Cá thòi lòi – Đặc sản kỳ lạ nhất hành tinh
Có vẻ ngoài thô ráp, xấu xí, ngoài khả năng bơi lội, cá thòi lòi có thể di chuyển trên cạn và leo cây, còn thịt của nó thì thơm ngon, khác hẳn những loài cá sống trong môi trường sình lầy khác.
Cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh”. Bao gồm: cá cóc (Axopotl), chó chăn cừu hung (Hungarian sheeping dog), heo vòi (Tapir), thỏ Angora (Angora rabbit), khỉ hoàng đế (Emperor tamarin) và cá thòi lòi (Mudhopper).
Cá thòi lòi sinh sống chủ yếu dưới tán rừng ngập mặn và vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau. Sở dĩ, cá thòi lòi được lọt vào danh sách các loài động vật “kỳ lạ nhất hành tinh” là nhờ có các đặc điểm có một không hai của mình. Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường khác bởi đôi mắt lồi ra như ai gắn 2 hòn bi trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính đôi mắt lồi quá cỡ của nó.
Cá thòi lòi còn được ưu ái gọi là “quái thú leo cây”. Ảnh: doanhnhansaigon
Cá thòi lòi không giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ nó sinh sống được cả ở vùng nước mặn, nước lợ (nhưng môi trường sống phù hợp nhất của chúng là môi trường nước mặn). Đặc điểm kỳ lạ nhất là cá thòi lòi trú ẩn dưới hang sâu ngập nước, bơi lội dưới sông, di chuyển trên bùn, chạy nhảy và kiếm mồi trên cạn. Cá thòi lòi thở bằng phổi và mang. Cơ thể của chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch. Nó có 2 vây trước làm nhiệm vụ của một “đôi tay”.
Chính những cấu tạo đặc biệt của cơ thể mà cá thòi lòi còn có một khả năng leo trèo trên cây và từ cành này có thể nhảy sang cành khác một cách rất điêu luyện. Do đó, cá thòi lòi còn có một tên dân gian khác là “cá leo cây”. Thông thường cá thường nằm vất vưỡng để “dạo chơi” trên những rễ cây nhưng khi có tiếng động là nó tỏm xuống sông bơi, lặn hoặc nhảy tung tăng trên mặt nước.
Cá thòi lòi sẽ bất động ngay khi bắt gặp ánh đèn pin vào ban đêm. Ảnh Daniel Trim
Video đang HOT
Cá thòi lòi thường chọn những khu rừng ngập mặn, đất bãi bồi ven biển, ven sông để sinh sống và chọn những nơi rậm rạp, nhất là dưới tán rừng, gốc cây để đào hang trú ngụ. Hang của chúng có thể sâu đến 2m, với nhiều ngóc ngách. Cá thòi lòi rất tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát trước sự tấn công của kẻ thù. Thông thường, khi nước ròng thì cá thòi lòi chui vào hang trú ẩn và nước lớn thì ra ngoài kiếm ăn.
Để bắt cá thòi lòi, ngư dân vùng Đất Mũi Cà Mau thường thụt hang (đào hang) hay cắm câu vào ban ngày, soi đèn vào ban đêm. Cá thòi lòi khi bị soi đèn vào mắt sẽ bất động nên rất dễ bắt. Nhưng phổ biến nhất và hiệu quả nhất là dùng sà vi (được làm bằng lá dừa nước, hình dáng như một chiếc lọp) đặc vào miệng hang. Sau một thời gian lẫn trốn, cá thòi lòi bò ra ngoài và sẽ vào ngay chiếc sà vi ấy. Cứ thế, người ta mở sà vi ra rồi bắt cá đem về. Cá thòi lòi thông thường cá có trọng lượng 100 gam đến 200 gram/con.
Khô cá thòi lòi – đặc sản mũi Cà Mau. Ảnh: dacsanmuicamau
Thịt cá thòi lòi săn chắc, mềm và thơm ngon. Đây là một trong những đặc sản của vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Cá thòi lòi được chế biến ra nhiều món ăn ngon như nướng lào, nướng muối ớt, kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù… Và một trong những món hấp dẫn nhất là cá thòi lòi làm khô – một đặc sản khoái khẩu thuộc dạng hiếm có ở Cà Mau hiện nay.
Hiện nay, cá thòi lòi đã trở thành món ăn đặc sản tại các nhà hàng, quán ăn ở thành phố Cà Mau và nhiều nơi khác trong cả nước. Thưởng thức món ăn đặc sản cá thòi lòi cũng chính là tìm hiểu thêm về những điều kỳ thú nơi đất rừng phương Nam.
Đuông Chà Là Cà Mau - món ngon độc đáo vùng đất mũi
Chà Là hiểu là một địa danh, hiểu là một loại cây đều đúng. Bởi ở xứ đất mũi, bên bờ sông Báy Háp có một vùng đất lành sở hữu rất nhiều cây chà là và ở đó có những con đuông béo ngậy mà người ta coi là đặc sản dân dã của ẩm thực Cà Mau.
Cây chà là khá nhiều gai nhọn, mọc tự nhiên ở vùng đất mũi
Tuy xuất thân là côn trùng nhưng đuông chà là lại chẳng hề bị xa lánh, tiêu diệt. Ngược lại, người người săn tìm, người người mong có cơ hội thưởng thức. Thậm chí, không ngại ngần phong cho chúng cái danh đặc sản ẩm thực Cà Mau. Xét cho cùng Bến Tre đuông dừa đã góp phần tô điểm đặc trưng ẩm thực của xứ dừa thì đuông chà là Cà Mau có lẽ nào lại không. Và thực tế đã chứng minh, loài côn trùng này rất hiếm và quý. Mỗi cây chà may mắn chỉ có một con duy nhất, mà những cây chà là may mắn này lại mọc hoang trong cánh rừng ngập mặn. Tất cả hoàn toàn tự nhiên, không thể nuôi cấy như đuông dừa.
