Cà tím biến đổi gen giúp nông dân Bangladesh nâng cao thu nhập
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế tại Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Bangladesh đã cho thấy những lợi ích vượt trội của giống cà tím biến đổi gen mang lại cho nông dân Bangladesh.
Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế tại Hoa Kỳ (IFPRI – International Food Policy Research Institute) và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Bangladesh (Bangladesh Agricultural Research Institute) đã tiến hành nghiên cứu với tên gọi; “Đánh giá tác động của công nghệ cà tím BĐG”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất của giống mới này cao hơn so với cà tím thông thường 42%; đồng thời các giống BĐG giúp làm giảm 39% lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nông dân phải sử dụng; do đó giúp nông dân tại Bangladesh tiết kiệm chi phí lên đến 47%, tương đương với 85,53USD/ha canh tác cà tím.
Cà tím BĐG mang lại thu nhập cao cho nông dân Bangladesh.
Cà tím là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh, chúng thường xuyên bị tấn công bởi sâu đục quả và sâu đục thân (FSB) nên cần được xử lý mạnh bởi thuốc trừ sâu. Do đó để giảm tổn thất năng suất do sâu bệnh, nông dân tại Bangladesh thường phải phun thuốc nhiều lần trong suốt một vụ mùa. FSB cũng là một trong các dịch hại phổ biến nhất tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Giống cà tím BĐG là một giống có chứa gen từ vi khuẩn đất Bacillus thuringiensis (BT) có khả năng kháng lại sự tấn công của dịch sâu FSB. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng protein trong cà tím (BĐG) Bt giúp phá vỡ hệ thống tiêu hoá của một số loài gây hại nhất định, khiến chúng chết trong vòng ba ngày sau khi ăn.
Năm 2013, Bangladesh đã trở thành quốc gia Nam Á đầu tiên phê duyệt canh tác thương mại cây trồng (thực phẩm) biến đổi gen. Cho tới nay, nông dân tại quốc gia này đang canh tác ngày một phổ biến hơn bốn giống cà tím BĐG Bt, có khả năng kháng các loại sâu đục thân, đục quả.
Để thực hiện nghiên cứu này, 1.200 nông dân sống tại 200 khu làng khác nhau đã được chọn ngẫu nhiên để nhận trồng giống cà tím BĐG (BT-4) hoặc giống cà tím thông thường (không BĐG). Kết quả cho thấy chỉ có 1,8% số cây cà tím BĐG bị nhiễm sâu bệnh trong khi đó số cây cà tím thông thường bị sâu bệnh tấn công lên đến 33,9%.
Nghiên cứu cũng cho thấy nhờ vào việc giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng đối với cà tím BT mà lượng độc tính môi trường cũng giảm đáng kể tới 56%. Các cá nhân trong các hộ gia đình trồng cà tím BT cũng ít có những triệu chứng do phơi nhiễm với thuốc trừ sâu như các bệnh hô hấp mãn tính hay bệnh ngoài da.
Theo Danviet
Kinh nghiệm trồng rau quả tốt tươi, bội thu trên sân thượng của mẹ đảm tại Hà Nội
Diện tích sân thượng tầng 5 có nhiều nắng gió, thông thoáng được chị Quyên dành để bố trí đặt các chậu trồng rau, chăm sóc khu vườn trên cao tươi tốt giúp gia đình có những bữa ăn ngon sạch, đảm bảo cho sức khỏe.
Khoảng sân thượng trên tầng 5 của gia đình chị Ngọc Quyên luôn là nơi được mọi người yêu thích. Chị tận dụng toàn bộ sân thượng thông thoáng, có nhiều nắng gió này để trồng các loại rau quả sạch.
Vì diện tích sân thượng không rộng lắm nên chị Quyên chọn cách trồng chủ yếu là các loại rau ăn lá để thu hoạch luân phiên. Bên cạnh đó, phía xung quanh và phần diện tích phía trên được chị tận dụng trồng cây leo giàn để có thể thưởng thức đa dạng các loại rau quả trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Chị Quyên bên vườn rau trên sân thượng nhà mình.
