Cả xã bàng hoàng vì 3 trẻ nhỏ tử vong sau tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng vắc-xin ở trạm y tế xã, 3 cháu bé ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) bỗng dưng có biểu hiện sốt, da xanh tái và tử vong. Châu Quang chìm trong nước mắt đau thương, người dân trong bản bàng hoàng vì sự việc quá bất ngờ.
Chúng tôi tìm về xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) sau khi nhận được hung tin 3 cháu trẻ nhỏ ở đây tử vong sau khi tiêm phòng vắc-xin ở trạm y tế xã. Thấy chúng tôi hỏi thăm, người dân xúm lại: “Có phải mấy chú hỏi về vụ mấy cháu bé bị chết sau khi tiêm phòng vắc-xin không? Ôi, khiếp quá! Đau xót quá!”.
Ba cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc-xin ở trạm y tế xã Châu Quang là cháu Vi Trung Kiên (gần 3 tháng tuổi), xóm Quang Thịnh Lô Quang Thịnh (3 tháng tuổi), xóm Quang Hương Vi Hoài Nam (3 tháng tuổi), bản Cù, cùng ở xã Châu Quang.
Trong những căn nhà nhỏ xiêu vẹo trước từng đợt gió mùa thổi về thi thoảng nấc lên từng tiếng khóc ai oán cho số phận 3 cháu bé. Chúng tôi có mặt tại gia đình chị Hà Thị Tuyết (21 tuổi) và anh Vi Văn Phượng (23 tuổi), bố mẹ cháu Vi Trung Kiên. Nén nỗi đau mất con vào lòng, chị Tuyết kể lại, chiều ngày 6/12, loa phát thanh xã thông báo sáng 7/12 các gia đình cho các cháu từ 3- 4 tháng tuổi đến trạm y tế xã tiêm phòng.
Đến sáng ngày 7/12 chị Tuyết và bà nội bế cháu Vi Trung Kiên lên trạm y tế xã tiêm. Sau khi tiêm xong chị và bà nội nghe cán bộ trạm y tế xã bảo, sau khi tiêm các cháu sẽ bị sốt nhẹ, đừng ai lo lắng gì. “Chiều đó, con tôi bỗng dưng sốt nhẹ, hễ bú bào là cháu nôn ra hết. Đêm đến cháu quấy khóc, mồ hôi ra nhiều, da xanh tái. Cả ngày hôm sau cháu vẫn nóng, lúc khóc, lúc thì im lặng”, chị Tuyết cho biết.
Gia đình cháu Vi Trung Kiên kể lại sự việc đau lòng
Cứ nghĩ trạm y tế xã dặn sau khi tiêm các cháu có sốt nhẹ, không phải lo lắng gì nên cả bố mẹ, ông bà nội cháu Kiên không ai báo cáo lên y tá bản, cũng không cho cháu uống thuốc gì ngoài vò lá diếp cá đắp lên đầu, người cháu để hạ sốt. Thế nhưng sau 8 ngày, (tức là ngày 15/12) thì cháu Kiên tím tái dần rồi tắt thở. “Cháu từ khi sinh ra chưa bị ốm đau khi nào, da dẻ hồng hồng hào, ăn khỏe, chơi ngoan, vậy mà sau khi tiêm phòng ở trạm y tế xong cháu đã bỏ ông, bỏ bà, bỏ bố, mẹ ra đi”, chị Tuyết nói đoạn rồi khóc òa.
Rời nhà chị Tuyết, chúng tôi tìm đến nhà anh Lô Văn Hòa và chị Lương Thị Ngọc, là bố mẹ của cháu Lô Quang Thịnh (3 tháng tuổi) ở xóm Quang Hương. Qua lời kể của anh chị, cháu Thịnh rất khỏe mạnh, ăn uống bình thường, hễ người hàng xóm nào đến cũng bế được. Chị Ngọc cho biết: “Sáng ngày 7/12 tôi bế con lên trạm y tế tiêm phòng. Do có đông cháu tiêm nên y tá bản là bà Hà Thị Long đã tiêm cho con tôi”.
