Các bài tập chế ngự cơn đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, rất khó chịu.
Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ, chống lại bệnh tật, đẩy lùi các cơn đau dạ dày.
Nguyên tắc tập luyện với người đau dạ dày
Người bệnh đau dạ dày cần lưu ý thời điểm tập luyện, tuyệt đối tránh tập ngay sau bữa ăn, nhưng cũng không nên tập khi quá đói. Nếu bạn cảm thấy quá đói thì nên ăn một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ như: bánh quy, ngũ cốc… trước khi tập. Thời điểm thích hợp nhất để tập thể dục cho người mắc bệnh đau dạ dày là sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng. Trước và sau khi tập thể dục 30 phút, người bị đau dạ dày không được ăn no. Việc làm này không những khiến hoạt động của dạ dày bị rối loạn mà còn khiến cho bệnh nhân dễ buồn nôn và nôn.
Khi cảm thấy cơn đau dạ dày, nằm ngửa, chân duỗi thẳng để làm thư giãn cơ thể.
Cần duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái khi tham gia tập luyện. Hiệu quả sẽ tăng gấp đôi khi tập luyện với tinh thần phấn chấn. Nên duy trì các bài tập đều đặn và thường xuyên, ít nhất khoảng 30 phút/ ngày. Khi mới bắt đầu tập, nên vận động nhẹ nhàng, mức độ và thời gian có thể tăng dần sau đó. Chú ý đến tư thế tập, nên tránh các tư thế cúi gập người, nằm nâng tạ, trồng cây chuối… sẽ không tốt cho người đau dạ dày. Nếu đi bộ hay đạp xe thì không nên tập ở những chỗ địa hình xóc, gồ ghề, không bằng phẳng. Các hình thái tập luyện như tập dưỡng sinh như: yoga, khí công, tự xoa bóp, đi bộ… rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt với người mắc bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày. Khi tập nên lựa chọn trang phục phù hợp, nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
Video đang HOT
Người bệnh cần lưu ý hỏi bác sĩ về tình trạng đau dạ dày của mình để xác định mức độ nặng nhẹ, từ đó đưa ra phương hướng tập luyện phù hợp. Nếu tình trạng đau dạ dày của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể yên tâm tập các bài thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng để giúp giảm cơn đau dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra bạn cũng có thể tập thể hình ở mức độ thấp nhất mỗi tuần 1-2 lần dưới sự giám sát của huấn luyện viên.
Ngoài các bài tập, người bệnh đau dạ dày nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt. Hãy tạo cho mình một chế độ làm việc khoa học, không căng thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Cần tạo thói quen ăn uống đúng giờ, không ăn các loại thức ăn khó tiêu, các loại thức ăn chứa nhiều axit, tránh xa các chất kích thích. Không nên ăn no trước khi đi ngủ, nếu đói chỉ nên uống 1 ly sữa ấm vừa có tác dụng xoa dịu, bảo vệ dạ dày vừa giúp ngủ ngon hơn.
Nên dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau ở bụng.
Bài tập thể dục tốt cho người đau dạ dày
Động tác thư giãn cơ thể: Lúc cảm thấy sắp lên cơn đau hoặc bắt đầu cơn đau dạ dày người bệnh vừa xoa bụng vừa nằm ngửa, chân duỗi thẳng để làm thư giãn cơ thể cho đến lúc hết cơn đau tiếp tục làm thêm 10 phút để củng cố, trong khi làm người bệnh nên giữ nhịp thở hết sức tự nhiên.
Động tác xoa bụng: giúp người bệnh giảm các cơn đau hiệu quả. Đầu tiên, hai bàn tay đặt chồng lên nhau rồi xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, nhớ lực ấn vừa phải không mạnh mà cũng không nhẹ quá. Để đạt hiệu quả tốt hơn, nếu có dầu nóng bạn lên thoa khắp bụng trước khi xoa. Chỉ thực hiện bước này nếu cơn đau xuất hiện cường độ mạnh khiến rất đau đớn.
