Cả tin, ăn nhầm “bánh vẽ”
Lợi dụng tâm lý muốn thành người nổi tiếng nhanh chóng và sự khó khăn trong tìm kiếm việc làm của giới trẻ, không ít cá nhân đã đăng tin quảng cáo “tuyển diễn viên, người mẫu” hay “tìm kiếm tài năng thiết kế trẻ” với mục đích vụ lợi, bóc lột công sức, tiền bạc của những người cả tin.
Vỡ mộng giấc mơ nổi tiếng
Gọi điện đến Đường dây nóng Báo An ninh Thủ đô, chị V.T.O (ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh, sau khi tốt nghiệp THPT, do lực học trung bình nên chị O không thi đại học mà ở nhà bán hàng, phụ giúp gia đình. Tình cờ chị O được biết thông tin một công ty đăng tuyển diễn viên với các điều kiện khá đơn giản: “Nữ cao từ 1m55 trở lên, ngoại hình ưa nhìn, đã tốt nghiệp THPT”. Không chỉ có vậy, chị O còn bị thu hút bởi những lời quảng cáo hấp dẫn: “Chỉ sau khoảng vài tháng sẽ được đóng vai chính trong phim truyền hình dài tập với cát-xê hậu hĩnh”. Vốn ôm mộng trở thành “người nổi tiếng” đã lâu nên chị O đã quyết định mang toàn bộ số tiền tích cóp được để lên Thủ đô.
Khi vừa tới nơi, như nhiều cô gái khác, chị O phải đóng 1 triệu đồng gọi là “tiền nhập học” rồi được đưa về ở tập trung trong một ngôi nhà với diện tích chật chội và phải tự thanh toán chi phí ăn ở, đi lại. Nửa tháng đầu, chị O và các bạn được tham gia “học diễn xuất” với thời gian 3 buổi/tuần, mỗi tuần 2 tiếng. Vào các buổi tối, chị O và một vài “gương mặt khả ái” được đưa đến các quán bar để làm quen với…các diễn viên đã thành danh và “không khí, ánh sáng sân khấu”. Sau 2 tháng, thấy mình không được nhận vai diễn, chị O thắc mắc với người quản lý thì nhận được câu trả lời: “Quá trình đào tạo diễn viên phải mất nhiều thời gian và tiền bạc. Ai muốn nhanh nổi tiếng thì nộp thêm tiền để lăng xê”. “Điều đáng nói là tất cả các khoản thu đều không có hóa đơn, do vậy, người nào tự ý bỏ cuộc thì bị coi là “đơn phương chấm dứt hợp đồng”. “Bản thân em phải ở lại Hà Nội kiếm việc làm vì tiền mang theo đã hết, chẳng lẽ lại về quê ăn bám bố mẹ” – chị O thở dài.
Cũng trong tình trạng tương tự, cách đây không lâu, nữ sinh viên tên Dương Thị H (ở phố Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) đã bị lừa lấy mất chiếc xe máy khi đi thi tuyển làm người mẫu ảnh. Trước đó, H quen biết 1 nam thanh niên tên là Hùng tại cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sau khi quen biết, H được Hùng hứa giới thiệu làm người mẫu chụp ảnh du lịch. Do rất thích công việc này nên H đã không ngần ngại gật đầu khi Hùng đặt lịch hẹn ngày ký hợp đồng tuyển dụng tại Công ty. Tới ngày hẹn, Hùng không đi xe máy mà đứng ở đường Đào Tấn đợi H qua đón. Khi đi xe máy SH đến, H đưa xe cho Hùng chở vào khách sạn – nơi diễn ra cuộc phỏng vấn. Chở H đến sảnh khách sạn, Hùng bảo H xuống xe để đi gửi, nhưng phóng xe đi mất hút.
Bị bóc lột trong các cuộc thi thiết kế
Theo anh Lê Đình Hưng, cựu sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật – Công nghiệp, hiện nay có một số cuộc thi thiết kế được tổ chức chỉ nhằm mục đích lợi dụng, bóc lột sức lao động của các cá nhân tham gia. Đó là những cuộc thi sáng tạo các nội dung tiếp thị hoặc quảng cáo cho các thương hiệu lớn. Khi tham gia, người dự thi bị lóa mắt bởi những lời hứa hẹn về giải thưởng hoành tráng và khoản tiền thưởng…trong mơ. Để đạt được giải thưởng, người tham gia phải đầu tư không ít thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc để tạo ra các tác phẩm. Tuy vậy, hầu hết đều ra về tay không, thậm chí, các tác phẩm dự thi còn bị các nhà tổ chức sử dụng ngang nhiên hoặc bán lại như tài sản của mình.