Video đang HOT
Đến chiều, cháu Thịnh bỗng bị sốt, ăn cơm nhai, hoặc bú vào là nôn ra hết, người yếu dần. Cả đêm cháu Thịnh gào khóc làm cả gia đình chị Ngọc thức suốt đêm. “Cán bộ trạm y tế xã dặn sau khi tiêm các cháu có biểu hiện sốt nhẹ, không phải lo nên cả nhà không cho cháu uống thuốc gì, chỉ vò lá diếp cá cho cháu rồi chờ đợi mọi việc sẽ qua đi. Nào ngờ đến 4 giờ sáng ngày 10/12 (sau khi tiêm 4 ngày ở trạm xá xã – PV) cháu khóc to, da xanh vàng, tay cào cào mấy cái tìm tay mẹ cầm chặt rồi lịm dần và tắt thở”, chị Ngọc đau đớn kể lại.
Tại bản Cù, xã Châu Quang có cháu Vi Hoài Nam (3 tháng tuổi) cũng có biểu hiện như hai cháu nói trên. Hai ngày sau khi tiêm phòng ở trạm y tế xã về nhà thì cháu Nam tử vong. Sự ra đi bất ngờ của 3 trẻ nhỏ khiến người dân Châu Quang bàng hoàng, đau đớn.
Cán bộ tiêm phòng, trạm y tế xã nói gì?
Bà Hà Thị Long, y tá bản Quang Hương, xã Châu Quang xác nhận, ngày 7/12, trạm y tế xã có 2 bàn tiêm, một bàn tiêm cho phụ nữ có thai, một bàn tiêm cho các cháu. Do các cháu đông nên y tá bản tiêm thay cho cán bộ trạm y tế xã. Bà Long nói: “Tôi làm y tá đã hơn 20 năm nay, có chứng nhận qua các khóa học, tiêm hàng trăm lần cho người lớn và trẻ em nhưng chưa xảy ra chuyện gì. Những cháu tử vong đều tiêm ở đùi, tôi nghĩ đây không phải do kỹ thuật tiêm, mà nghi ngờ lô thuốc có vấn đề. Hôm đó tôi tiêm cho 3 cháu, trong đó có cháu Lô Quang Thịnh”.
Bà Hà Thị Long – y tế bản Quang Hương, người trực tiếp tiêm cho cháu Lô Quang Thịnh (đã mất) kể lại sự việc và những nghi vấn về thuốc
Được biết, trạm y tế xã Châu Quang cho biết, trạm y tế xã Châu Quang có 9 người, gồm 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 1 dược sỹ còn lại là điều dưỡng. Bà Nguyễn Thị Hồng, trạm trưởng trạm y tế xã Châu Quang cho biết: “Sáng ngày 7/12, chúng tôi lên Trung tâm y tế huyện Qùy Hợp nhận đủ liều lượng và đã kiểm tra kỹ chất lượng thuốc. Hôm 7/12 có tất cả 65 cháu tiêm 5 trong 1 (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB). Hiện tại sau đợt tiêm cả xã có 3 cháu tử vong, nhưng chưa chắc gì nguyên nhân do tiêm, do thuốc”.
Cũng theo bà Hồng thì sáng ngày 7/12 tất cả cán bộ y tế trạm tế xã trực tiếp tiêm cho các cháu, nhưng qua điều tra thì y tá bản cũng tham gia tiêm, như bà Hà Thị Long ở bản Quang Hương.
“Ngay sau khi tiêm, cán bộ trạm y tế đã thông báo cho các bậc cha mẹ, ông bà là các cháu sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, nếu có những biểu hiện khác thường thì thông báo cho y tá bản, hoặc cán bộ trạm y tế để có biện pháp kịp thời. Trước mắt, Trung tâm y tế, Bệnh biện đa khoa huyện Qùy Hợp đã kết hợp xem xét và có kết luận chưa chính thức là các cháu bị sốt xuất huyết. Bây giờ sự việc đau lòng đã xảy ra rồi, các đoàn kiểm tra của huyện, tỉnh cũng đã về xem xét và đang chờ kết luận bằng văn bản”, bà Hồng nói.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Trạm trưởng trạm y tế xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) kể lại sự việc
Xã Châu Quang hiện có 25 bản làng, tất cả đều người dân tộc thiểu số nên có nhiều hạn chế, hiểu biết. Ngay biên bản “Các gia đình có con cháu tử vong không khiếu kiện gì” họ cũng không đọc được mà chỉ ký. Chị Hà Thị Tuyết, mẹ cháu Vi Trung Kiên nói: “Khi cháu Kiên mất, có cán bộ đến đây xem qua rồi nói cháu bị xuất huyết”. Còn anh Lô Văn Hòa, bố cháu Lô Quang Thịnh cho biết: “Cháu Thịnh mất lúc 4 giờ sáng, chúng tôi chôn cất xong thì có cán bộ đến nói cháu bị sốt xuất huyết, rồi làm cái biên bản gì đó và bảo chúng tôi ký vào”.
