Ca tử vong đầu tiên ở Bến Tre liên quan đến cúm A/H3
Đó là trường hợp của bệnh nhân V.T.M.T (39 tuổi, ngụ thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Bệnh nhân dương tính với cúm A/H3.
Ngành y tế dự phòng tỉnh Bến Tre đang giám sát chặt chẽ tình hình bệnh cúm ở địa phương, đặc biệt cho tiêm ngừa ở trường học – PHƯƠNG BÌNH
Hôm nay (11.9), bác sĩ Võ Hồng Khanh, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho biết: Theo bệnh sử của bệnh nhân T., ngày 23.8.2018, bệnh nhân sốt, ho tự mua thuốc uống rồi điều trị ở phòng khám tư với tình trạng sốt, ho kèm theo khó thở, ăn uống kém.
Sau 2 ngày bệnh trở nặng, T. được người nhà đưa đi nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Trôm. Cùng ngày, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện (BV) Nguyễn Đình Chiểu (BV tuyến tỉnh) trong tình trạng suy hô hấp, tím tái, ngưng tim 2 lần.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán là viêm phế quản cấp; bệnh nhân được điều trị ở Khoa Nội và Hồi sức tích cực nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Khuya 26.8, bệnh nhân được chuyển lên BV Bệnh Nhiệt Đới (TP.HCM) với chẩn đoán suy hô hấp, theo dõi cúm, sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặng, rối loạn điện giải, trào ngược dạ dày thực quản.
Video đang HOT
Kết quả chụp X-quang tại BV Bệnh Nhiệt đới cho thấy phổi trái và đáy phổi của bệnh nhân mờ toàn bộ, dương tính với cúm A/H3.
Bệnh nhân được điều trị thở máy, lọc máu, vận mạch, kháng sinh,…
Tuy nhiên, sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân mê sâu, không đáp ứng các điều trị. Vì vậy, gia đình xin về và T. tử vong tại nhà sau đó.
Theo người nhà, bệnh nhân T. không có tiền sử bị bệnh tim mạch, đái tháo đường. Cách đây 3 năm có mổ bướu giáp. Bệnh nhân có chuyên chở, tiếp xúc với gà do xung quanh nhà có nuôi gà và chuyên chở gà.
Trong gia đình của bệnh nhân và khu vực xung quanh nhà bệnh nhân chưa ghi nhận ca bệnh cúm. Tại huyện Giồng Trôm cũng chưa ghi nhận có hiện tượng gia cầm chết, không ghi nhận hiện tượng tăng bất thường số ca bệnh cúm đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.
Vẫn theo bác sĩ Khanh, cúm A/H3 là chủng vi rút cúm thông thường. Bệnh thường khỏi sau 3-4 ngày nhưng nếu không được phát hiện sớm, để bệnh diễn tiến nặng thì nguy cơ tử vong vẫn xảy ra. Biến chứng thường rơi vào những bệnh nhân là trẻ em, người già hoặc những người có bệnh mạn tính và vi rút này khiến cho nền bệnh nghiêm trọng hơn trong thời gian ngắn. Hiện nay, cúm A/H3 đã có vắc xin phòng ngừa.
Ngành y tế dự phòng tỉnh Bến Tre đang giám sát chặt chẽ tình hình bệnh cúm ở địa phương, đặc biệt ở những người tiếp xúc với bệnh nhân; tiêm ngừa tại trường học, trạm y tế,… cho chuyển viện theo dõi và điều trị ca bệnh cúm có yếu tố nguy cơ tử vong cao để tránh tử vong; tăng cường giám sát ca bệnh viêm phổi nặng nghi do vi rút tại khu điều trị.
Theo thanhnien.vn
Bác sĩ sai sót trong vụ thiếu úy cảnh sát tử vong do uống nhầm ma túy
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Vĩnh Long kết luận bác sĩ trực sai sót trong chẩn đoán ban đầu khi cấp cứu thiếu úy Nguyễn Đức Đạt.
Ngày 10/9, kết luận này của hội đồng chuyên môn đã được chuyển đến công an tỉnh Vĩnh Long. Kiểm tra quá trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long tiếp nhận xử trí bệnh nhân Nguyễn Đức Đạt, hội đồng chuyên môn cho rằng "bác sĩ trực có sai sót chuyên môn về nhận định ban đầu của bệnh". Bác sĩ trực cấp cứu được xác định là chưa khai thác về bệnh sử, chẩn đoán ban đầu.
Với sai sót này, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long yêu cầu bệnh viện kiểm điểm bác sĩ có liên quan. Bác sĩ Văn Công Minh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long cho biết trong tuần này sẽ tổ chức kiểm điểm kíp trực và xử lý.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Cửu Long.
Đại tá Huỳnh Thanh Mộng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, sau kết luận của hội đồng chuyên môn, công an tỉnh sẽ cùng Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh thống nhất xử lý vụ việc.
"Trước mắt Công an huyện Long Hồ và Công an tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ gia đình thiếu úy Đạt 60 triệu đồng, an táng tại nghĩa trang huyện Long hồ", đại tá Mộng nói.
Tối 13/7, thiếu úy Nguyễn Đức Đạt cùng đồng đội truy bắt vụ tàng trữ, sử dụng ma túy đá. Trong lúc lập biên bản xử lý tại nhà một nghi phạm, thiếu úy Đạt khát nên uống một ca đựng sẵn nước tại đây. Sau đó thiếu úy có biểu hiện bất thường, được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long cấp cứu trong tình trạng kích động, la hét, hoảng loạn. Bác sĩ trực nhận định đây là tình trạng rối loạn hành vi, biểu hiện của bệnh lý tâm thần cấp tính nên đề nghị đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Tâm thần cách đó khoảng 5 km.
Khi đến Bệnh viện Tâm thần, thiếu úy Đạt rơi vào tình trạng hôn mê sâu, mất ý thức nên đưa trở lại viện đa khoa. Sau khoảng một giờ hồi sức tích cực, bệnh nhân tử vong.
Kết quả xét nghiệm loại nước trong ca nhựa mà thiếu úy Đạt đã uống có chứa methamphetamine là một loại ma túy đá. Lượng lớn ma túy trong ca nước khiến thiếu úy bị ngộ độc, là nguyên nhân tử vong.
Cửu Long
Theo Vnexpress
Cần Thơ: Xử phạt hơn 100 triệu đồng phòng khám tư bán thuốc hết hạn sử dụng Thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ Cần Thơ vừa ra quyết định xử phạt hành chính nhiều nhà thuốc, phòng khám tư hoạt động bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép. Phòng khám Thế Kỷ mới nơi xảy ra các sai phạm về khám chữa bệnh Cụ thể, Thanh tra...