Cả thế giới được khuyên ‘ở nhà’, chỉ còn người vô gia cư ngoài đường
Thế giới đang trong những ngày “đóng cửa” vì đại dịch Covid-19. Người dân ở nhiều nước phải ngồi trong nhà, chỉ còn người vô gia cư bên ngoài những cánh cửa kín.
Người đàn ông vô gia cư đi bộ qua một nhà hát đóng kín cửa ở Downtown Los Angeles, hạt Los Angeles, bang California, Mỹ, hôm 21/3. Tất cả 40 triệu cư dân của California được lệnh ở nhà vô thời hạn vào ngày 19/3 trong nỗ lực chống sự lây lan của virus corona ở bang đông dân nhất nước Mỹ (nơi có dân số khoảng 40 triệu người).
California có khoảng 150.000 người vô gia cư, cao nhất cả nước. Trong đó, khoảng 60.000 người sống ở hạt Los Angeles. Thống đốc bang Gavin Newsom tuần trước đã cảnh báo 60.000 người vô gia cư có nguy cơ nhiễm virus này. Ông nói rằng 150 triệu USD đã được phê duyệt để bảo vệ họ. Trong ảnh, người đàn ông đi bộ trên đường San Julian ở khu Skid Row của Downtown Los Angeles.
“Tôi lo lắng và lo sợ đặc biệt là với những người không chỉ dễ bị tổn thương nhất, mà còn dễ mắc bệnh nhất. Hơn ai hết, họ có nguy cơ mắc các bệnh nền cao nhất”, Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti nói. Trong ảnh, hàng chục người vô gia cư ngủ trên vỉa hè bên ngoài tổ chức từ thiện cho người vô gia cư Midnight Mission ở Skid Row, Los Angeles.
Các nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ cứu giúp người vô gia cư ở Ostia, ngoại ô của Rome, Italy, hôm 21/3. Đất nước hình chiếc ủng bị phong tỏa toàn quốc từ ngày 10/3. Đến nay, nó đã trở thành tâm dịch mới của thế giới với gần 60.000 ca nhiễm (Trung Quốc đại lục có hơn 81.000 ca nhiễm). Số người chết đã vượt quá 5.400, gần gấp đôi Trung Quốc và chiếm 1/3 thế giới. Nhiều chuyên gia đánh giá các bước đi của Italy có phần chậm chạp và kết quả “vỡ trận” là bài học cho nhiều quốc gia châu Âu khác.
Những người vô gia cư ngồi dưới chân cầu vượt ở thủ đô New Delhi khi Ấn Độ áp đặt lệnh giới nghiêm ban ngày trên toàn quốc từ ngày 22/3. Các phương tiện giao thông công cộng tạm dừng hoạt động. Các cửa hàng, dịch vụ như: cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc, trạm xăng được duy trì. Lệnh phong tỏa kéo dài đến ngày 31/3.
Video đang HOT
Người vô gia cư ngồi ở trạm xe buýt tại Paris hôm 22/3 khi thành phố bị phong tỏa. Người dân bị hạn chế đi lại trừ trường hợp cần thiết và phải có đơn cam kết lẫn giấy tờ tùy thân.
Một tình nguyện viên của tổ chức Samaritanos de la Calle trao đồ ăn cho những người vô gia cư đang xếp hàng ở Cali, Colombia, hôm 22/3. Quốc gia Nam Mỹ với 50 triệu dân sẽ bị phong tỏa từ ngày 24/3 đến ngày 13/4 để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, Tổng thống Ivan Duque thông báo hôm 20/3.
Những người đàn ông vô gia cư ở thành phố California, phía tây Colombia, ăn phần ăn vừa nhận được.
Một thanh niên đeo khẩu trang đứng bên 3 túi đồ ở Cali, Colombia, hôm 22/3.
Người đàn ông vô gia cư thùm chăn ngủ trên một con đường ở Melbourne ngày 23/3. AFP mô tả Australia đang trong những ngày chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Người Australia thất nghiệp xếp hàng dài bên ngoài các trung tâm phúc lợi của chính phủ để nhận tiền trợ cấp hôm 23/3. Sau kỷ lục 29 năm tăng trưởng kinh tế, Australia đang rơi vào suy thoái. Chính phủ đã tung gói trợ cấp trị giá 159 tỷ USD. Các quán pub, sòng bạc, nhà thờ, phòng gym bắt đầu đóng cửa vào trưa cùng ngày.
Một người đàn ông vô gia cư ngủ bên vệ đường khi một nhân viên của Bộ Y tế phun thuốc khử trùng bức tường tòa nhà ở thủ đô Rabat của Marocco hôm 22/3. Quốc gia Bắc Phi đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp hôm 20/3. Lực lượng an ninh và quân đội được triển khai trên đường phố để ngăn chặn đại dịch. Người dân được ra lệnh ở trong nhà, hạn chế đi phương tiện công cộng và đi lại giữa các thành phố.
Các nhân viên biệt đội đường phố (Street Team) gặp gỡ những người vô gia cư ở trung tâm Aalborg, Đan Mạch, hôm 23/3. Một y tá và nhân viên xã hội lắng nghe và giải đáp các nhu cầu khẩn cấp của họ về dịch Covid-19.
Một phụ nữ vô gia cư đeo khẩu trang ngồi bên vệ đường ở Cali, Colombia, bên cạnh là thanh niên da đen nằm trên một tấm trải và gối.
Người vô gia cư trùm chăn ngủ bên ngoài phòng bán vé của vườn bách thú Berlin ở thủ đô Berlin hôm 23/3. Đức đã áp lệnh phong tỏa 14 ngày đối với bang Bavaria từ đêm 20/3 (giờ địa phương). Các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc, trạm xăng và ngân hàng được phép mở cửa.
Cụ ông vô gia cư chống gậy đi ở Paris, Pháp, hôm 23/3, trong ngày thứ 7 phong tỏa. Đến cuối ngày, nước này ghi nhận gần 17.000 ca nhiễm, 676 người tử vong, theo sau Italy, Tây Ban Nha, Đức ở châu Âu.
Một người vô gia cư ngồi ngủ gục trên đống hành lý cùng con mèo trên đường phố Paris. Từ trưa ngày 17/3, tất cả người dân Pháp phải ở trong nhà. Chính phủ cho biết hàng chục nghìn cảnh sát sẽ tuần tra trên đường phố và phạt 135 euro (150 USD) với những ai đi ra ngoài mà không có tờ khai lý do chính đáng.
Người vô gia cư nằm ngủ trên chiếc ghế đá công cộng dài tại quảng trường Piazza San Silvestro, “trái tim” của Rome.
Đế chế đồ hiệu Pháp đặt mua 40 triệu khẩu trang từ Trung Quốc
Trước đó, LVMH cũng tận dụng các nhà máy mỹ phẩm và nước hoa của hãng để sản xuất nước rửa tay khử trùng miễn phí cho các bệnh viện tại Pháp.
Theo R euters, LVMH - tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới - vừa đặt mua 40 triệu USD khẩu trang y tế từ một nhà cung cấp Trung Quốc để giúp nước Pháp đương đầu với dịch Covid-19.
LVMH cho biết 10 triệu khẩu trang đầu tiên của đơn hàng này sẽ được chuyển tới Pháp trong vài ngày tới và được trao cho cơ quan y tế Pháp. Chúng sẽ được phát cho người dân nước này vào đầu tuần tới.
Phần còn lại sẽ được chuyển tới trong những tuần tiếp theo. Đây là đơn hàng hợp tác giữa LVMH và chính phủ Pháp, trong đó một phần sẽ được chính phủ chi trả.
LVMH - công ty mẹ của các thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior và thuộc sở hữu của tỷ phú Bernard Arnault - cũng tận dụng các nhà máy nước hoa và mỹ phẩm của hãng để sản xuất nước rửa tay khử trùng và cung cấp miễn phí cho các bệnh viện tại Pháp.
LVMH là công ty mẹ của các thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior. Ảnh: Reuters.
"Để đặt hàng khẩu trang trong thời điểm cực kỳ khó khăn này và đảm bảo việc sản xuất chúng bắt đầu ngày hôm nay, CEO Bernard Arnault đã thu xếp để LVMH chi trả toàn bộ đơn hàng trong tuần đầu tiên với tổng chi phí 5 triệu euro (5,4 triệu USD)", LVMH cho biết.
Các quốc gia trên khắp thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng lớn nhất kể từ đại dịch cúm năm 1918, với nguồn cung thiết bị y tế và dụng cụ bảo hộ thiếu trầm trọng. Pháp đã ban hành lệnh phong toả chưa từng có hôm 17/3.
Ngoài LVMH, một số công ty khác cũng cho biết sẵn sàng quyên góp vật tư y tế cho hệ thống bệnh viện. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, người dân Pháp đổ xô đi mua nước rửa tay.
Các nhà sản xuất khắp nước Pháp cũng đang tăng cường tuyển dụng công nhân, đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nước rửa tay tăng cao của thị trường.
COVID-19 Pháp: 11.000 ca nhiễm, thiếu khẩu trang trầm trọng Số ca nhiễm COVID-19 ở Pháp đã gần 11.000 ca với 372 ca tử vong. Chỉ trong 24 giờ, tại Pháp đã có thêm 108 bệnh nhân tử vong vì căn bệnh COVID-19, đưa số người chết của nước này tính đến ngày 20-3 (giờ Việt Nam) lên 372 người, và tổng số ca nhiễm là 10.995, hãng thông tấn Tân Hoa Xã...