Người dân tộc Thái ở xã Châu Quang nghèo khổ, hiền lành như cây lúa, củ khoai, trước nỗi đau con cháu bị chết vẫn cho là số phận, cho là con ma nó ác độc đã bắt đi vẫn đang chờ đợi câu trả lời về nguyên nhân tử vong các cháu bé sau khi tiêm vắc-xin ở trạm y tế xã Châu Quang.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Theo Dantri
Hoang mang vì con vừa tiêm vắc xin bị thu hồi
Trước thông tin một lô vắc-xin Infanrix "6 trong 1" ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và HIB bị thu hồi vì có nguy cơ không đạt chuẩn, nhiều bạn đọc Dân trí bày tỏ lo lắng vì con vừa được tiêm loại vắc xin này.
Bỏ miễn phí, mất tiền và thêm lo
Tiêm vắc-xin cho trẻ. Ảnh minh họa: H.Hải
Gọi đến đường dây nóng báo Dân trí, chị Nguyễn Liên Phương (Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông) lo lắng con chị vừa tiêm loại vắc-xin Infanrix "6 trong 1" được đúng 2 tuần. "Tiêm xong, bác sĩ cũng đưa cho vỏ hộp và hướng dẫn sử dụng về đọc, xem hạn dùng xong mình bỏ đi mất, giờ đang lo cuống lên không biết có cùng lô vắc-xin con mình tiêm không", chị Phương lo lắng nói. "Đã thế, mình còn bị mẹ chồng mắng cho khi hôm mùng 5/10 rồi quyết định không cho con đi tiêm vắc xin "5 trong 1" tại Trạm y tế phường vì hôm đó bé hơi có dấu hiệu hắt hơi và mình cũng nghĩ vắc xin "6 trong 1" dịch vụ tốt hơn. Vừa mất tiền (hơn 600 ngàn/mũi tiêm), giờ lại rước thêm lo lắng vào mình và sợ nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe con", chị Phương nói.
Chia sẻ đến báo Dân trí, chị Phạm Thu Trang cho biết: "Con gái tôi cũng tiêm mũi tiêm chủng 6 trong 1 được một tháng rồi tai trung tâm y tế Hàng Bài ( theo tôi được biết thì là trùng đợt nhập khẩu lô vắc xin này) cháu về tiêm được một ngày thì có hiện tường chán ăn, thậm trí là không ăn kéo dài khoảng 3 tuần, từ trước đến giờ cháu chưa hề có biểu hiện lạ như vậy. Tôi mong Sở Y tế Hà nội vào cuộc điều tra và tìm ra trách nhiệm của cơ quan nhập lô thuốc trên, và trả lời cho tôi biết là lô thuốc như vậy có tác dụng tạo kháng thể cho con tôi không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không", chị Trang lo lắng nói.
"Con trẻ mới 2 tháng tuổi, nhỏ xíu biết gì đâu nên cũng chẳng thể hỏi con con thấy trong người thế nào, có cảm giác khác lạ gì không. Vì thế, mỗi lần thấy con nằm ngọ ngoạy, rồi rướn đến đỏ cả mặt, giống hệt anh nó lúc nhỏ nhưng mình cũng không thể nghĩ là bình thường, lúc nào cũng nghĩ hay con đang khó chịu vì vắc xin. Lo lắng lắm mà chẳng biết thế nào, gọi bao bác sĩ để tư vấn ai cũng nói con không sốt, không đau, vẫn ăn ngon, ngủ kỹ lên cân thì cứ yên tâm mà mình chẳng thể yên tâm nổi", chị Mai Liên, phụ huynh một bé mới được tiêm loại vắc xin này bày tỏ.
