Cả thế giới là một sân khấu
Câu này thì ai cũng biết rồi đúng không? Giờ thì cần bạn tưởng tượng một chút đây! Phân cảnh mới vừa mở ra, màn đã kéo lên, cả khán phòng đông nghịt đang chờ và luồng đèn rực sáng đang rọi thẳng vào… chính bạn. Đúng thế, bạn chính là nhân vật chính.
1. Bạn thích nhất được diễn trong thể loại kịch gì, hài kịch, bi kịch, kịch tâm lý phức tạp hay… cải lương? Hãy tưởng tượng về một cảnh lớn trong vở kịch của bạn? Nhớ mô tả chi tiết nhé!
2. Bạn tham gia thử giọng cho một vở kịch và được chọn vào vai chính trong khi rất nhiều người khác bị loại. Đối thủ đáng gờm nhất của bạn đã nói gì về việc đó?
3. Tại buổi tổng duyệt cuối cùng trước đêm diễn, bạn thấy đạo diễn ngồi khoanh tay trước ngực, mặt lộ vẻ không hài lòng với phần diễn xuất của bạn. Anh ta không thích điều gì?
4. Buổi biểu diễn vô cùng suôn sẻ và vở kịch thành công rực rỡ. Khán giả vỗ tay rần rần yêu cầu diễn lại. Sau đó, mọi người hân hoan ra về, nhà hát lại trở lại im ắng. Bạn đứng trong hậu trường sân khấu tối om, nhìn ra khán phòng trống hoác và muốn nói điều gì đó, bạn sẽ nói gì nhỉ?
Giải mã:
Nhà hát đại diện cho một thế giới trong tưởng tượng mà bạn tự tạo ra cho chính mình. Câu trả lời của bạn sẽ tiết lộ những điều đang chờ đợi bạn trong tương lai.
1. Thể loại kịch mà bạn muốn diễn chính là “tiên đoán” về bối cảnh tương lai của bạn. Hi vọng là không có ai chọn bi kịch nhé, hehe!
Cảnh lớn mà bạn tưởng tượng chính là nói về bước ngoặt trong cuộc sống của bạn. Đó là một cảnh chia ly hay gặp gỡ, một cuộc vật lộn khó khăn hay cảnh ca khúc khải hoàn đón nhận thành công? Tất cả những điều này có thể là tín hiệu cảnh báo cho bạn để có những điều chỉnh trong hiện tại. Đó cũng có thể là biểu hiện của trạng thái tinh thần của bạn. Nếu viễn cảnh tương lai quá “mịt mờ” thì nhiều khả năng bạn đang bị “quá tải”, gặp chuyện buồn hoặc bạn là người theo chủ nghĩa bi quan chán nản.
2. Những gì bạn tưởng tượng về đối thủ của bạn thực ra lại chính là phản ứng của chính bạn trong tương lai đối với con người bạn hiện tại.
Video đang HOT
Những câu đối thủ của bạn nói chính là điều mà bạn cảm thấy sau này, khi đã trưởng thành hơn và nhìn lại cuộc sống của mình. Có phải bạn đã nghĩ đến những câu có tính động viên như: “Cậu làm tốt đấy. Cứ thế phát huy nhé!”. Hay đối thủ đã nhìn bạn gườm gườm mà bảo: “Đừng có mà đắc ý vội. Một lần diễn tốt không biến cậu thành sao được đâu! Đường còn dài lắm em ơi…”.
3. Đạo diễn là người biết cách nhìn toàn bộ buổi diễn ở nhiều khía cạnh với con mắt khách quan và tỉnh táo.
Sự không hài lòng của anh ta có lý do từ những điểm yếu mà tự bản thân bạn không nhìn ra được. Anh ta sẽ chỉ ra những khiếm khuyết trong diễn xuất của bạn và đó cũng chính là “khu vực” bạn dễ mắc sai lầm nhất trong tương lai.
Nếu đạo diễn nói nhân vật của bạn bị chìm nghỉm trong phông cảnh sân khấu thì bạn nên làm việc / học tập chăm chỉ hơn để khẳng định chỗ đứng của mình.