Đuông Chà Là sống trong cổ hũ non - phần mềm trong ngọn của cây chà là tự nhiên. Loài cây này có thân giống như dừa, cau. Sự xuất hiện của đuông là do quá trình sinh sản của loài bọ cánh cứng như kiến dương, bọ rầy. Vào mùa sinh sản khoảng tháng 10 đến tháng 2 âm lịch, bọ tìm lỗ trên những ngọn cây chà là để đẻ trứng, trứng lớn lên qua thời kỳ ấu trùng thì thành đuông. Suốt thời gian trên, nó sẽ ăn chất dinh dưỡng từ ngọn cây, ở trong cỗ hũ nên thâp mập mạp to bằng ngón tay út, khoác một màu trắng muốt. Đặc biệt, thân không có lông tơ hay phần ruột đen như nhiều loại đuông khác. Những con trưởng thành rồi kích thước khá lớn: có khi bằng ngón trỏ, ngón chân cái. Vì thế, người mua chỉ cần quan sát sơ qua là có thể phân biệt đuông chà là với đuông dừa.
Khai thác đuông chà là Cà Mau
Qúy hiếm nên muốn thưởng thức đuông chà là Cà Mau người dân phải lội vào rừng ngập mặn tìm khu có cây chà là dại. Dựa vào vốn nghề họ sẽ chọn khóm cây có đuông non để bắt. Chà là dại có nhiều gai, sống thành từng khóm nên phải thật cẩn thận vạch tìm nhánh có đuông. Tìm được rồi dùng dao đốn cả bắp thân cây mang về. Khi nào ăn thì rạch thân lấy đuông đem chế biến. Cũng vì cách khai thác kỹ càng nên đuông chà là Cà Mau luôn tươi ngon, đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Chẳng trách người người chuộng đặc sản Cà Mau này và chẳng ngần ngại thưởng thức sống khi có cơ hội.
Thưởng thức đặc sản đuông chà là Cà Mau
Giá thành đuông chà là Cà Mau cao gấp 3-4 lần đuông dừa, nên ăn cũng phải nghĩ cách ăn ngon nhất sao cho đáng đồng tiền. Người sành ăn, họ thích cách ăn nguyên thủy: cầm con đuông lên ngắt đầu bỏ luôn vào miệng bởi hương vị đuông được bảo toàn 100% cho đến khi vào ruột. Hơn nữa, loài này không có lông, thân nhiều sữa dù có ăn sống cũng dễ ăn.
Còn ăn kiểu dân dã chút thì cho nó lội sông rồi đánh chén. Tức là đuông chà là tẩm nước mắm. Món này rất thú vị, khiến người ăn vừa kích thích vừa lo lắng. Cho mấy con đuông béo mầm vào trong chén nước mắm nhĩ rồi gắp từng con lên miệng. Cắn một miếng, sữa chảy ra thấm vào vị mặn của nước mắm giúp khử mùi tanh, người ăn dễ ăn hơn.
Ngày xưa, đuông chà là Cà Mau từng nằm trong hàng ngũ ngự phẩm tiến vua nhờ món đuông nướng. Nên chúng ta có thể học mót cách nướng đuông trên than hồng rồi cuộn với xá lách rau húng chấm mắm me. Ngoài ra cũng có thể đổi vị bằng cách nấu cháo, hấp xôi.
Đuông chà là lăn bột chiên bơ
Mỗi kiểu chế biến là mỗi kiểu thưởng thức. Và những cách ăn đuông thường ăn trên đã nói lên nét độc đáo có một không hai của đuông chà là Cà Mau. Tuy nhiên, thực khách phải nhớ lời khuyên này: không quên ăn đuông chà là lăn bột chiên bơ. Vì sao ư. Vì vị ngon không thể nói lên lời hay diễn đạt thành câu. Béo như sữa chưa đủ, thơm như bơ chưa đủ, v.v chỉ có ăn rồi mới biết nó đặc biệt như thế nào. Chỉ cần làm đuông cho sạch rồi phủ lên thân chúng một lớp áo từ trứng gà, bột năng, bột mì, muối. Bỏ vào chảo dầu nóng, đảo với bơ cho vàng xong vớt ra để ráo và thưởng thức. Làm đơn giản nhưng ngon hết biết.
Ẩm thực Cà Mau không những đặc sắc còn phong phú đa dạng. Cái đặc sắc ấy chẳng cần cần sang chảnh, cầu kỳ cố tạo ngược lại dân dã mộc mạc thậm chí có phần hoang dã. Nó đi vào lòng người một cách tự nhiên như đặc sản đuông chà là Cà Mau vậy.
5 món nên thử ở cực nam Tổ quốc Ngoài cua, du khách nên thử cá thòi lòi, bồn bồn hoặc vọp nướng chấm muối tiêu. Cua Cà Mau nổi tiếng ngon, chắc thịt do được thiên nhiên ưu ái với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nguồn thức ăn phong phú. Khách sành ăn thường tìm mua cua được bắt trong tự nhiên vì thịt ngon, ngọt hơn nhiều so với...