Cả tin, sập bẫy của ’siêu lừa’
Ngày 13/7, TAND TP Đà Nẵng một lần nữa xét xử “siêu lừa” Trần Thái Vũ (1973, trú Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng) – dư âm một thời với vụ lừa đảo các ngân hàng về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cùng đồng bọn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức…
“ Trùm lừa” Ngân Hàng
Năm 2005, Trần Thái Vũ thành lập Cty TNHH Trần Vũ và vay tiền của các ngân hàng với lý do kinh doanh. Để có tài sản thế chấp, Vũ câu kết với Nguyễn An Đức, Trần Đại Hùng, Trần Thanh Dũng, Đặng Ngọc Chương và Hoàng Oanh làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà tại các địa chỉ 22 đường Hùng Vương, 126,126B đường Tống Phước Phổ, 150 đường Trần Phú (Đà Nẵng).
Vũ còn làm giả một số tài liệu, con dấu giả khác (giả dấu của công chứng viên, giả Hợp đồng thế chấp, cầm cố giả đăng ký thế chấp) và một số giấy tờ liên quan để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của 7 Ngân Hàng. Bao gồm như NH NN&PTNT Chi nhánh Tân Chính 3,5 tỷ đồng NH Đầu tư & Phát triển Chi nhánh Đà Nẵng 3,8 tỷ đồng NH NN&PTNT Chi nhánh Quảng Nam 800 triệu đồng NH Thương mại cổ phần ngoài quốc doanh, chi nhánh Đà Nẵng 800 triệu đồng NH NN&PTNT Chi nhánh Cẩm Lệ 5 tỷ đồng NH NN&PTNT Chi nhánh Chi Lăng 3,7 tỷ đồng NH Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương, Chi nhánh Đà Nẵng 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vũ còn lừa đảo chiếm đoạt của ông Nguyễn Đình Sơn (Giám đốc Cty TNHH Nguyên Hải Hưng) 300 triệu đồng và bà Nguyễn Thị Bích Chi (trú K36/40-Ông Ích Khiêm) 200 triệu đồng.
Đây là vụ án nổi cộm và lớn nhất ở Đà Nẵng năm 2009 rất được dư luận quan tâm bởi nạn nhân bị Vũ lừa đảo phần lớn là các ngân hàng (NH) với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 20 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các bị cáo tại tòa.
Vũ bị HĐXX TP Đà nẵng tuyên phạt với mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản và 5 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tổng mức hình phạt là án tù chung thân.
Lại hầu tòa vì lừa đảo
Dư âm của vụ lừa đảo trên chưa kịp lắng xuống thì ngày 13/7, Trần Thái Vũ (Sn 1973, trú Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng) lại một lần nữa phải ra đứng trước vành móng ngựa của TAND TP Đà Nẵng với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cùng ra hầu tòa với Vũ còn các đồng bọn khác là Nguyễn An Đức (SN 1965, trú tổ 2, Hòa Minh, Liên Chiểu), Trần Thanh Dũng (SN 1967, trú tổ 40, Khuê Trung, Cẩm Lệ) và Đặng Ngọc Chương (1953, trú tổ 14 Tân Chính, Thanh Khê) cũng bị xét xử về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo cáo trạng, vào năm 2002, bà Đặng Thị Thoại (1927, trú tổ 51 Chính Gián, Thanh Khê) viết di chúc và hợp đồng ủy quyền để lại ngôi nhà và đất ở tại số 304/1-Điện Biên Phủ (Chính Gián) đang đứng tên vợ chồng ông Nguyễn Văn Thành (đã chết) và bà Đặng Thị Thoại cho con trai là Nguyễn Quốc Ích.
Để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (QSHNO&QSDĐO) từ tên ông Thành, bà Thoại sang tên mình.
Ông Ích nhờ bà Nguyễn Thị Thu Sang (SN 1963, trú 86/4 đường Thi Sách- ĐN) làm giúp nhưng bản thân bà Sang không làm được mà bà phải nhờ đến Trần Thái Vũ. Mặc dù biết tình trạng hồ sơ của ông Nguyễn Quốc Ích không thể làm thủ tục sang tên được nhưng nhận thấy cơ hội chiếm đoạt tiền của ông Ích, Vũ nói với bà Sang là y quen biết rất nhiều người và có thể làm được nhưng phải tốn 200 triệu đồng.
