Cả thành phố dồn sức xây dựng nông thôn mới
TP.HCM đang bước những bước cuối cùng để hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Để làm điều này, cả thành phố đã dồn sức cho khu vực nông thôn.
Chung sức xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới, TP.HCM có 5 huyện tham gia thực hiện gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
Để chương trình thực sự thành công, thành phố thực hiện chương trình kêu gọi cả xã hội “Chung sức xây dựng NTM”, hỗ trợ 5 huyện xây dựng NTM về: An sinh xã hội, nhà tình nghĩa, tình thương; hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, xây dựng thương hiệu, các hình thức liên kết chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trợ vốn cho nông dân…
Không chỉ nhờ “ngoại lực”, các huyện xây dựng NTM cũng tự thân vận động nguồn lực tại chỗ. Thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, tại huyện Củ Chi đã có hơn 6.420 hộ dân hiến hơn 760.000m2 đất và đóng góp vật liệu kiến trúc với tổng trị giá hơn 377 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng.
Huyện Bình Chánh, giai đoạn 2016 đến nay đã vận động 2.709 hộ dân tham gia hiến hơn 193.600m2 đất, với tổng kinh phí khoảng hơn 608 tỷ đồng. Vận động chung sức lắp đặt camera an ninh, mua bảo hiểm y tế, trang bị thùng rác, phát triển sản xuất… với tổng kinh phí hơn 100 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhiều tuyến đường NTM ở vùng nông thôn TP.HCM hoàn thành nhờ người dân hiến đất. Ảnh: Trần Đáng
Phong trào chung sức NTM tại 5 huyện đã huy động được 33.848 hộ dân hiến đất, vật kiến trúc làm đường, với diện tích hơn 3.169.000m2, ước kinh phí hơn 2.319 tỷ đồng.
Huyện Cần Giờ đã vận động được 2.365 hộ tham gia hiến hơn 42ha đất với tổng giá trị hơn 67 tỷ đồng, để mở rộng đường giao thông nông thôn…
Diện mạo mới
Chính nhờ sự chung tay chung sức hỗ trợ xây dựng NTM của toàn xã hội, bộ mặt nông thôn của 56 xã có sự thay đổi rõ nét, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, TP.HCM không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, chuẩn nghèo thành phố được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm…
Ban chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM về Chương trình xây dựng NTM cho biết, để thực hiện phong trào thi đua “Thành phố chung sức xây dựng NTM”, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận – huyện triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với nội dung thi đua xây dựng NTM.
Đối với từng tổ chức chính trị – xã hội đều có tổ chức phát động phong trào thi đua riêng, như: “Tháng thanh niên hành động xây dựng NTM”, “Thanh niên nông thôn lập nghiệp”; “Trồng cây xanh trên các tuyến đường ở các xã NTM”; “Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, xây dựng xã NTM”; “Hiến đất làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng NTM và giữ gìn an ninh trật tự”…
Qua phong trào thi đua này, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của bản thân đối với công cuộc xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ nét.
Qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình NTM đến nay, phong trào chung sức NTM tại 5 huyện đã huy động được 33.848 hộ dân hiến đất, vật kiến trúc làm đường, với diện tích hơn 3.169.000m2, ước kinh phí hơn 2.319 tỷ đồng. Huy động cộng đồng cùng chung sức xây dựng 2.290 tuyến hẻm, tổng chiều dài 339km với tổng kinh phí hơn 901 tỷ đồng.
TP.HCM phát triển công nghiệp và dịch vụ ở xã nông thôn mới: Năng suất và thu nhập đều tăng
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, khiến diện mạo vùng nông thôn TP.HCM thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị càng hẹp dần.
Tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
Báo cáo của Thành ủy TP.HCM cho thấy, sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thành phố đã có sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu lao động từ nông, lâm, thủy sản sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điển hình như huyện Cần Giờ, năm 2015 nông nghiệp chiếm 56,2%, công nghiệp và dịch vụ chiếm 43,8%. Đến năm 2020, nông nghiệp giảm còn 38,1%, công nghiệp và dịch vụ tăng lên 61,9%.
Theo UBND huyện Cần Giờ, để có kết quả này, hàng năm huyện Cần Giờ triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và du lịch.
Huyện đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Vận động nhà vườn tham gia phát triển mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất. Bên cạnh đó, huyện còn phối hợp Sở Du lịch phát triển các sản phẩm, tuyến du lịch đường sông kết hợp ẩm thực...
Công nhân làm việc tại HTX Bò sữa Đông Thạnh (Hóc Môn). Ảnh: Trần Đáng
Hiện TP.HCM không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, chuẩn nghèo được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm. Tại khu vực nông thôn, hộ nghèo có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng trở xuống chỉ còn 0,1%.
Đi cùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ cũng được đẩy mạnh, góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp tại khu vực nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ. Giai đoạn 2009 - 2020, TP.HCM đào tạo nghề cho khoảng 89.800 lao động, trong đó hơn 54.600 lao động được đào tạo nghề công nghiệp, dịch vụ. 80% lao động sau học nghề đã có việc làm.
Nhờ đồng bộ cách làm, khiến năng suất lao động khu vực nông thôn TP.HCM được cải thiện đáng kể. Nếu năm 2008 đạt 33,8 triệu đồng/người thì đến năm 2021 ước đạt 95,1 triệu đồng/người. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2008 -2020 là 8,2%.
Khoảng cách thu nhập đã được thu hẹp
Bên cạnh phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, TP.HCM cũng tập trung nâng chất ngành nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp, số hộ nông, lâm, ngư nghiệp của thành phố giảm dần qua từng năm (giảm 900ha/năm), nhưng GRDP ngành nông nghiệp vẫn tăng, nhờ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển dịch sang các các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, chính sách hỗ trợ lãi vay đầu tư sản xuất nông nghiệp... Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2008 - 2020 là 4,4%/năm.
Thực tế cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp dần sang công nghiệp, dịch vụ đã giúp khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị thành phố ngày càng thu hẹp. Nếu năm 2008, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn TP.HCM bằng 55,5% khu vực thành thị, thì đến năm 2019 là 72,57%. Năm 2019, người dân nông thôn thành phố có thu nhập hơn 63 triệu đồng/người/năm, tăng 172% so với năm 2010.
Hà Nội: 4 xã đầu tiên "về đích" nông thôn mới Mới đây, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao TP.Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 4 xã: Tàm Xá, Liên Hà, Xuân Nộn, Bắc Hồng (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội). Sau khi về đích nông thôn...