Nếu đạo diễn nhận xét bạn không thực sự tập trung, không toàn tâm toàn ý với vai diễn thì có lẽ bạn nên dành thời gian suy ngẫm về những ước mơ, mong muốn thực sự của mình.
Nếu đạo diễn phàn nàn rằng bạn chưa biết cách cân đối thời gian, bị “cháy” vai diễn (nghĩa là diễn chưa xong đã hết giờ í) thì bạn nên cẩn thận với việc bị trôi mất cơ hội. Vai diễn trên sân khấu có thể làm lại, nhưng cơ hội trong đời thực thì không. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị cho mình những điều kiện tốt nhất để một khi cơ hội đến thì bạn đã đủ sẵn sàng để đón nhận.
Còn nếu đạo diễn chê bạn diễn thiếu cuốn hút thì có lẽ cuộc sống của bạn có vẻ hơi bị tẻ nhạt. Bạn nên nghĩ đến việc làm phong phú hóa đời sống tinh thần của mình. Cũng đơn giản thôi, ghi thêm vào thời gian biểu những việc đọc truyện, nghe nhạc, xem phim, tụ tập với bạn bè, tập thể thao…
4. Những lời bạn dự định nói với khán phòng trống trơn sau khi khán giả đã về hết chính là những lời nói cuối cùng của bạn trước khi… từ giã cuộc đời. Nó cho biết bạn có hài lòng với cuộc sống của mình hay không. Có câu nào nằm trong những câu nói cuối cùng nổi tiếng dưới đây không?
“Ơn Trời, đã xong. Tôi khát quá đi mất!” – Một tâm lý dễ hiểu, gần giống như cảm giác thảnh thơi của bác nông dân vừa cày xong thửa ruộng.
“May nhờ có mọi người giúp đỡ mà tôi đã hoàn thành vai diễn” – Bạn thật hạnh phúc vì luôn có người đồng cảm và ủng hộ.
“Cũng không đến nỗi tồi nhỉ!” – Chà, có lẽ đây là câu “tổng kết” cuộc đời mà ai cũng muốn nói.
“Cẩn thận đấy, thế giới, ta đang đến đây” – Ối, bạn có vẻ hơi hiếu thắng quá đấy!
Theo Hoahoctro
Đằng sau món quà bị trả lại
Đây là một tình huống hơi bị buồn nhưng hầu như mọi người đều đã hoặc sẽ có ít nhất một lần phải trải qua. Vì vậy, chúng ta nên thẳng thắn đối mặt với nó, đúng không?
Thế này nhé, bạn đã thích một người từ lẩu lầu lâu rồi. Nhưng mà chỉ dám thích một cách âm thầm thôi. Rồi đến một ngày, thu hết can đảm và dũng khí, bạn quyết định sẽ "thú nhận" tình cảm của mình với người ta. Ôi chà, việc này thật sự là rất khó. Bạn nghĩ đến nát óc, lượn lờ hàng chục cửa hàng, mãi mới chọn được một món quà tạm-ưng-ý để đem đến tặng cho người ấy "thay lời muốn nói".
Thế nhưng (trời ơi, chữ "nhưng"), món quà chứa đựng bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu nỗi niềm của bạn bị người ta thẳng tay từ chối (à, có đính kèm một nụ cười ngại ngần): "Xin lỗi bạn, mình không thể nhận quà của bạn được. Mình đã có gà bông".
Bụp. Trái tim bạn tan nát, vỡ vụn. Chỉ có thời gian may ra có thể hàn gắn vết thương. Câu hỏi đặt ra ngay lập tức là: Bạn sẽ làm gì với món quà hẩm hiu bị trả lại đó?
1. Mang về tự dùng.
2. Tặng nó cho người khác.
3. Vứt béng vào thùng rác cho khuất mắt.
4. Gửi qua đường bưu điện cho người ấy, hi vọng người ta "hồi tâm chuyển ý".
Giải mã:
Bị từ chối trong tình cảm đôi khi có thể tạo nên những chấn động tâm lý mạnh tới mức làm đảo ngược trạng thái từ yêu thương biến thành thù hận. Rất khó lường trước phản ứng của người bị từ chối. Cách mà bạn đối xử với món quà - biểu tượng tình yêu - sẽ cho thấy bạn thuộc tuýp người biết chấp nhận thực tế, vượt qua cú sốc và "hồi phục" hay có xu hướng đắm chìm vật vờ trong thế giới của những giấc mơ vụn vỡ. Điều này cũng tương hợp với phản ứng của bạn mỗi khi bị cuộc sống "đá cho một cú".