Hưng chia sẻ, bản thân cậu đã từng tham gia một cuộc thi thiết kế hình nền đẹp cho điện thoại di động với giải thưởng được hứa hẹn là “một máy tính bảng và 10 triệu đồng” dành cho người đoạt giải nhất. Tuy vậy, sau khi Hưng và một số bạn khác gửi bài dự thi, đùng một cái, Hưng nhận được thông báo “cuộc thi phải tạm ngừng do một số lý do về…kỹ thuật”. Một thời gian sau, Hưng thấy tác phẩm của mình xuất hiện trên mạng. Gọi điện đến đơn vị tổ chức, Hưng mới biết “trong thể lệ của cuộc thi đã ghi rõ đơn vị tổ chức có thể sử dụng bất cứ tác phẩm nào của tác giả dự thi nên không có trách nhiệm trả phí”. “Tôi có cảm giác mình đã bị bóc lột nhưng không biết làm thế nào” – Hưng thất vọng.
Video đang HOT
Trước tình trạng trên, trong cộng đồng các nhà thiết kế trẻ đã truyền tai nhau khẩu hiệu: “I am an artist, this does not mean I will work for free. I have bills just like you”, tạm dịch là “Tôi là một nghệ sĩ, điều này không có nghĩa là tôi làm việc không công. Tôi cũng có những hóa đơn cần thanh toán giống như bạn”. Nhiều bạn còn nêu ra những dấu hiệu nhận biết các “cuộc thi lừa” (giải thưởng cao, điều kiện đơn giản…) và kinh nghiệm của bản thân để những người khác biết cách phòng tránh.
Về vấn đề trên, Tiến sỹ Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển cộng đồng nhận định, không phải cuộc thi nào cũng nhằm mục đích vụ lợi hay bóc lột những người tham gia. Để tìm kiếm cơ hội cho mình, các bạn trẻ không nên chỉ nhìn thấy một vài hiện tượng tiêu cực trước mắt mà chùn bước, các bạn cần phải tích cực tham gia các cuộc thi để khẳng định năng lực và tài năng của bản thân. Tuy nhiên, trước khi quyết định gửi tác phẩm dự thi hay quyết định tham gia bất cứ cuộc thi nào, mỗi cá nhân cần thận trọng, xem xét kỹ về đơn vị tổ chức, tính pháp lý của nó. Ngoài ra, các bạn cũng cần tự trang bị cho bản thân những kỹ năng và kiến thức về pháp luật để có thể tự bảo vệ bản thân, đặc biệt trong những trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Theo ANTD
Phụ nữ bị bóc lột thân xác kể chuyện đời mình
Lần đầu tiên, những bức ảnh do những phụ nữ bị bóc lột thân xác tự chụp để kể câu chuyện về cuộc đời mình, "cuộc đời tôi, ước mơ tôi" là những bí mật đau đớn.
Mưa nhỏ dùng ô, mưa to thì mặc áo - H. 26 tuổi tự kể chuyện.
M., 23 tuổi, đến từ Hà Nam. "Cuộc sống của tôi là một chuỗi ngày của bất hạnh dồn nén. Tôi lên Hà Nội, gặp và yêu một người. Rồi có con với họ. Nhưng người đàn ông đó bỏ rơi tôi.
Trong những ngày mệt mỏi, chán chường, tôi lại gặp một người đàn ông khác. Tôi nghĩ cuộc đời mình đã may mắn. Rồi tôi sinh con cho anh ta.
Nhưng tôi luôn bị đánh đập tàn bạo. Chồng tôi còn lấy cả những đồng tiền cuối cùng và bỏ mẹ con tôi ra đi. Hai đứa con thơ, của hai người đàn ông. Tôi biết làm gì khi tôi mới chỉ 22 tuổi".
M. rớm nước mắt khi nhìn thành quả mà mình cùng các bạn đã làm việc. "Tôi chụp bức ảnh con tôi đang chơi đùa, bởi tôi nghĩ, con tôi xứng đáng có một cuộc sống như thế, và tôi đang nỗ lực vì điều đó.
Giờ nhìn bức ảnh này, tôi thấy bình yên". Hình ảnh hàng ngày vào buổi chiều, M. vẫn chạy bộ từ Khâm Thiên lên Bờ Hồ tập thể dục, rồi đi bộ về nhà khiến nhiều người ngạc nhiên về một khoảng sáng khác trong cuộc đời tưởng như chỉ có bóng tối của các cô gái lầm lỡ.
"Tôi chỉ mong xã hội hãy bớt đi những ánh nhìn ghẻ lạnh về chúng tôi. Chúng tôi buộc phải mưu sinh, phải kiếm tiền nuôi con và cũng mong muốn có một cuộc sống gia đình".
