm, chẳng có chuyện gì xảy ra. Tôi vẫn chờ công lý được thi hành” – Vincenzo nói, mái tóc bạc của ông dài rủ xuống vai và râu đã chạm tới ngực.
Trên đường cao tốc dẫn từ sân bay tới trung tâm thành phố, một tượng đài cao, màu đỏ đã được dựng lên để nhắc nhở người dân nhớ tới quả bom nặng 500kg đã được dùng trong vụ tấn công nhằm vào đoàn xe đã giết chết Falcone, vợ ông Francesca Morvillo và 3 vệ sĩ.
Ở bên phải quả đồi có một ngôi nhà nhỏ, trong đó tay mafia Giovanni Brusca đã kích hoạt kíp nổ theo lệnh của thủ lĩnh mafia khi đó là Toto Riina. Cả hai tên giờ đang phải thụ án tù chung thân.
Nhưng vụ sát hại Falcone vẫn chưa hé lộ toàn bộ bí ẩn của nó.
“Mafia là tổ chức tội phạm có vũ trang, nhưng anh cũng phải nhìn vào giới cổ cồn trắng và nhiều nơi khác ở Rome. Nó là con rồng có rất nhiều đầu” – Vincenzo thở dài.
Các nhà báo và điều tra viên trong nhiều năm đã tìm hiểu về khả năng có một “âm mưu cấp quốc gia” trong việc ám sát Falcone và đồng nghiệp của ông, thẩm phán Paolo Borsellino – người bị sát hại bởi một chiếc xe bom của mafia vào ngày 19/7/1992 – vì các cuộc điều tra của họ gây xáo trộn quyền lực chính trị.
Video đang HOT
23 năm sau cái chết của cậu con trai ông Vincenzo Agostino, thủ phạm vẫn ngoài vòng pháp luật (Nguồn: AFP)
Nhưng sự hy sinh của hai thẩm phán sẽ không vô ích, theo tuyên bố của Giuseppe D”Agata, người lãnh đạo lực lượng chống mafia ở Palermo, một tổ chức được đánh giá ngang với Cục điều tra liên bang Mỹ, do chính tay Falcone tạo ra.
“Hình ảnh một thẩm phán đơn độc chống mafia, một điều tra viên không tuân theo tổ chức, đã hoàn toàn biến mất. Chúng tôi đã tạo nên một tổ chức có khả năng phối hợp hành động giữa tòa án và các cuộc điều tra của cảnh sát” – D”Agata nói.
Ngoài ra , nhà nước Italia cũng đã tăng cường hình phạt nhằm vào những tay mafia bị kết tội, cải thiện điều kiện trong tù và thông qua luật thu giữ tài sản của mafia.
D”Agata nói rằng “các cuộc trấn áp diễn ra trong những năm 1990, 2000 và vụ bắt Riina cùng người kế nhiệm Bernardo Provenzano đã khiến mafia suy yếu.
“Cosa Nostra đang trải qua một cuộc khủng hoảng về ảnh hưởng. Nhưng chúng tôi chưa thể nghỉ ngơi trên vinh quang. Mafia là một yếu tố con người, với khả năng thay đổi và tiến hóa theo thời gian” – D”Agata nói.
Antonio Catalano, một kỹ sư 46 tuổi và là giám đốc một công ty xây dựng, là người cảm nhận rất rõ về sự thay đổi trong xã hội liên quan tới mafia. Ông đã hai lần trở thành nạn nhân của một âm mưu tống tiền do mafia thực hiện, hồi năm 2006 và 2011. Mỗi lần như thế, các tay anh chị kéo tới văn phòng của ông và đề nghị thẳng rằng ông phải “để mọi thứ theo đúng trật tự”, hoặc phải biếu một “món quà nhỏ” cho sếp của chúng nếu muốn yên thân
“Lần đầu tôi rất sợ, vì những đe dọa nhằm vào gia đình tôi. Tôi chẳng dám nói với an ngoại trừ một vị linh mục là bạn và một công tố viên” – Catalano kể.
Thật may mắn, anh đã vượt qua nỗi lo lắng và báo cáo sự việc với cảnh sát. Catalano đã không giấu được sự ngạc nhiên khi thấy những kẻ đe dọa mình đã bị bắt và khởi tố chỉ trong có 6 tháng.
“Mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều trong 5-10 năm qua. Doanh nhân giờ không còn phải sợ hãi tội phạm vì sợ thờ ơ của nhà chức trách” – ông nói.
Người kỹ sư này cũng cho biết bầu không khí ở Sicily đã thay đổi rất nhiều, với sự xuất hiện của các hiệp hội chống những thủ đoạn làm tiền bẩn như Addio Pizzo hay Libera, vốn do linh mục Don Luigi Ciotti thành lập để lên án tình trạng tống tiền và giúp quản lý các khối tài sản tịch thu từ mafia.
