Cá voi lưng gù biết ‘học’ các bài hát phức tạp từ các vùng khác nhau
Ngay bên dưới mặt nước ngoài khơi bờ biển Queensland (Úc) người ta có thể nghe thấy những con cá voi lưng gù đang hát rõ ràng với nhau, nghiên cứu mới cho thấy chúng đang học những giai điệu phức tạp từ các vùng khác nhau.
Người ta thường nghe những chú cá voi lưng gù hát với nhau – Ảnh: AUSTRALIAN GEOGRAPHIC
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland (Úc) tin rằng cá voi có khả năng học các bài hát phức tạp từ các vùng khác nhau. Chỉ những con cá voi đực mới hát và chúng có các giai điệu hát khác biệt thay đổi hằng năm, theo đài ABC của Úc.
Khoảng 40.000 con cá voi lưng gù đang di cư hằng năm dọc theo bờ biển phía đông của Úc. Theo cô Jacinta Shackleton, hướng dẫn viên về rạn san hô của đảo Lady Elliot, bạn chỉ cần áp nhẹ nhàng tai của mình dưới mặt nước để nghe thấy chúng hát một cách dễ dàng.
Các bài hát của cá voi lưng gù thay đổi hằng năm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, bao gồm cả trưởng nhóm nghiên cứu, cô Jenny Allen, đã phát hiện ra các quần thể cá voi lân cận đang học các giai điệu riêng biệt của nhau.
Nghiên cứu đã kiểm tra các bài hát của cá voi lưng gù đực từ miền Đông Úc và New Caledonia từ năm 2009 đến năm 2015 để giải mã cách thức truyền tải văn hóa giữa các quần thể.
Tiến sĩ Allen cho biết những con cá voi học hỏi nhanh chóng và có độ chính xác đáng kể.
“Cả hai quần thể đều có chung một tuyến đường di cư đi qua New Zealand trên đường đến Nam Cực, nơi kiếm ăn của chúng”.
Tiến sĩ Allen cho biết có một số nơi giọng hát của chúng rất dễ nghe.
“Khi cá voi đến khu vực sinh sản của chúng, xung quanh khu vực quần đảo Whitsundays, đó là nơi chúng sẽ hát nhiều nhất”, cô nói.
Vịnh Hervey cũng là một điểm dừng chân quan trọng cho các “cá mẹ và cá con” trong chuyến hành trình trở về phía nam.
Tiến sĩ Allen cho biết: “Nếu bạn nhúng đầu mình xuống nước ở vịnh Hervey, bạn sẽ có cơ hội nghe được tiếng hát của cá voi.
Mùa cao điểm ngắm cá voi là từ tháng 7 đến tháng 10.
Cô Shackleton nói đó là thời điểm tốt nhất để nhìn và nghe thấy tiếng hát của những “người khổng lồ” dưới đáy sâu.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao cá voi lại hát, nhưng họ tin rằng nó có thể liên quan đến giao phối và sinh sản.
“Con cái sẽ tạo ra âm thanh, nhưng chúng không hát, chỉ có những con đực mới hát”, tiến sĩ Allen nói.
Cô Allen cho biết nghiên cứu đã giúp hiểu được cách các quần thể cá voi này tương tác và làm thế nào để bảo vệ chúng tốt hơn.
Cá voi khổng lồ bất ngờ lao vào nhà khoa học và lý do khiến ai cũng ngỡ ngàng
Con cá voi này định làm gì?
Một nhà khoa học nữ có tên Nan Hause khi đang lặn dưới biển thì bất ngờ bị một con cá voi lưng gù khổng lồ lao đến húc vào người. Nó liên tục đẩy cô về phía trước khiến nhà khoa học này cảm thấy bối rối và sợ hãi.
"Con cá voi này dường như đang muốn đẩy tôi đi và che chở cho tôi nhưng tôi không biết tại sao. Nó bám theo tôi và không ngừng đẩy nhẹ, còn tôi thì vô cùng kinh ngạc?", Nan cho hay.
Nan thậm chí còn dùng tay đẩy con cá voi nhưng cũng không làm con cá voi bỏ đi. Cô cũng cố gắng bơi ra xa con cá voi nhưng vô ích.
Cá voi lưng gù (Tên khoa học: Megaptera Novaeangliae) là một loài cá voi lớn với chiều dài từ 12 - 16 m và cân nặng khoảng 30 đến 36 tấn. Chúng từng bị con người săn bắt đến mức đáng báo động từ thế kỷ 18.
Năm 1946, Ủy ban đánh bắt cá voi quốc tế (IWC) được thành lập để giám sát hoạt động săn bắt cá voi lưng gù và giúp bảo vệ quần thể của chúng khỏi tình trạng tuyệt chủng.
"Con cá voi nhìn về phía tôi còn tôi thì tự nghĩ chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy? Tuy nhiên nó không làm đau tôi, mặc dù vậy hành động của con cá voi cũng khiến tôi sợ hãi" - cô nói.
Cuối cùng thì nhà khoa học cũng nhận ra lý do mà con cá voi lại có hành động như vậy. Con cá voi đã đẩy cô lên khỏi mặt nước bằng vây lưng của mình. Cô liên tục la lên để mọi người có thể tới cứu giúp.
Nan chia sẻ câu chuyện của mình trong chương trình Ellenshow.
Chỉ khoảng 10 phút rưỡi sau đó thì cô đã được mọi người kéo lên thuyền an toàn. Lúc này cô mới nhìn rõ một sinh vật cực kỳ nguy hiểm gần đó. Cô cho hay: " Có một con cá mập hổ rất to đằng kia".
Lúc này thì cô biết rằng mình vừa được con cá voi cứu giúp khỏi tình huống nguy hiểm. Cô nói: " Con cá voi đã đưa tôi lên thuyền, nó muốn chắc rằng tôi an toàn. Đây là điều điên rồ nhất tôi từng gặp phải trong suốt 28 năm".
Cô tự hỏi tại sao con cá voi lại giúp đỡ mình. Quả thực Nan là một nhà khoa học đã dành gần như toàn bộ cuộc đời mình để bảo vệ loài cá voi và đã tiếp xúc với rất nhiều con cá voi. Nhưng đây là lần đầu tiên cô trải qua một sự việc như vậy.
Câu chuyện này đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và trở nên vô cùng nổi tiếng. Nhà khoa học này thậm chí còn được mời đến tham dự chương trình nổi tiếng TheEllenShow để chia sẻ câu chuyện của mình khi được cá voi giải cứu.
150 con cá voi lưng gù được phát hiện ở vùng biển Australia Đoạn clip ấn tượng quay lại cảnh đàn cá voi lưng gù khổng lồ đang kiếm ăn ở vùng biển New South Wales.