Một bạn đọc khác bày tỏ: "Đâu chỉ riêng vắc xin này, đứa bé thì vừa tiêm vắc xin "6 trong 1" tròn tháng, đứa lớn 6 tuổi cũng vừa mới tiêm vắc xin ngừa cúm mà cũng thấy thông tin trên báo chí nhiều nước tạm dừng sử dụng để kiểm nghiệm, khi nào an toàn mới cho dùng trong khi Việt Nam thì chẳng có động thái gì. Lo lắng rối bời cho sức khỏe của con nhưng cũng không biết làm thế nào. Chỉ biết trách mình sao đúng thời điểm đó lại đưa con đi tiêm", bạn đọc Tạ Thị Tuyết bức xúc.
Không nên quá lo lắng!
Trong công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo lô vắc-xin Infanrix bị thu hồi là có số đăng ký QLVX-0374-10, số lô A21CB274A, do Công ty Sapharco nhập khẩu và Công ty Phytopharma phân phối. Thông báo này được Cục quản lý Dược đưa ra ngay khi có báo cáo từ nhà sản xuất về việc phát hiện bề mặt của một khu vực bào chế vắc-xin nhiễm một lượng nhỏ vi khuẩn bacillus cereus.
Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trong đất và thực phẩm, có thể gây ra các vấn đề ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa. Dù lô vắc xin đã thông qua những thử nghiệm về chất lượng, đảm bảo yêu cầu về vô trùng nhưng công ty này vẫn báo cáo Cục Quản lý Dược về vấn đề này và chủ động ra quyết định thu hồi.
Theo BS Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trên thế giới, mọi vắc xin khi ở dạng thành phẩm đều được kiểm tra đánh giá kỹ càng trước khi đưa vào sử dụng. tiêu dùng nhiều nước thế giới. Theo nhà sản xuất, lô vắc xin này nhập vào Việt Nam từ 11/2011 và đã được sử dụng từ 2 - 3/2012. Trước khi được lưu hành loại vắc xin này đã được Viện kiểm nghiệm văcxin sinh phẩm (Bộ Y tế) kiểm nghiệm cấp phép, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.
"Vấn đề này, theo tôi được biết, không ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch sau tiêm, phòng bệnh vẫn hiệu quả và các cháu hoàn toàn khôngphải tiêm lại theo khuyến cáo của hãng. Trên cơ sở đó, phụ huynh có được con tiêm vắc xin này cũng ko nên quá lo lắng", BS Cảm nói.các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng nếu con đã được tiêm loại vắc xin này. Thực chất, việc thu hồi này chỉ mang tính chất phòng ngừa và trước khi được xuất xưởng, vắc-xin đã được kiểm định, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn mới được phép lưu hành trên toàn thế giới. Khi vào Việt Nam, lô vắc xin này cũng được Viện kiểm nghiệm vắc-xin sinh phẩm (Bộ Y tế) lại tiến hành kiểm nghiệm tiếp, đảm bảo các tiêu chuẩn mới cho phép lưu hành".
Đưa ra thông báo thu hồi, GSK cũng khẳng định, bản thân vắc xin không bị nhiễm khuẩn, và tất cả các lô vắc xin và các thành phần trong đó đều đã trải qua quá trình kiểm định và thanh trùng chặt chẽ trước khi được đưa vào sử dụng.
"Biện pháp thu hồi chỉ để phòng ngừa. Những người đã tiêm liều vắc-xin thuộc lô nói trên không cần phải thực hiện biện pháp nào cả, cũng như không cần tiêm lại", GSK thông báo.
Lô vắc xin Infanrix này không chỉ thu hồi tại Việt Nam được tiến hành đồng thời với 19 quốc gia khác trên thế giới như: Australia, Bỉ, Hy Lạp, Anh, Đức, Pháp, Malaysia, Brazil, Canada....
Loại vắc xin này được nhập từ tháng 11/2011 đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng do tiêm.
Theo Dantri
3 bệnh nhân phải nhập viện do chuột cắn Thông tin tại TP.HCM xuất hiện chuột cống nhiễm virus Hata gây suy thận cấp khi cắn người xuất hiện những ngày gần đây khiến nhiều người dân lo lắng. Tại Hà Nội, tuy chưa phát hiện loại chuột này song theo ghi nhận của PV, ít nhất có 3 bệnh nhân bị chuột cắn đang phải nằm điều trị tại BV Bệnh...