Bài tập giúp kích thích tiêu hóa.
Ngón tay cái ấn bụng: Khi những cơn đau dạ dày ở mức độ mạnh, bạn nên dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau ở bụng, nếu thấy dễ chịu hơn thì tiếp tục ấn cho đến khi giảm đau.
Kích thích tiêu hóa: Đứng ở tư thế thẳng, chân rộng bằng vai và đưa 2 tay thẳng lên trời. Đếm theo nhịp và từ từ ngồi xuống tay vẫn giữ ở tư thế thẳng đứng. Nhịp thở đều đặn nhịp nhàng, khi đứng lên hít vào và ngồi xuống thở ra. Tập động tác này kiên trì trong khoảng 5-10 phút sẽ giúp kích thích hoạt động co bóp tiêu hóa thức ăn, giúp giảm bệnh đau dạ dày…
Theo SK&ĐS
Lý do bạn dễ mắc bệnh vào mùa thu
Trên thực tế, mùa thu "quyến rũ" lại làm cho bạn dễ mắc bệnh. Vì sao vậy? Phòng tránh bệnh tật cách nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.
Các yếu tố tự nhiên làm bạn dễ mắc bệnh
Nhiều yếu tố gây dị ứng phát sinh: mùa thu với một chút nắng hanh là điều kiện thuận lợi cho phấn hương cỏ dại và các loại nấm mốc khuyếch tán trong không khí. Mùa thu là mùa "lá vàng rơi" và mang theo những bụi phấn của tổ sâu, chất thải của côn trùng khô dính ở lá, theo lá bay vào không khí và tỏa lan nơi mặt đất. Bạn rất dễ hít phải chúng và thế là bạn sẽ bị hắt hơi sổ mũi, lên cơn hen, viêm mũi xoang dị ứng... Trời mát, bạn thường mặc áo cộc tay, quần sooc dạo phố... Những phần da hở là nơi dễ bị kích ứng dị ứng nhất.
Lá vàng rơi mang theo bụi, tổ sâu, chất thải côn trùng dễ gây dị ứng, hen...
Nhiệt độ thay đổi đột ngột: những ngày thu khi nhiệt độ buổi sáng 18-20 0 C, nhưng đến trưa nhiệt độ lên đến 30-35 0 C khiến bạn rất khó chọn lựa quần áo mặc cho phù hợp để đi làm. Sáng mặc đồ cộc thì lạnh, dễ nhiễm cảm; sáng mặc ấm thì trưa về nóng. Hơn nữa, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều dù không làm bạn ốm, nhưng có thể làm cho một số chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn bởi thời tiết lạnh đột ngột. Khi đó có thể gây bùng phát cơn hen, đau nhức xương khớp, phát cước ở chân...
Thời gian ban ngày ngắn hơn: nếu mùa hè, có khi 7 giờ tối trời vẫn sáng. Nhưng sang thu, bạn rời nơi làm việc để trở về nhà khi trời đã xẩm tối. Vấn đề ở đây là tâm trạng của chúng ta chịu tác động rất lớn bởi lượng ánh sáng mặt trời hằng ngày. Theo đó, mùa thu bạn dễ bị các rối loạn cảm xúc do ảnh hưởng theo mùa. Bạn sẽ thoáng thấy lòng mình man mác buồn vô cớ. Đây là lúc bạn dễ nhiễm bệnh dị ứng, nhiễm khuẩn, đau dạ dày, khó ngủ...
Các yếu tố xã hội làm lây lan bệnh tật
Ảnh hưởng của mùa tựu trường:
Từ ngày 5/9 dương lịch là bắt đầu mùa tựu trường. Trong niềm hân hoan được gặp lại thầy cô bạn bè, biết bao điều chia sẻ khi được sum vầy... Nhưng ở khía cạnh sức khỏe, đây lại là cơ hội bạn dễ bị lây bệnh nhiễm khuẩn nhất. Trong không gian lớp học, với sự góp mặt đông đủ của cả lớp (thường là 40-50 người), nếu một người trong số đó mắc bệnh như cảm cúm, viêm gan siêu vi tiềm ẩn, viêm phế quản... thì việc nói cười, gần gũi có thể lan truyền mầm bệnh nhanh chóng. Có thể bạn không còn ở tuổi đến trường, đọc đến đây bạn nghĩ là bạn vô can. Không đâu, bạn không phải là ngoại lệ mà vẫn bị lây bệnh do ảnh hưởng của mùa tựu trường. Bạn nghĩ xem: con bạn, em bạn, cháu bạn..., chúng đến trường lây bệnh về nhà, trong không gian gia đình, chúng có làm lây bệnh cho bạn không? Ở cơ quan của bạn, một vài đồng nghiệp đón con từ trường về đó chơi trước khi về nhà.
Thử hỏi, nếu bé bị lây bệnh từ ở trường, có làm lây bệnh ở cơ quan của bạn không? Thế là từ trường học sang công sở, bạn đều có nguy cơ mắc bệnh vào mùa tựu trường. Dây truyền tiếp theo là: khi các bậc cha mẹ học sinh bị lây nhiễm vi khuẩn, virut từ con em mình, đến lượt họ lại mang những mầm bệnh này tới nơi làm việc hay những nơi công cộng khác như quán ăn, chợ, siêu thị, bến xe, ga tàu, sân bay, nhà hát, phòng họp...reo rắc mầm bệnh cho người khác.
Bạn ngủ ít hơn: trong mùa hè, bạn cũng như mọi người dành nhiều thời gian cho kỳ nghỉ hè, vui chơi, tham quan du lịch cùng con cái. Vì thế, sang thu bạn trở lại với lịch làm việc khẩn trương hơn, đẩy nhanh tiến độ công việc để bù lại khoảng bị trì trệ trong mùa hè đã qua. Với lịch trình làm việc bận rộn hơn, cần nhiều thời gian kể cả ngoài giờ, đương nhiên là bạn phải ngủ ít đi. Khi bạn ngủ ít hơn mức cơ thể cần, hệ miễn dịch không đủ sức để chống đỡ lại bệnh tật bằng khi ngủ đủ. Đây là cửa mở cho bệnh tật dễ nhiễm vào bạn.
Phòng tránh bệnh tật cách nào?
Chỉ cần bạn lưu tâm đến các yếu tố dễ gây bệnh ở mùa thu, thì bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng rất hiệu quả như sau:
Luôn luôn đeo khẩu trang khi đi đường, đến nơi công cộng, bạn sẽ không hít phải các chất dị ứng ở môi trường, tránh được bụi bẩn và vi khuẩn, vi nấm thâm nhập vào mũi, họng gây bệnh. Trong công sở, hay ở nơi công cộng, bạn cần thường xuyên rửa tay mỗi khi tiếp xúc với đồ vật, núm cửa phòng vệ sinh...để loại bỏ các mầm bệnh dính trên tay bạn. Những buổi sáng lạnh, bạn nên mặc nhiều hơn một lớp áo để khi trưa nắng bạn có thể cởi bỏ bớt cho phù hợp với thời tiết. Bạn cần sắp xếp lại thời gian để đảm bảo giấc ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, trong đó có giấc ngủ trưa từ 15-30 phút. Khi một thành viên trong gia đình bị bệnh, cần được khám và điều trị tích cực để tránh lây nhiễm sang người khác.
Theo baohatinh
10 loại thực phẩm cực tốt cho người đau dạ dày Những người đau dạ dày nên thường xuyên sử dụng những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa để hạn chế tác động đến dạ dày. 1. Bắp cải chứa vitamin U có tác dụng giúp làm lành các vết loét trên thành dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. 2. Hạt hoặc...