Vườn rau tươi tốt trồng trong chậu nhựa.
Chậu rau được đặt trên kệ.
Để mặt sàn sân thượng không bị ẩm do tưới nước, chủ nhân của khu vườn trên cao chọn cách thiết kế kệ với nhiều tầng khác nhau.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chị dùng chậu nhựa thông minh, có thể bỏ giá thể phía trên để trồng và nước tưới thừa ngấm xuống đáy phía dưới giúp cây trồng luôn có độ ẩm và có đủ nước khi cần thiết.
Hàng ngày, chị Quyên vẫn chu toàn mọi việc, từ việc ở cơ quan đến chăm sóc gia đình. Ngoài công việc chính ấy, chị sắp xếp thời gian để có thể trồng rau, trồng hoa trên sân thượng.
Được tự tay thu hoạch những loại rau mà mình trồng, được chế biến nhiều món ăn ngon, đảm bảo sức khỏe cho gia đình luôn là niềm vui, niềm hạnh phúc giản dị, ý nghĩa mà chị có thể làm hàng ngày cho người thân.
Sân thượng trồng bưởi.
Cà tím.
Bí xanh.
Dưa lưới.
Đu đủ.
Các loại rau tươi tốt.
Vốn là người yêu thích trồng cây, trồng rau nên chị Quyên luôn cảm thấy vui vẻ, bớt đi nhiều những căng thẳng, áp lực từ công việc, cuộc sống mỗi khi lên sân thượng chăm sóc vườn rau.
Thời gian đầu, chị Quyên chưa có nhiều kinh nghiệm trồng rau, đặc biệt lại trồng trên sân thượng. Vì thế hầu hết những loại cây chị trồng thường còi cọc hoặc chết.
Từ những khó khăn ban đầu ấy, chị Quyên bình tĩnh đọc sách, tham khảo kiến thức từ những người đi trước để cố gắng tìm ra nguyên nhân, khắc phục từng chút một, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm.
Chị chủ yếu trồng rau để cung cấp cho bữa ăn hàng ngày nên luôn ưu tiên các loại rau đúng mùa vụ. Cũng vì trồng rau theo mùa nên khu vườn sân thượng hạn chế được sâu bệnh, cây cũng nhanh lớn, nhanh cho thu hoạch hơn.
Thiên lý.
Dưa.
Các loại rau quả đa dạng.
Một góc thành quả của chị Quyên.
Một trong những kinh nghiệm mà chị học hỏi và áp dụng thành công giúp khu vườn trên cao của gia đình luôn tươi tốt, năng suất đó là bón phân bằng các loại rau củ quả thừa được ủ. Bên cạnh đó, chị cũng xin thêm đầu cá về ủ để bón luân phiên cho các loại cây rau trong vườn.
Những lúc rảnh rỗi, chị Quyên luôn dành thời gian bắt sâu, cắt cành héo, lá già... Với những cây bị sâu bệnh nặng, chị Quyên thường dùng dung dịch tỏi, ớt, gừng ngâm để phun giúp khu vườn nhỏ luôn tươi tốt, xanh non mơn mởn.
Chị yêu thích những lúc lên vườn trồng rau.
Một góc tươi tốt.
Cải cúc.
Bắp cải.
Su hào.
Cả gia đình chị Quyên đều yêu thích vườn rau xanh tươi, đẹp mắt này.
Cả gia đình chị đều yêu thích khu vườn nhỏ xanh mát trên cao này. Đây vừa là nơi mọi người thêm gắn bó qua những câu chuyện, qua những giờ phút chăm rau, chăm cây mà còn được tận tay thu hoạch thành quả của mình để yêu hơn khu vườn, yêu hơn cuộc sống trong lành và gần gũi với thiên nhiên.
Theo aFamily
9 thực phẩm nấu không chín kỹ sẽ độc hơn cả thạch tín Những loại rau củ chưa được nấu chín sẽ gây ngộ độc thực phẩm hơn cả thạch tín. 1. Măng Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng...