Các bài tập giúp phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não (Phần 1)
Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não cần toàn diện, thời gian thích hợp.
Gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân nhằm tăng khả năng phục hồi, tránh những di chứng nặng nề.
Nội dung các hoạt động phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não bao gồm: giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.
*Lưu ý: Khi cho người đột quỵ và tai biến mạch máu não tập các bài tập phục hồi chức năng cần chú ý quan sát sắc thái của họ. Khi thấy người bệnh toát mồ hôi và tỏ ra mệt mỏi, người nhà cần cho họ nghỉ ngơi ngay.
1. Người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não tập tự thay quần áo
Cởi áo (quần):
- Theo thứ tự cởi tay áo (ống quần) bên lành trước, bên liệt sau.
Mặc quần (áo):
- Làm theo thứ tự ngược lại với khi cởi: xỏ ống quần (tay áo) bên liệt vào trước, kéo lên rồi xỏ ống quần (tay áo) bên lành vào sau.
Cài khuy áo, buộc dây giày, dép:
- Nếu cài khuy áo khó khăn, có thể thay các khuy áo bằng băng dán, móc gài… Tương tự như vậy có thể thay giây buộc giày, dép bằng móc cài hoặc băng dán
2. Tập di chuyển từ giường sang ghế ( xe lăn) và ngược lại
- Để người bị liệt ngồi ở mép giường.
- Xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt.
- Mặt giường chỉ cao bằng ghế (xe lăn).
Video đang HOT
- Giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.
3. Tập đứng dậy là bài tập đầu tiên để phục hồi chức năng cho người bị bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não
Khi mới tập đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành, khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, cần chú ý sửa sao cho khi đứng dậy, người bệnh phải dồn trọng lượng đều xuống cả hai chân.
Người bệnh cũng có thể đứng dậy bằng nạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nạng, người bị liệt cần tập đứng vững trong thanh song song trước. Nếu người bệnh không tự đứng dậy một mình, người nhà cần hỗ trợ họ.
Chuẩn bị:
Để hai bàn tay người bệnh đặt lên vai người nhà.
Hai tay người nhà đặt ngang thắt lưng người bệnh.
Hai mũi bàn chân người nhà đặt đối diện mũi bàn chân người bệnh.
Hai gối người nhà tỳ vào hai gối người bệnh, giữ cho chúng duỗi.
Yêu cầu bệnh nhân cúi người về phía trước sau đó đứng lên với sự đỡ giúp của người nhà.
Trong động tác này người bệnh phải phối hợp cùng người giúp đỡ để đứng lên.
4. Tập thăng bằng đứng
Để người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não đi được họ cần đứng vững, đứng càng nhiều càng tốt. Trước tiên, để cho người bệnh tập đứng trong thanh song song trước.
Để có thể đứng vững hơn, bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não nên tập với cánh tay sang hai bên song, rồi cúi nhặt vật dưới đất. Mỗi bên làm 10 lần. Tập luyện hàng ngày để người bệnh đứng vững hơn.
Khi người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não đã đứng vững, có thể cho họ tập đi. Lúc đầu nên tập đi trong thanh song song. Có thể đi theo kiểu ba điểm hoặc bốn điểm.
5. Tập theo tầm vận động khớp
Để đề phòng co cứng và biến dạng các khớp, người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não cần được động viên thực hiện các bài tập thụ động theo tầm vận động khớp. Người bệnh tự làm hoặc có người nhà giúp. Bài tập này nên làm hàng ngày. Mỗi động tác nên thực hiện từ 10 – 15 lần
Nâng hông lên khỏi mặt giường:
- Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau.
- Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, và càng lâu càng tốt.
- Để người bệnh đếm1,2,3,4… đến 15-20 hãy đặt hông xuống giường.
- Làm lại khoảng 10 lần.
Tập cài hai tay đưa lên phía đầu:
- Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu.
- Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, hạ hai tay về vị trí cũ. Làm lại 10 – 15 lần.
Bác sĩ sốc khi bệnh nhân hỏi 'không biết đột quỵ phải nằm yên à?'
Nếu chẳng may bị đột quỵ não thì với người bệnh thời gian là vàng. Nhưng nhiều người bệnh tự đánh mất "giờ vàng" dẫn đến tàn tật vĩnh viễn thậm chí đe dọa tính mạng.
Bệnh nhân bị đột quỵ điều trị tại BV đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bác sĩ không biết đột quỵ phải nằm yên à?
Ghi nhận tại các bệnh viện, những ngày này thời tiết chuyển lạnh sâu khiến cho số lượng người bị đột quỵ gia tăng. Tuy nhiên, tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp nhận những trường hợp đến viện quá muộn, qua thời gian vàng của não.
