Các bài thuốc phòng trị bệnh sốt rét
Đối với phòng và trị bệnh sốt rét, trong đông y có nhiều bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả…
Bệnh sốt rét thường thấy ở các nước vùng nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên, lây qua vết đốt của muỗi Anophen. Việc phòng chống sốt rét đã được tiến hành nhiều năm. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn như muỗi kháng hóa chất, ký sinh trùng kháng thuốc, việc điều trị ban đầu chưa hiệu quả làm cho bệnh tồn tại dai dẳng, đặc biệt ở vùng sâu.
Bệnh sốt rét thường thấy ở các nước vùng nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên, lây qua vết đốt của muỗi Anophen.
Triệu chứng của bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét khi mới mắc có triệu chứng sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn và nôn mửa; các triệu chứng tái phát sau mỗi 48-72 giờ, tùy theo thể trạng và mức độ nhiễm bệnh.
Người bệnh niêm mạc mắt nhợt, da xanh, người gầy, thường xuyên bị thiếu máu. Sốt rét khiến người bệnh suy dinh dưỡng, lách to, phù nề. Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Phụ nữ đang mang thai mắc sốt rét có thể khiến thai chết lưu, sảy thai, đẻ non. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành ác tính và gây tử vong.
Theo Đông y, bệnh sốt rét nằm trong chứng bệnh Ngược tật, nghĩa là đúng thời gian lại phát chứng hàn nhiệt, thuộc chứng của Hàn ngược và Gián nhật ngược. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh.
Cắt cơn sốt rét
Bài thuốc: Cây cam thìa 100g (thanh hao), lá thường sơn 100g, thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g, hạt cau 30g, vỏ chanh 30g, miết giáp 20g, cam thảo nam 30g. Tán bột. Ngày dùng 40g.
Thường sơn tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thuỷ; trị sốt rét.
Video đang HOT
Chữa sốt rét kéo dài
Người bệnh sốt nóng nhiều, rét ít hay sốt nhiều không rét, cơ hoành đầy, ăn được, miệng đắng, lưỡi khô, bứt rứt, khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền sác.
Bài thuốc thanh tỳ ẩm: Thanh bì 8g, thảo quả 8g, sài hồ 8g, bán hạ chế 8g, chích cam thảo 6g, hậu phác 8g, bạch truật 8g, hoàng cầm 8g, phục linh 15g, sinh khương 5 lát. Sắc uống; ngày 1 thang. Tác dụng thanh nhiệt táo thấp hóa đàm, chặn cơn sốt rét.
Chữa sốt rét lâu ngày không khỏi, sốt khá cao, miệng khát lưỡi khô
Bài thuốc Thường sơn ẩm (Y phương tập giải): Thường sơn 12g, binh lang 8g, bối mẫu 8g, gừng nướng 5 lát, thảo quả 8g, tri mẫu 8g, ô mai 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: khu đàm tiệt ngược.
Bài thuốc Thường sơn ẩm (Cục phương): Thường sơn 12g, tri mẫu 8g, gừng nướng 5 lát, thảo quả 8g, cao lương khương 8g, chích thảo 6g, ô mai nhục 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: Thanh nhiệt tán kết, khử đờm; chặn cơn sốt rét.
Bài thuốc Tiệt ngược thường sơn ẩm: Thường sơn 12g, binh lang 8g, thảo quả 8g, tri mẫu 8g, ô mai 8g, xuyên sơn giáp 8g, chích thảo 6g. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: khu đàm tiệt ngược.
Thảo quả tác dụng khu đàm tiệt ngược, trị sốt rét kéo dài.
Bài thuốc nâng cao thể trạng, trị sốt rét kéo dài
Chữa sốt rét, chứng cảm mạo lúc sốt lúc rét
Bài thuốc: Sài hồ 10g, ý dĩ 10g, mạch môn 10g, thanh hao 10g, tri mẫu 20g, sạ can 6g, hoàng đằng 10g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g, chỉ xác 10g, cam thảo nam 10g, hoàng cầm 10g. Sắc uống; ngày 1 thang. Công dụng: Hòa giải thiếu dương.
Dùng cho người khí hư, sốt rét lâu ngày, đờm nhiều, buồn nôn, người mỏi mệt, mất sức, rêu lưỡi trắng nhờn:
Bài thuốc: Bán hạ 12g, nhân sâm 8g, bạch truật 8g, thảo quả 8g, ô mai 8g, bạch linh 8g, trần bì 8g, sinh khương 8g, đại táo 8g, chích thảo 4g. Sắc uống. Công dụng: Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm tiệt ngược. Lưu ý: Không dùng cho người sốt rét nhiệt thịnh
Chữa sốt rét, chứng ngược của người bất túc
Bài thuốc: Sài hồ 10g, hoàng cầm 10g, bán hạ 10g, đảng sâm 10g, cam thảo 6g, sinh khương 20g, đại táo 8 quả, thường sơn 12g, binh lang 12g, ô mai 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Công dụng: Thanh giải tà khí, tiêu đờm tích.