L. 26 tuổi đến từ Nam Định. Lần đầu tiên cô cầm máy chụp ảnh. Và câu chuyện của L đó là khao khát về một mái ấm gia đình. "Tôi đi sau cặp vợ chồng và đứa con này như bị thôi miên. Chị có chồng để yêu thương và che chở, con có bố để được chăm sóc và dạy dỗ. Giá mà tôi, chứ không phải ai khác được ngồi sau chiếc xe ấy". Bức ảnh và chú thích của L. giản dị vậy thôi. "Nhưng quá xa xôi đối với cuộc đời em chị ạ".
Niềm vui bé nhỏ của L. là được chơi cùng con.
Niềm vui duy nhất của L. là những khoảnh khắc hiếm hoi được chơi với con trai 11 tháng tuổi. Cuộc đời L. mồ côi bố mẹ từ nhỏ. Lớn lên, L. bị lừa bán sang Trung Quốc. Rồi may mắn được giải thoát. L. về, và "hành nghề" kiếm sống. Căn nhà tồi tàn ở Lĩnh Nam, đi mãi không nhớ được đường của L. và bà mẹ nuôi đang ốm nặng.
"Chồng tôi bị bắt đã 2 năm nay, đang ốm nặng ở trong tù, không biết có qua được không. Mẹ nuôi tôi bệnh tật, quặt quẹo. Nếu không vì cuộc sống mưu sinh, số phận xô đẩy, tôi đã không làm nghề này".
Rất nhiều, những lát cắt trong cuộc đời của những cô gái mại dâm đã được ghi lại. Đó là những đêm đứng đường, trời mưa tầm tã. Lạnh cắt da cắt thịt. Nếu không đi làm, lấy gì nuôi con.
Là nỗi ê chề khi phải tiếp đủ hạng khách. Đó là khoảng khắc tuyệt vọng, đứng trên cầu và muốn nhảy xuống sông tự vẫn, kết thúc cuộc đời ê chề của mình. Đó là nỗi khắc khoải khi buộc phải gửi con về quê cho mẹ để mưu sinh.
"Mẹ đẻ tôi dạy con trai tôi học bài. Lẽ ra việc này hàng ngày là của tôi. Ước gì, tôi có thể và có thời gian làm việc đó". V. 25 tuổi đã chú thích như vậy trong bức ảnh của mình.
Không phải là nhiếp ảnh gia, nhưng cú bấm máy vô tình đã lột tả quá thực ước mơ nhỏ bé của cô, với ánh mắt hoang mang của người mẹ, cùng quầng sáng rọi thẳng vào đứa con của cô. Bức ảnh khiến chúng ta day dứt. Bởi bất kỳ ai cũng có gia đình, cuộc sống và ước mơ của riêng mình và không ai có quyền phán xét điều giản dị đó.
Nhiếp ảnh gia Na Sơn, người đồng hành cùng các cô gái chia sẻ: "Mặc dù tôi đã biết về những phụ nữ làm nghề này, nhưng sự thật vẫn khủng khiếp hơn tôi hình dung. Câu chuyện về một cô gái bị lạm dụng tình dục lúc 14 tuổi, bị người yêu bỏ và một mình đi phá thai năm 17 tuổi, một bà mẹ bỏ đi theo người đàn ông khác, một ông bố tối ngày say rượu, cờ bạc. Tôi bắt gặp những hình ảnh rất "đời" của họ, đó là chiếc mũ mua gửi về cho con trên đường đi làm về, là khoảnh khắc cô gái bỏ những đồng tiền tiết kiệm gửi về mua sữa cho con, dành cho bố sửa nhà...".
"Chia sẻ những bí mật, những đau đớn, những ước mơ là cách mọi người đến gần nhau hơn, biết cảm thông và yêu thương hơn". Giám đốc CSaga đã nói như vậy.
Triển lãm ảnh "Cuộc đời tôi, ước mơ tôi" nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em và Chiến dịch "Vì em là con gái" (BIAAG) do Tổ chức Plan Quốc tế (một tổ chức phi Chính phủ về phát triển cộng đồng) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tổ chức diễn ra tại thư viện Hà Nội.
Những người tham gia dự án được phát một chiếc máy ảnh, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của nhiếp ảnh gia Na Sơn. Trong vòng một tháng, những phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thương tự lên ý tưởng và chụp lại công việc, cuộc sống xung quanh mình.
Theo Xahoi
Mưa kinh hoàng, Hà Nội "chìm nghỉm" Trận mưa kéo dài gần mười giờ đồng hồ - lớn nhất kể từ đầu mùa - dường như chỉ chịu ngưng khi các con đường của Hà Nội không còn chỗ chứa nước. Các cơn mưa từ nhỏ đến lớn và cực lớn, nối tiếp nhau từ tờ mờ sáng, dội nước xuống thành phố trong khi hệ thống thoát nước của...