Đó là trường hợp nam bệnh nhân 60 tuổi từ Thái Bình tiền sử khoẻ mạnh được đưa đến Trung tâm Đột quỵ BV Bạch Mai vì tê yếu nửa người trái. Kíp trực tức tốc ra đón bệnh nhân với hi vọng có thể điều trị tái tưới máu để "cứu não".
Bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện 26 giờ thấy chân tay bên trái tê. Nghĩ chỉ do thời tiết gió lạnh nên ông "nằm nghỉ ngơi". Thế nhưng càng nằm nghỉ tay chân bên yếu càng không cải thiện.
26h sau, tình trạng ngày một nặng, người đàn ông này mới nói các con cho đi viện. Bác sĩ hỏi bác có biết đó là dấu hiệu của bị đột quỵ không?. Tại sao bây giờ bác mới đến viện?.
Người đàn ông này liền vô tư trả lời: "Bác sỹ không biết là khi bị đột quỵ thì phải nằm bất động à? Để não được nghỉ ngơi. Nhưng tôi càng nằm nghỉ ngơi thì tay chân bên yếu mãi vẫn không cải thiện, nên tôi bảo con đưa đi viện".
Một trường hợp khác, nữ bệnh nhân hơn 60 tuổi. Là tổ trưởng tổ thơ nên cuộc sống hàng ngày của bà diễn ra bình thường, sức khoẻ hoàn toàn ổn định. Một sáng, bà ngủ dậy sớm vệ sinh cá nhân rồi chuẩn bị ra công viên tập thể dục. Khi chuẩn bị ra khỏi cửa, bà đột nhiên thấy hơi yếu nhẹ và tê bì nửa người phải, kèm méo miệng nhẹ.
Nghĩ do trúng gió nhẹ nên vào nằm nghỉ. Sau đó, con gái gọi bác sĩ đến châm cứu và tập vật lý trị liệu. Một ngày sau, tình trạng không cải thiện. Gia đình đưa bà đến Trung tâm Đột quỵ BV Bạch Mai. Kết cục, bệnh nhân cũng qua giờ vàng để cứu não.
Những điều cần nhớ
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, PGS. Tôn khuyến cáo: điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.
Đồng tình với quan điểm này, từng trao đổi với phóng viên, Ths. Bs Nguyễn Quang Ân, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cũng nhấn mạnh, khi một người bệnh đang khỏe mạnh bình thường mà đột ngột xuất hiện 1 trong 6 biểu hiện như sau: đột ngột mất thị lực, đặc biệt là xuất hiện ở một bên mắt; chân, tay bị tê hoặc yếu rã rời; nói ngọng bất thường, môi lưỡi cứng đơ; xây xẩm, choáng váng; mất ý thức hoặc đau đầu dữ dội thì chúng ta nên nghi ngờ người bệnh đó khả năng bị đột quỵ não cấp.
Khi đó, PGS. TS Mai Duy Tôn nhấn mạnh gia đình cần nhanh chóng thực hiện những việc sau:
Lập tức gọi 115, xe cứu thương sẽ đưa người thân của bạn đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất. Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.
"Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân", PGS. TS Mai Duy Tôn nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong tình huống này, người nhà phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh. Bởi bệnh nhân có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường... Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử...
Hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống: Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ...
Đặc biệt, Ths. Bs Nguyễn Quang Ân cũng nhấn mạnh, không nên cho người bệnh dùng bất cứ một loại thuốc gì vì đôi khi người bệnh có thể sặc và gây suy hô hấp cấp.
"Mặc dù aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra.
Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào. Đã có nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người thân cho bệnh nhân uống An cung...", PGS. TS Mai Duy Tôn cảnh báo.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người thân của bệnh nhân bị đột quỵ não cũng không được dùng các biện pháp dân gian đển sơ cứu ban đầu như: đánh gió hoặc trích máu đầu ngón tay, ngón chân...chính những điều đó gây bất lợi cho người bệnh vì nó làm mất đi "giờ vàng" để cấp cứu người bệnh.
Đổ xô mua "thần dược" chống đột quỵ Nhiều loại thuốc, sâm, cao sâm đang được bán tràn lan trên mạng với lời quảng cáo về tác dụng chống đột quỵ rất "thần kỳ" khiến nhiều người đổ xô đi mua. Các loại "thần dược" chống và điều trị biến chứng đột quỵ được rao bán tràn lan trên mạng "Thần dược" chống, điều trị biến chứng đột quỵ? Hầu hết...