1. Mang về tự dùng
Bạn là một đại diện của mẫu người khắc kỷ, những người rất coi trọng phần lý trí và luôn đòi hỏi bản thân phải biết cách làm chủ cảm xúc và tình cảm của mình. Bạn muốn giữ món quà như một lời nhắc nhở về nỗi đau. Bạn không sợ phải đối mặt và công nhận thất bại vì bạn biết mình đủ sức vượt qua và thậm chí sẽ "đeo" nó như một tấm huy chương danh dự. Nhưng, phản ứng này của bạn cũng có thể được nhìn nhận như một phương thức trả thù. Bởi vì, bằng cách đó, bạn không để cho người khác được phép quên đi rằng họ đã gây đau đớn cho bạn đến mức nào. Cách này rất "hiệu quả", công nhận, nhưng hiệu quả nhất là với chính bạn. Vì rằng, như thế bạn mới là người đau nhất. Thật đấy!
2. Tặng nó cho người khác
Cách làm của bạn rất hay, vừa "cách ly" được bản thân khỏi "vật chứng" của nỗi buồn, đồng thời lại có thể đem đến niềm vui cho người khác. Bạn không quá phụ thuộc vào tình cảm và điều đó giúp cho bạn nhanh chóng quên đi những thất bại và "quay trở lại đường đua" mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thì rõ ràng, lần này mọi thứ với bạn có thể không suôn sẻ lắm, nhưng điều đó không có nghĩa là kết quả sẽ lặp lại trong lần thứ hai, thứ ba sắp tới. Luôn có một ai đó ở đâu đó thực sự hòa hợp, thực sự yêu mến những tính cách tự nhiên vốn có trong con người bạn. Chắc chắn luôn.
3. Vứt béng vào thùng rác
Có phải bạn nghĩ rằng cùng với việc vứt bỏ món quà, bạn cũng sẽ vứt được hết những kỷ niệm, nỗi buồn và tất tật những điều liên quan đến nó? Thực ra, bạn lại thuộc tuýp người nặng lòng và cả nghĩ, cứ day dứt mãi vì những điều vốn đã chìm sâu trong quá khứ. Phản ứng mạnh mẽ và (tưởng như) dứt khoát của bạn đã bộc lộ điều đó. Vấn đề là, bạn có thể ném đi chiếc nhẫn trên tay, nhưng lại không có cách gì ném đi chiếc nhẫn (vô hình) đã được buộc chặt trong tim. Chỉ có cách sống chung với chúng thôi bạn ạ.
4. Gửi qua đường bưu điện cho người ấy, hi vọng người ta "hồi tâm chuyển ý"
Bạn là người không dễ đầu hàng, bạn sẵn sàng cố hết sức mình để thay đổi "cục diện" dù đôi khi điều đó thực sự mơ hồ và không khả thi. Tính cách này, ở một khía cạnh nhất định, rất đáng khích lệ, bởi vì, nó cho phép bạn mạnh mẽ tuyên bố: "Tôi đã làm mọi điều có thể. Phần còn lại không nằm trong tầm kiểm soát của tôi". Rất nhiều khi, ý chí này lại đủ mạnh để biến những điều không thể thành có thể đấy. Oh yeah, tiến lên thôi!
Theo Hoahoctro
Bạn có biết dung hòa các mối quan hệ? Trong cuộc sống, bạn sẽ bị chi phối bởi rất nhiều mối quan hệ khác nhau, mối quan hệ gia đình, tình yêu, tình bạn, thầy trò,.... Đôi khi những mối quan hệ ấy khiến bạn cảm thấy bế tắc, mệt mỏi khi phải có một sự lựa chọn nhất định nào đó, bạn sẽ kiên quyết bảo vệ tình yêu đến cùng...