Ca tử vong ở Anh tăng nhanh hơn Italy
Tỷ lệ ca tử vong ở Anh tăng trung bình 50% mỗi ngày, trong khi Italy là 19%, và đang đi theo quỹ đạo tương tự Tây Ban Nha.
Khi các bệnh viện trên khắp Italy tiếp tục chiến đấu để cứu bệnh nhân nhiễm nCoV, số ca tử vong tại nước này đã vượt Trung Quốc, vùng dịch lớn nhất trên thế giới. Cơ quan Phòng vệ Dân sự Italy hôm qua cho biết nước này hiện ghi nhận 41.035 ca nhiễm và 3.405 ca tử vong.
Trong khi đó, Anh ghi nhận số người chết thấp hơn với 643 ca trong tổng số 3.269 người nhiễm. Nhưng sau hai tuần kể từ khi ca tử vong đầu tiên do nCoV được xác nhận ở Anh, tỷ lệ tăng số ca tử vong hàng ngày tại nước này đã cao hơn Italy, đặt ra sự cần thiết ngăn chặn dịch bệnh lây lan trước khi hệ thống y tế bị quá tải và không thể đối phó.
Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ tăng số ca tử vong trung bình hàng ngày ở Anh hiện ở mức 50%, gần với mức của Tây Ban Nha (49%). Italy ban đầu ghi nhận tỷ lệ tăng ca tử vong trung bình hàng ngày là 35%, song đã giảm xuống 19% trong tuần qua. Số ca tử vong hàng ngày cao nhất ở Italy là 475 hôm 18/3.
Đồ thị sự gia tăng tử vong do nCoV ở các nước từ sau cái chết thứ mười. Nguồn: Đại học Johns Hopkins.
Dù đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc, tỷ lệ tử vong ở Italy không chậm lại như Trung Quốc. Khi Trung Quốc ở giai đoạn như Italy, tức 23 ngày sau khi ghi nhận cái chết thứ mười, mức tăng trung bình chỉ là 23%. Với sự gia tăng tiếp tục theo cấp số nhân, Italy đã vượt qua Trung Quốc về số ca tử vong do nCoV.
Video đang HOT
Trung Quốc xác nhận hơn 80.000 ca nhiễm, trong khi Italy là hơn 41.000, đồng nghĩa với việc tỷ lệ tử vong ở mỗi nước khác nhau. Hiện 8,3% người nhiễm nCoV đã chết ở Italy, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc là 4%.
Hiện mới chỉ có vài quốc gia vượt qua được đỉnh dịch, trong khi các chính phủ trên khắp châu Âu đang chứng kiến sự gia tăng nhanh các ca nhiễm và tử vong. Trung Quốc, vùng dịch lớn nhất thế giới, hôm qua thông báo không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa nào. Ngày càng nhiều bệnh nhân ở Trung Quốc hồi phục và số ca nhiễm cũng giảm 50% so với tuần trước.
Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm đạt đỉnh khoảng một tuần trước với gần 7.500 trường hợp. Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm nghiêm ngặt cho khoảng 250.000 người và trong 7 ngày qua, số ca nhiễm đã giảm hơn 8%.
Tuy nhiên trên khắp châu Âu, số ca nhiễm đang tăng lên. Những quốc gia bùng phát dịch nghiêm trọng như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức đang chứng kiến sự lây lan của căn bệnh và vẫn chưa thành công trong việc hạn chế mức tăng.
Người dân Anh đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố London hồi cuối tháng 2. Ảnh: Anadolu.
Tuy nhiên, những nỗ lực kiểm dịch ở Italy dường như đang đạt hiệu quả. Trong tuần qua, số ca nhiễm ở Italy tăng 171%, trong khi tại Pháp là gần 300%, ở Tây Ban Nha là 500%, ở Đức là 550% và ở Anh là 480%.
Covid-19 đã xuất hiện tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận 244.615 ca nhiễm, 10.015 ca tử vong và 87.407 người đã bình phục.
Huyền Lê (Theo Telegraph)
Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine nCoV
Một loại vaccine ngừa Covid-19 bắt đầu thử nghiệm tại Mỹ từ ngày 16/3 với 45 tình nguyện viên trẻ.
Những người tham gia thử nghiệm đầu tiên này sẽ nhận được vaccine thử nghiệm vào ngày 16/3, một quan chức chính phủ nói với điều kiện giấu tên vì thử nghiệm chưa được công khai. Vaccine do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác phát triển.
Thử nghiệm diễn ra tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle với sự tài trợ từ NIH, quan chức này cho biết.
45 tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh được tiêm vaccine với các liều khác nhau. Họ sẽ không có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh nào từ các mũi tiêm, vì chúng không chứa virus. Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng lần này là kiểm tra để chắc chắn vaccine không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn.
Thông thường sẽ mất một năm đến 18 tháng để thử nghiệm lâm sàng đầy đủ bất kỳ loại vaccine nào.
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tạo ra vaccine khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Một số nhà nghiên cứu còn hướng đến các loại vaccine tạm thời, chẳng hạn như các mũi tiêm có thể bảo vệ sức khỏe của con người một hoặc hai tháng sau mỗi lần tiêm.
Đối với hầu hết mọi người, nCoV chỉ gây các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, chẳng hạn như sốt và ho. Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, virus có thể gây bệnh nặng hơn, bao gồm viêm phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người bệnh nhẹ sẽ hồi phục trong khoảng hai tuần, người bệnh nặng hơn có thể mất ba tuần đến sáu tuần để hồi phục.
Tính đến sáng 16/3, Covid-19 xuất hiện tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 169.000 người nhiễm, gần 6.500 người chết. Các ca nhiễm mới tập trung tại những điểm nóng ở châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh. Italy phát hiện thêm 3.590 ca nhiễm, nâng tổng số người dương tính với nCoV lên 24.747, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Tây Ban Nha, Iran và Đức ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua trên 1.000.
Lê Cầm (Theo AP)
Theo vnexpress.net
Dân số già Italy 'lĩnh đòn' trước Covid-19 Gần 1/4 dân số Italy trên 65 tuổi, vốn là những người dễ gặp biến chứng và tử vong nhất khi nhiễm nCoV, khiến số người thiệt mạng tăng cao. Covid-19 đến nay đã giết chết 107 người ở Italy, phần lớn ở độ tuổi từ 63 tới 95 và đều mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng trước đó. Với 23% dân...