Ca tử vong đầu tiên nghi lây từ xác bệnh nhân Covid-19
Một bác sĩ pháp y ở Bangkok được cho là nhiễm Covid-19 từ một thi thể bệnh nhân hồi tháng 3 và đã qua đời.
Nhân viên mặc đồ bảo hộ chôn người chết vì Covid-19. Ảnh: PA.
Theo bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Khoa học pháp y và pháp lý hôm 12/4, một bác sĩ pháp y Thái Lan được chẩn đoán nhiễm nCoV có thể là trường hợp đầu tiên bị lây bệnh từ một xác chết. Won Sriwijitalai thuộc Trung tâm y tế RVT của Bangkok và Voroj Wiwanikit của Đại học Y Hải Nam ở Trung Quốc, hai tác giả của nghiên cứu, viết: “Các chuyên gia pháp y phải mặc các thiết bị bảo vệ gồm áo bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ, mũ và khẩu trang. Quy trình khử trùng thường được sử dụng trong các phòng phẫu thuật cũng được áp dụng tương tự trong phòng pháp y. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về nhiễm Covid-19 và tử vong trong số các nhân viên y tế thuộc đơn vị pháp y”.
Về trường hợp nhiễm nCoV từ người chết, Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết có khả năng bác sĩ pháp y đã thiếu thận trọng trong quá trình xử lý phổi của thi thể bệnh nhân nhiễm bệnh. WHO giải thích: “Trừ những trường hợp sốt xuất huyết (từ virus Ebola, Marburg) và dịch tả, xác người không phải là vật truyền nhiễm. Chỉ phổi của bệnh nhân, nếu không xử lý đúng cách trong quá trình khám nghiệm tử thi, mới có thể gây lây bệnh. Cho đến nay không có bằng chứng nào về việc bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với thi thể của những người chết vì Covid-19″.
Theo Angelique Corthals, giáo sư bệnh lý học tại Đại học Tư pháp hình sự Jonh Jay trực thuộc CUNY (Đại học công lập New York), không chỉ bác sĩ pháp y mà cả các kỹ thuật viên nhà xác và nhân viên nhà tang lễ cũng cần được quan tâm. Bởi các nhà khoa học hiện vẫn còn biết rất ít về việc loại virus mới có thể tồn tại bao lâu trong thi thể hoặc liệu người chết có thể truyền bệnh cho những người xử lý xác hay không.
Ngoài ra, chuyên gia chính sách y tế Summer Johnson McGee của Đại học New Haven cảnh báo: “Bất cứ ai tiếp xúc với cơ thể dương tính Covid-19, dù còn sống hay đã chết, đều nên sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân để tránh phơi nhiễm”.
Tính đến ngày 14/4, Thái Lan có gần 2.600 ca nhiễm Covid-19 với 40 ca tử vong. Trong khi đó, trên toàn thế giới ghi nhận gần 2 triệu người nhiễm bệnh và 120.000 người chết vì đại dịch này, trong đó, hàng nghìn nhân viên y tế đã mất mạng.
Video đang HOT
Tùng Anh
Bị từ chối tiếp tế, cố đưa đồ qua khe cổng bệnh viện Bạch Mai
Hàng chục lượt người chiều qua ngậm ngùi ra về khi BV Bạch Mai từ chối nhận đồ tiếp tế, tuy nhiên vẫn có người cố nhét vào trong qua các khe hở.
BV Bạch Mai từ hôm qua cho chặn toàn bộ các lối ở 2 cổng đường Giải Phóng và Phương Mai để thực hiện lệnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Bên trong khuôn viên BV cũng thưa vắng người hơn ngày thường, các khoa Thần kinh, Trung tâm Bệnh nhiệt đới - nơi có bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được phong tỏa.
Trước cổng luôn có bác sĩ và nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ màu xanh cùng với công an, bảo vệ BV làm nhiệm vụ đo thân nhiệt người ra vào và yêu cầu sát khuẩn tay trước khi vào viện.
Trong ngày đầu tiên BV cách ly còn có một số người đến khám bệnh, những người này đều được giải thích về tình trạng hiện tại và được khuyến cáo trở về nhà hoặc khám ở nơi khác.
Do chưa nắm được tình hình nên vẫn có nhiều người vận chuyển đồ dùng, thức ăn từ ngoài vào, lượng người đến tiếp tế đông hơn. Lực lượng chức năng phải vất vả để giải thích, ngăn cản, có thời điểm xảy ra tranh cãi giữa bảo vệ và người nhà bệnh nhân. Nhiều người lấy lý do là thiếu đồ ăn, đồ dùng nên cần phải tiếp tế nhưng theo cán bộ BV, bên trong khuôn viên có căng tin, cửa hàng tạp hóa có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Đối với các y bác sĩ, khi vào BV sẽ được cảnh báo vào là không được ra. Các bác sĩ đến ca trực vẫn được vào viện, nhưng ở lại cách ly luôn. Biết trước việc vào BV thời điểm này sẽ phải ở lại cách ly 14 ngày, các y bác sĩ sẵn sàng mang vali quần áo "trực chiến" chống Covid-19.
Chỉ có các xe cung cấp nhu yếu phẩm được ra vào trong thời gian rất ngắn và đỗ ở sân trước.
Người dân đến khám bệnh được nhân viên y tế, bảo vệ BV Bạch Mai giải thích việc BV tạm đóng cửa
Sau lệnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập", hàng rào ngăn cách được dựng lên
Ngay tại cổng, lực lượng chức năng phải liên tục nhắc nhở, từ chối nhận tiếp tế
Nhiều người vì không nắm được thông báo nên vẫn mang đồ đến
Bị lực lượng chức năng từ chối, họ phải mang đồ về
Trong khi đó, một số người cố nán lại để thuyết phục bảo vệ nhận giúp nhưng không thành công, một số thời điểm còn xảy ra tranh cãi
Khi đồ được đưa vào phía trong, người bị cách ly sẽ tự xuống nhận
Tuy nhiên, đồ tiếp tế được chuyển vào theo cách này chỉ là các vật dụng nhỏ, còn các thùng hàng to thì không chuyển vào được
Người phụ nữ cố gắng gửi đồ qua khe hẹp của barie tự động ở cổng BV. Ảnh: N.T
Nhiều người phải mang đồ về. Ảnh: N.T
Những ai có nhu cầu vào làm việc đều được nêu rõ "đã vào thì không được ra"
Chỉ có đồ dùng y tế, phục vụ cho BV mới được phép mang vào
T.Nam
Cuộc đấu trí của người mẹ có con du học Úc khi siêu thị trống trơn Về hay ở là quyết định hết sức căng thẳng và khó khăn của mỗi gia đình du học sinh, trong đó có gia đình tôi khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong bất cứ xã hội nào, có người này thì cũng có người kia, suy nghĩ nào thì cũng có sự đồng tâm và ngược ý, chỉ có một điều tôi nghĩ...