Cá thối, thịt ếch và những món ăn tiềm ẩn nguy cơ chết người
Trên thế giới có rất nhiều sơn hào hải vị bạn nên thử qua để biết. Tuy nhiên, cũng có những món bạn nên tránh xa nếu không muốn “mang họa vào thân”.
1. Cá thối Na Uy: Món ăn kỳ lạ này có bề ngoài khá giống thạch. Cá thối Na Uy có vị cay và thường được ăn kèm cùng phô mai hay khoai tây nghiền. Để cho ra lò một món ăn “thối đúng điệu”, người làm phải chế biến cá qua nhiều công đoạn phức tạp. Những con cá tuyết sẽ được loại bỏ phần xương, ướp muối rồi mang đi phơi khô vài tuần cho đến khi rắn lại và bốc mùi. Ảnh: Travel Room.
Tiếp đến, cá thối sẽ được ngâm trong dung dịch kiềm nhiều ngày để da cá thối giải thành màu vàng nhạt và thịt cá trở nên nhơn nhớt. Kết quả thu được sau chuỗi ngày kỳ công là món cá thối có độ pH khoảng 12, độ kiềm lớn hơn nước lã 100.000 lần. Bởi vậy, món ăn này có thể gây viêm loét dạ dày hay tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trú ẩn trong cơ thể. Ảnh: butterfield.
2. Cá nóc: Chất độc của cá nóc tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá. Đặc biệt, gan và nội tạng của loài cá này lại chứa một chất cực độc có tên tetrodotoxin. Độc tố trong một con cá nóc có thể làm chết 30 người. Ở Nhật Bản, cá nóc được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp như fugu shasi, lẩu và cháo được nấu từ thịt và xương cá. Theo thống kê, mỗi năm đều có người bị trúng độc cá nóc dẫn đến tử vong vì cách chế biến sơ sài, thiếu hiểu biết. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
3. Thịt ếch: Từ lâu, những món ăn được chế biến từ thịt ếch đã trở thành đặc sản trong mâm cơm người Việt. Thịt ếch chứa nhiều đạm và khoáng chất tốt, nhưng mọi người cũng nên hạn chế ăn vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại. Những chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ lây lan sang người. Ảnh: Getty.
4. Bạch tuộc sống Sannakji: Đây được coi là món ăn khoái khẩu có “1-0-2″ của Hàn Quốc. Món ăn “rợn gáy” này đặc biệt ở chỗ những ống hút của xúc tu vẫn hoạt động kể cả khi bạch tuộc đã chết. Bởi vậy, thực khách phải nhai và nuốt chúng trước khi những ống hút của xúc tu bám vào vòm miệng. Nếu không may bị hóc Sannakji, du khách sẽ ngạt thở đến chết vì không có cách nào gỡ ra được. Mỗi năm có khoảng 6 người bỏ mạng khi thử món ăn này tại Hàn Quốc. Ảnh: Getty.
5. Phô mai giòi: Casu Marzu là loại phô mai nổi tiếng đến từ Sardinia và Italy. Để tạo ra được loại phô mai kỳ lạ này, người ta phải nhờ đến ruồi để đẻ trứng vào trong. Sau đó, trứng ruồi sẽ nở thành giòi và giúp phô mai lên men. Vì vậy, khi ăn Casu Marzu, bạn có thể là đồng phạm giúp những con giòi đi xuyên qua thành dạ dày và tạo nên các bệnh nguy hiểm khác. Ảnh: Getty.
6. Sứa biển: Người Việt thường dùng sứa để chế biến gỏi, nộm, bún… nhưng ít ai biết sứa biển lại chứa độc tố có thể gây chết người. Loại độc này thường tập trung ở các xúc tu được gọi là nematocyst. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ. Vì thế, sứa chưa qua chế biến kỹ có thể gây ngộ độc thực phẩm, nguy hại đến sức khỏe con người. Đặc biệt, các bà mẹ không nên cho con em mình ăn sứa để tránh bị tiêu chảy. Ảnh: Getty.
Theo zing
Thịt cóc có phải 'thần dược' cho trẻ còi xương?
Thịt cóc có hàm lượng canxi và Vitamin D cực thấp, lại dễ gây độc do các độc tố trên cơ thể của chúng.