Thử nghiệm vắc-xin mới ngừa sốt rét
Các nhà khoa học Anh đang phát triển một loại vắc-xin ngừa sốt rét. Thử nghiệm giai đoạn hai cho thấy, đạt hiệu quả mục tiêu 75% do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.
Sốt rét là bệnh nguy hiểm
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi (cụ thể là muỗi Anopheles cái bị nhiễm bệnh).
Có năm loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người, hai trong số đó là mối đe dọa lớn nhất trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chủng thứ nhất là P. falciparum (chiếm 99,7% các trường hợp sốt rét ước tính ở Châu Phi, 50% các trường hợp mắc ở Khu vực Đông Nam Á, 71% các trường hợp ở Đông Địa Trung Hải và 65% ở Tây Thái Bình Dương), chủng thứ hai là P. vivax, là loại ký sinh trùng chủ yếu ở khu vực Châu Mỹ, chiếm 75% các trường hợp sốt rét.
Sốt rét lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi.
Các triệu chứng
Sốt rét là một bệnh sốt cấp tính, với các biểu hiện như: Sốt rét, sốt kèm theo nhức đầu và ớn lạnh... Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ và khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu không được điều trị trong vòng 24 giờ, bệnh sốt rét do P. falciparum có thể tiến triển thành bệnh nặng, thường dẫn đến tử vong.
Theo WHO, trẻ bị sốt rét ác tính thường xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau: Thiếu máu trầm trọng, suy hô hấp liên quan đến nhiễm toan chuyển hóa, hoặc sốt rét thể não. Suy đa tạng ở người lớn cũng thường xuyên xảy ra.
Ai có nguy cơ?
Năm 2019, gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Hầu hết các trường hợp sốt rét và tử vong xảy ra ở châu Phi cận Sahara, nhưng ở khu vực Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người nhiễm HIV / AIDS, những người di cư và dân di cư không có miễn dịch.
Phòng ngừa và điều trị
Có một số cách để ngăn ngừa bệnh sốt rét, như "kiểm soát véc tơ" (kiểm soát muỗi) được coi là hiệu quả nhất. WHO khuyến nghị hai phương pháp: Sử dụng màn chống muỗi được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng và phun thuốc tồn lưu trong nhà (có hiệu quả chống lại côn trùng).
Thuốc trị sốt rét cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa bệnh sốt rét, chẳng hạn như thuốc dự phòng giúp ngăn chặn giai đoạn nhiễm trùng sốt rét trong máu, do đó ngăn ngừa bệnh sốt rét.
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều bệnh sốt rét. Tuy nhiên, nếu bạn đã uống thuốc chống sốt rét để ngăn ngừa bệnh sốt rét, bạn không nên dùng cùng một loại thuốc để điều trị. Ttheo NHS (cơ quan dịch vụ y tế quốc gia Anh).
Vắc - xin mới ngừa sốt rét đạt hiệu quả 77%
Các nhà nghiên cứu Anh đã phát triển vắc-xin ngừa sốt rét. Đây là vắc-xin đầu tiên đạt được hiệu quả mục tiêu 75% do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.
Theo đó, kết quả thử nghiệm giai đoạn IIb cho thấy, vắc-xin R21 / Matrix-M, đạt hiệu quả 77% trong 12 tháng theo dõi.
Các nhà khoa học hy vọng rằng trong vòng hai năm tới, loại vắc-xin này sẽ được chấp thuận sử dụng và với sự giúp đỡ của vắc- xin có thể kiểm soát được căn bệnh sốt rét quái ác, làm chết hàng trăm nghìn người mỗi năm.
Với những kinh nghiệm và bài học phát triển vắc-xin COVID-19 của các nhà nghiên cứu Đại học Oxford (loại vắc-xin do công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh sản xuất), quá trình phê duyệt vắc -xin dự kiến sẽ được đẩy nhanh hơn.
Hiện chỉ có một loại vắc xin cho đến nay cho thấy nó có thể làm giảm đáng kể bệnh sốt rét, và bệnh sốt rét ác tính đe dọa tính mạng ở trẻ nhỏ châu Phi là RTS, S/AS01 (RTS, S). Nó hoạt động chống lại P. falciparum, loại sốt rét gây chết người nhiều nhất, và được phát hiện có thể ngăn ngừa khoảng 4 trong 10 trường hợp. Các cơ quan y tế thế giới sẽ hy vọng rằng vắc-xin R21 / Matrix-M mới do Oxford phát triển sẽ là một vũ khí khác trong kho vũ khí chống lại bệnh sốt rét.
Theo WHO, năm 2019 ước tính có khoảng 229 triệu trường hợp mắc sốt rét trên toàn thế giới, dẫn đến ước tính 409.000 trường hợp tử vong. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất, chiếm 67% số ca tử vong do sốt rét trên toàn cầu vào năm 2019.
Quốc gia Trung Mỹ đầu tiên 'xóa sổ' bệnh sốt rét Ngày 25/2, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Trung Mỹ được WHO công nhận "không có bệnh sốt rét" trên lãnh thổ nước này. Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, trong một thông cáo công bố thành tựu đạt được...