Sau khi nghe bà Sang truyền đạt những điều Vũ nói, ông Ích tin là thật nên đã giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến nhà và đất cho bà Sang, sau đó, bà Sang đưa cho Vũ. Khi nhận các giấy tờ liên quan, Vũ đem photocopy thành một bản khác, phần giấy tờ gốc thì giữ lại, còn bản photocopy thì đem sửa chữa, điều chỉnh toàn bộ nội dung thông tin trên giấy tờ nhà, đất của ông Thành, bà Toại.
Phần tên của ông Thành, bà Thoại được sửa thành Nguyễn Quốc Ích, sau đó Vũ thuê Nguyễn An Đức làm giả Giấy chứng nhận (GCN) QSHNO&QSDĐO nói trên. Đức tiếp tục thuê lại Trần Thanh Dũng làm giả bằng phương pháp in lụa một GCN QSHNO&QSDĐO theo nội dung đã được Vũ điều chỉnh.
Để có mẫu in tấm GCN QSHNO & QSDĐO giả này, Dũng đã thuê Đặng Ngọc Chương tạo mẫu vi tính rồi scan ra giấy để Dũng mang về kéo lụa. Sau khi nhận được GCN QSHNO& QSDĐO do bà Sang giao, do không biết là giả, ông Ích đã trả cho bà Sang 200 triệu đồng như thỏa thuận ban đầu. Bà Sang được Vũ cho lại 5 triệu đồng.
Ngày 8-2-2007, ông Ích mang GCN QSHNO&QSDĐO do Vũ cung cấp đến Ngân hàng Công thương Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng để thế chấp vay tiền. Ngân hàng cũng không phát hiện được là hàng giả nên đã cho ông Ích vay 2,7 tỷ đồng. Đến khi ông Ích không trả được nợ, ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn mới phát hiện GCN QSHNO&QSDĐO mang tên Nguyễn Quốc Ích là giả.
Tại phiên tòa, các bị cáo trạng đã khai nhận toàn bộ hành vi như VKSND TP Đà Nẵng đã truy tố. Trong vụ này, Vũ lừa đảo chiếm đoạt của ông Ích 200 triệu đồng, với việc làm giả GCN QSHNO&QSDĐO mang tên Nguyễn Quốc Ích. Và Nguyễn An Đức được Vũ trả công 7 triệu đồng, Đức trả công cho Dũng 5 triệu đồng, Dũng trả công cho ông Chương 50 ngàn đồng.
Sau khi xem xét toàn bộ hành vi, mức độ phạm tội của từng bị cáo, áp dụng các quy định của pháp luật, HĐXX TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Vũ 7 năm tù. Đức và Dũng mỗi bị cáo 1 năm tù, Chương 9 tháng tù. Các bị cáo còn bị tòa án tuyên tổng hợp với bản án vào năm 2009, tổng cộng Vũ phải chấp hành hình phạt tù chung thân Đức 17 năm tù Dũng 11 năm tù Chương 3 năm 9 tháng tù. Đồng thời, Vũ phải bồi thường cho ông Ích 200 triệu đồng và đề nghị tịch thu sung công quỹ số tiền các bị cáo: Đức, Dũng, Chương đã thu lợi bất chính.
Theo VietNamNet
Vụ án: Cho doanh nghiệp "sập", "đại gia" cũng... "sập": Chỉ là tranh chấp nội bộ?
Thái Lương Trí bị buộc tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", nhưng luật sư của bị cáo quả quyết, chính các bị hại mới là người chiếm đoạt?
Căn cứ buộc tội của cơ quan tố tụng...
Đằng sau vụ án hình sự này là tranh chấp về vốn góp giữa các thành viên trong Cty liên doanh Khoáng sản Lào Việt. Theo các cơ quan tố tụng, biên bản họp Hội đồng thành viên Cty TNHH Thái Dương ngày 19-3-2008 bị giả mạo. Vì, bà Thành (thành viên góp vốn) không được Trí thông báo dự họp. Từ biên bản này, CQĐT đã cáo buộc Trí, Hải có hành vi chiếm đoạt tài sản của ông Huấn, bà Thành.
CQĐT kết luận, Trí đã dùng biên bản giả nói trên để bổ sung hồ sơ xin Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Việt Nam cho cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh ra nước ngoài. Sau đó, Bộ KH&ĐT Lào đã cấp giấy phép thành lập Cty liên doanh Khoáng sản Lào Việt với hai nhà đầu tư là Cty TNHH Thái Dương (Việt Nam) và Cty Oong Khăm (Lào) khai thác mỏ ở Lào. Do không còn tên trong Cty mới nên ông Huấn, bà Thành "tố" với cơ quan công an mình bị "đẩy" ra khỏi Cty liên doanh Khoáng sản Lào Việt và bị chiếm đoạt cổ phần.