Một tòa nhà Catalano đang giúp tân trang có một dòng chữ lớn ở cửa: “Tại đây chúng tôi đang xây dựng một tương lai tự do”. Ông và các đồng nghiệp đã ký kết một hiệp ước chống các thủ đoạn làm tiền bẩn và đưa yêu cầu không hợp tác với mafia vào trong quy định của tổ chức.
Nhưng ông cũng nói thêm: “Mafia chưa biến mất và sẽ rất khờ dại khi nghĩ rằng một tổ chức nguy hiểm như vậy lại có thể dễ dàng bị đá bay khỏi vùng đất này”./.
Theo TTXVN
Leo thang bạo lực ở Mexico
Từng là thiên đường cho du khách, Mexico nay trở thành "sân khấu" của các vụ xung đột đẫm máu và rùng rợn giữa các băng đảng ma túy. Vòng xoáy bạo lực đầy chết chóc xem chừng không thể ngăn chặn nổi.
Người dân thủ đô Mexico City giơ cao chân dung những người mất tích trong cuộc biểu tình chống bạo lực ma túy hôm 10-5 - Ảnh: Reuters
Ngày 13-5, 49 thi thể gồm 43 nam và 6 nữ bị cắt đầu, chân, tay trên đường cao tốc ở thành phố Cadereyta, bang Nuevo Leon. Vụ thảm sát diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Felipe Calderon ra lệnh tăng cường quân sự ở Nuevo Leon và bang Tamaulipas kế cận. Theo báo New York Times, đây không phải là màn thị uy rùng rợn và man rợ duy nhất của các băng đảng ma túy Mexico.
Ngày 9-5, 18 thi thể tả tơi được phát hiện gần thành phố Guadalajara. Bốn ngày trước đó, 9 thi thể bị treo lủng lẳng trên một cây cầu và 14 thi thể bị chặt đầu, vứt lăn lóc gần tòa thị chính Nuevo Laredo. Từ ngày 12 đến 17-4, cũng ở thành phố này và thị trấn cảng Lazaro Cardenas, chính quyền Mexico phát hiện 21 thi thể bị chặt đầu tương tự.
Báo Huffington Post dẫn lời bộ trưởng tư pháp Mexico Alejandro Poire khẳng định các vụ thảm sát đẫm máu là kết quả cuộc đối đầu giữa băng đảng ma túy khét tiếng tàn nhẫn Los Zetas và đối thủ Sinaloa. Từ nhiều tháng qua, những cuộc đụng độ trở nên dữ dội hơn do việc băng Sinaloa liên minh với băng Gulf Cartel giành địa bàn, mối làm ăn cũng như các tuyến đường vận chuyển ma túy của Los Zetas, vốn đang chiếm giữ các khu vực quanh Monterrey.
Los Zetas là băng đảng ma túy đầu tiên tại Mexico áp dụng các chiến thuật quân sự và sử dụng vũ khí hạng nặng như súng máy, súng phóng lựu, thậm chí cả tên lửa đất đối không, để tấn công quân đội Mexico và các băng đảng đối thủ.
Sự khủng khiếp có ý đồ
Chính quyền Mexico mô tả các vụ thảm sát gần đây là "hành vi bạo lực khủng khiếp và vô cớ" của các băng đảng ma túy. Tuy nhiên, báo Anh Guardian dẫn lời một số chuyên gia quốc tế khẳng định: "Bọn chúng là những kẻ tâm thần, nhưng đằng sau sự điên rồ đẫm máu này là ý đồ và thủ đoạn rõ rệt".
"Chúng tàn sát để bảo vệ cái tiếng là luôn tàn nhẫn và khẳng định quyền kiểm soát các tuyến đường buôn ma túy mà chúng tranh giành" - chuyên gia an ninh Alejandro Hope, cựu thành viên Cơ quan Tình báo Mexico, nhận định.
"Toàn bộ hành vi này đều nằm trong một chiếc dịch truyền thông nhằm thu hút sự chú ý" - Janvier Trevino, cựu thống đốc Nuevo Leon, nhận định khi cho rằng việc "trưng bày" công khai các hành vi tội ác nơi công cộng thay vì đem chôn trong những hố chôn tập thể bí mật như trước đây của những kẻ giết người chính là nhằm gây sợ hãi cho các đối thủ và cả dân chúng.
Báo cáo của Hiệp hội An ninh và chống khủng bố quốc tế (IACSP) tháng 1-2012 cho biết các băng đảng ma túy Mexico "lấy cảm hứng" từ các đoạn video chặt đầu con tin mà tổ chức khủng bố al-Qaeda từng tung lên mạng.