Thịt cóc không phải là thần dược cho trẻ còi xương
Thịt cóc được lưu truyền trong dân gian để phương thuốc hiệu quả để chữa chứng còi xương, biếng ăn cho trẻ, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, và còn được xem là món ăn mang lại nhiều lợi ích (làm ruốc, bột cóc, thịt tươi...) Chính vì điều này thịt có được nhiều bà mẹ mua về làm món ăn cho con trẻ.
Thịt cóc được rao bán trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên theo phân tích của Ths. Bs. Dương Công Minh trên trang Webiste của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho hay dựa trên Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam của Viện dinh dưỡng công bố năm 2007, cho thấy thịt cóc không phải là thần dược để chữa còi xương và biếng ăn cho trẻ.
Thịt cóc rất giàu đạm và kẽm (trong 100g bột cóc ăn được có 55,4g đạm và 65mg kẽm), nhưng thịt heo, thịt gà, thịt ếch nếu biết chế biến giúp bé ăn tốt thì cũng cung cấp đạm cho trẻ không kém.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt cóc.
Và lượng kẽm trong cóc không sánh được hải sản như sò, hến, hàu. Mặt khác, thịt cóc, với hàm lượng canxi và Vitamin D "nghèo" coi như bằng không, rõ ràng không thể giúp bé phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương được.
Theo bác sĩ Minh, với những phân tích có cơ sở như trên cho thấy: thịt cóc cho dù giàu đạm và giàu kẽm không phải là phương thuốc cứu cánh duy nhất can thiệp trong vấn đề biếng ăn của trẻ, vốn dĩ do rất nhiều nguyên nhân gây ra.
Cẩn trọng ngộ độc do độc tố từ cóc
Mặc dù thịt cóc có chứa nhiều đạm, kẽm, nhưng trên thực tế thịt cóc lại rất dễ gây độc nếu sơ chế và chế biến không đúng cách.
Chia sẻ với PLO.vn Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Loan, chuyên gia dinh dưỡng cấp cao, Viện dinh dưỡng NutiFood cho hay cơ thể cóc có những bộ phận chứa chất độc.
"Độc tố cóc chính là Bufotoxine có trong phủ tạng (gan, mật, ruột, phổi...), trứng, da và dịch tiết màu trắng đục, còn gọi là nọc cóc hay nhựa cóc, từ các tuyến dưới da, sau mang tai, trên mắt và các hạch thần kinh ở dọc hai bên xương sống. Chất này rất bền với nhiệt độ nên không bị phá hủy trong quá trình chế biến. Người ta ước tính lượng bufotoxine trong một con cóc có thể gây chết 4-5 người khỏe mạnh", bác sĩ cho hay.
Thịt có dễ gây ngộ độc do các độc tố trên cóc gây ra. Ảnh: Internet
Theo Thạc sĩ Hồng Loan, trên thực tế, không ít trường hợp ăn thịt cóc dẫn đến chết người do không hiểu biết, chế biến cóc không bỏ hết da, nội tạng, hoặc khi làm không cẩn thận để nhựa cóc dính vào thịt cóc, hoặc làm vỡ trứng, bỏ sót trứng khi chế biến. Ngộ độc cóc thường xảy ra sau 1-2 giờ với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, rối loạn nhịp tim, đau đầu, ảo giác, sốc, tổn thương gan, thận và thường tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
"Vì vậy, tuy cóc là một món ăn bổ dưỡng, nhưng việc ăn thịt cóc lại tiềm ẩn nguy cơ vô cùng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người nên để an toàn thì không nên ăn cóc hay tự chế biến thịt cóc mà không biết cách. Nếu phải dùng sản phẩm cóc, chỉ nên sử dụng những sản phẩm được chế biến dưới dạng thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm - thuốc được cơ quan chức năng cấp phép", vị chuyên gia đưa ra lời khuyên lời khuyên.
HẠ QUYÊN
Theo plo.vn
Món ăn thuốc từ ếch chữa suy nhược cơ thể Thịt ếch cũng được biết đến từ lâu với nhiều tác dụng chữa bệnh, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe; đặc biệt với trẻ suy dinh dưỡng. Ếch đồng còn được người dân gọi là "gà đồng" vì thịt ếch đồng trắng như thịt gà, dai, thơm ngọt và mát. Ếch xào sả ớt, ếch chiên bơ, ếch nấu...