Giữ quyền công tố tại tòa, VKSND TP Hà Nội đề nghị tòa tuyên Thái Lương Trí từ 16 đến 18 năm tù; bị cáo Dương Minh Hải từ 14 đến 16 năm tù về tội "Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Trí và Hải trả lời trước tòa
Lý lẽ của luật sư
Luật sư Trần Đình Triển khẳng định, biên bản họp Hội đồng thành viên Cty TNHH Thái Dương ngày 19-3-2008 là thật, được đóng dấu và có chữ ký thật. Biên bản chỉ sai sót khi ghi thành phần dự họp. Bởi vậy, không thể đánh đồng văn bản ghi sai là văn bản giả.
Ở vụ án này, bà Thành, ông Huấn chưa mất tài sản vì họ chưa nộp đủ vốn góp theo thoả thuận. Xảy ra tranh chấp trong nội bộ Cty thì cần giải quyết theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Việc truy tố, xét xử các bị cáo là hình sự hóa quan hệ dân sự.
Luật sư Triển khẳng định, bà Thành, ông Huấn có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể:
Cty CP Khoáng sản Lào Việt được Bộ KH&ĐT Lào cấp Giấy phép số 006-08/KHĐT do Thái Lương Trí làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và là người đại diện theo pháp luật; ông Huấn là Tổng Giám đốc Cty. Tuy nhiên, ngày 14-7-2008, ông Huấn "ngấm ngầm" trình báo mất giấy phép kinh doanh của Cty liên doanh Khoáng sản Lào Việt (giấy này không mất mà Trí vẫn giữ) để xin cấp giấy phép mới.
Trong hồ sơ xin cấp phép lại, ông Huấn có nộp tấm bằng thạc sĩ kinh doanh Quốc tế của Trường AIT (Thái Lan). Bằng này, Trường AIT cho hay là giả. Gian dối này đã bị Bộ KH&ĐT Lào phát hiện. Bản dịch Công văn số 2377 ngày 14-11-2008 do Bộ KH&ĐT Lào gửi Thủ tướng Chính phủ Lào nêu, ông Huấn có hành vi lừa dối, giả mạo giấy tờ đối với Chính phủ Lào. Vì thế, cơ quan chức năng của Lào đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của Cty, thu hồi các giấy phép đã cấp.
Đồng thời cấp lại Giấy phép kinh doanh số 0790/PĐK ngày 31-10-2008 cho Cty liên doanh Khoáng sản Lào Việt do ông Thái Lương Trí làm giám đốc. Ngày 18-12-2008, Bộ KH&ĐT Lào cấp giấy phép đầu tư nước ngoài số 157-08/KHĐT/ĐT3 cho Cty liên doanh Khoáng sản Lào Việt, Thái Lương Trí làm giám đốc chỉ có hai thành viên (Cty TNHH Thái Dương - ông Trí làm đại diện và Cty Oong Khăm Lào do ông Oong Khăm làm đại diện mà không có tên ông Huấn, bà Thành).
Từ đây, ông Trí bị buộc đã "đẩy" bà Thành, ông Huấn ra khỏi Cty liên doanh Khoáng sản Việt Lào. Điều đáng nói, Giấy phép số 157-08/KHĐT/ĐT3 nêu rõ, Cty TNHH Thái Dương Nghệ An giữ 65% cổ phần và đại diện là Thái Lương Trí. Như vậy, ông Trí là người đại diện cho các cổ đông, trong đó có ông Huấn, bà Thành; chứ không phải chiếm đoạt cổ phần của hai người này.
Liên quan đến 19 tờ giấy ký, đóng dấu khống của Thái Lương Trí và Cty TNHH Thái Dương, luật sư Triển đề nghị bà Thành làm rõ "nó đã đi đâu, về đâu; được điền thêm nội dung gì?".
Ông Triển đặt câu hỏi, ở vụ án này, ông Trí là người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay chính ông Huấn, bà Thành mới là những người chiếm đoạt tài sản của ông Trí (?). Các luật sư đã phân tích kín kẽ nhưng đối đáp lại, đại diện VKSND TP Hà Nội vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.
Dự kiến, ngày 14-7-2011 Tòa sẽ tuyên án.
Theo PLXH
Cựu nhà giáo hầu tòa vì làm giả con dấu, lạm dụng tín nhiệm Từng là người thầy đứng trên bục giảng nhưng khi chuyển sang giữ chức vụ cao trong một công ty cổ phần, ông Trí cùng đồng phạm đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo tại phiên tòa Sáng 5/7, TAND Hà Nội mở phiên tòa xét...