Báo cáo của IACSP cho biết mỗi hành vi bạo lực của các băng đảng ma túy đều mang thông điệp riêng. Nếu hung thủ cắt lưỡi một người thì nguyên nhân là do nạn nhân đó đã nói quá nhiều. Chúng cắt ngón tay và nhét vào miệng bất cứ ai từng chỉ điểm, bởi chúng dùng từ dedo (ngón tay) để chỉ kẻ phản bội. Một quan chức, cảnh sát hay binh sĩ bị thiến là do quá "bốc" về việc chiến đấu chống các băng đảng ma túy. Chặt tay là hành vi trừng trị kẻ ăn trộm hàng của băng đảng. Chặt chân có nghĩa là nạn nhân đã nghĩ đến chuyện rời bỏ băng đảng. "Chặt đầu mang ý nghĩa hoàn toàn khác - báo cáo của IACSP khẳng định - Đó là tuyên bố khẳng định quyền lực, là cảnh báo với tất cả. Chúng muốn nói rằng ở khu vực đó chúng là kẻ thống trị tuyệt đối".
Cuộc chiến vô vọng!
Theo ước tính của IACSP, gần 50.000 người Mexico đã thiệt mạng qua gần sáu năm cuộc chiến chống ma túy do Tổng thống Calderon khởi xướng. Giới chuyên gia dự báo khi nhiệm kỳ của ông Calderon kết thúc vào tháng 12-2012,nhiều khả năng con số này sẽ vượt ngưỡng 60.000 người. Ủy ban Nhân quyền quốc gia Mexico (NHRC) cho biết từ năm 2006 đến nay, cảnh sát không thể nhận dạng được hơn 8.000 thi thể. Ngoài ra, hơn 5.000 người đã mất tích.
NHRC ước tính thiệt hại kinh tế của Mexico sáu năm qua khoảng 50 tỉ USD. Trang Insightcrime.org dẫn lời một số chuyên gia Mexico nhận định các vụ thảm sát vừa qua cho thấy chiến tranh ma túy đang lan rộng khắp Mexico. Sau sáu năm, cảnh sát và quân đội Mexico đã bắt giữ được nhiều bố già ma túy khét tiếng, nhưng lập tức có người khác lên thay. Bạo lực vẫn tiếp diễn. Theo một số nhà phân tích, các ông trùm ma túy, điển hình là Guzman của băng đảng Sinaloa, đang quá mạnh để có thể bị bắt hay bị giết do có những quan hệ trong giới chóp bu của chính quyền và quân đội.
Hãng tin MSNBC dẫn lời cựu ngoại trưởng Mexico Jorge Castaneda, hiện là giáo sư Đại học New York, khẳng định "không có ánh sáng cuối đường hầm" cho cuộc chiến chống ma túy ở Mexico. Theo ông, cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Calderon đã chệch hướng. Dân Mỹ vẫn tiếp tục mua ma túy từ Mexico. Các băng đảng tội phạm ở Mỹ còn hỗ trợ các băng đảng Mexico vận chuyển và phân phối ma túy khắp nước Mỹ. Súng ống, đạn dược mà các băng đảng Mexico sử dụng cũng chủ yếu mua từ Mỹ.
Ở Mexico có một câu "châm ngôn" đã trở thành nổi tiếng: "Đáng thương cho Mexico, quá xa Chúa, quá gần nước Mỹ".
"Tôi là cái đầu bị chặt thứ 1.000 từ đầu năm đến nay ở Mexico. Tôi là cái đầu bị chặt trong tuần, thứ bảy trong ngày và là cái duy nhất trong ba giờ rưỡi qua"
Nhà văn Carlos Fuentes (vừa qua đời) của Mexico, trong tác phẩm La voluntad y la fortuna (Ý chí và tài sản) đã cho một cái đầu bị chặt và vứt lăn lóc trên bãi biển Thái Bình Dương "nói lên" nỗi sợ hãi của người dân Mexico trước những hành vi bạo lực của các băng đảng ma túy. Kết quả điều tra toàn quốc năm qua của các nhà nghiên cứu, vừa được đăng tải trên báo Christian Science Monitor, cho thấy 61% người Mexico cho biết họ không dám ra ngoài vào ban đêm, 30% không dám lái xe trên quốc lộ và 22% không dám có mặt tại các sự kiện công cộng như hòa nhạc, thi đấu thể thao. Đa số đều cho biết tình hình ngày càng tồi tệ.
Theo Tuổi trẻ
Cựu thủ tướng Ý từng từng bị mafia tống tiền Theo Tòa án tối cao Ý ngày 24-4, cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi từng chi nhiều khoản tiền lớn cho mafia ở Sicily (Ý) để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các vụ bắt cóc những năm 1970. Cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi - Ảnh: Reuters Tòa án tối cao đã cho công bố tập tài liệu dài 146...