Ca sỹ Quang Thành: Diễn hài nghệ thuật chứ không phải hài ‘nhảm’
Gặp gỡ Quang Thành vừa là nghệ sĩ biểu diễn vừa giữ vai trò tổ chức các sự kiện nghệ thuật , Film ảnh , từ thiện trong và ngoài nước…
Ca sĩ Quang Thành đã bày tỏ quan điểm thẳng thắn về ồn ào giữa tâm điểm tranh luận trái chiều về thực trạng Hài ” Nhảm ” trên Truyền Hình và sân khấu biểu diễn .
Thưa ca sỹ Quang Thành, sau vụ ồn ào diễn viên Việt Hương bị điểm mặt bởi Ca sỹ đàn chị Hương Lan và mới nhất là phát ngôn bừa của. Mc Trấn Thành khi bi phê bình diễn hài “nhảm ” . hiện nay rất nhiều nghệ sĩ hài đang bị dư luận chỉ trích về sự dung tục, không biết kiểm soát mình. Anh nghĩ nguyên nhân do đâu?.
Đây là đề tài không mới nhưng đáng quan tâm, có nhiều nguyên nhân mà không phải cứ đổ thừa nghệ sĩ là xong. Tôi xin chia sẻ nghiêm túc , từ lâu Tôi tham gia hoạt động trong lĩnh vực sân khấu với vai trò biên tập ,đồng Tổ chức, nên Tôi thuờng xuyên theo dõi ,cập nhật thông tin qua truyền hình và mạng xã hội online .
Thời gian gần đây chúng ta thấy rõ rất nhiều chương trình giải trí trên truyền hình và vở diễn trong nước, ngay ở sân khấu chuyên nghiệp hẳn hoi chứ không phải đám cưới hay event, thấy vô số kiểu Hài hình thề, những câu thoại thô thiển chẳng có gì đáng cười mà nhiều khán giả trẻ vẫn cứ vô giác hô hố cười , thậm chí vỗ tay, hò reo kiểu bầy đàn cho những màn lố lăng .
Thế là nghệ sĩ tưởng mình hay lắm, cứ thi nhau tiếp tục nhân rộng , người này bắt chước người kia lập lại như dịch cúm, lại còn “tăng đô “tới bến như tưởng dung tục như thế đúng ta đây mới là danh hài vậy.
Bên cạnh đó là nhà sản xuất, bầu sô cứ thấy cười nhiều , “view ” ” like” nhiều là Mới là nóng, các nhà quản lý Văn Hóa thì chẳng biết giám sát cách nào để bảo đảm kịch bản được diễn nghiêm túc như lúc phúc khảo hay không ? Hậu quả là có dạo, cả nhà sản xuất, đạo diễn, nghệ sỹ nổi tiếng lôi Thúy Kiều, Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời Hương phấn, Tiếng trống mê linh, lan và điệp … bôi be bét .
Nêu dư luận và Văn Nghệ sỹ chân chính không lên tiếng thi nhìn sân khấu rất ư là tội nghiệp . Nguy hiểm nhất là sức lan tỏa của hầu hết các Game Show trên sóng Quốc gia, Kêng truyền hình và được truyền siêu tốc mạng xã Hội , YouTube phát ngay, phát tới, phát lại nhiều lần .
Ảnh hường tiêu cực đển hàng triệu khán giả tử tế và cả một thể trẻ hệ tương lai sẽ ra sao khi đang ở tuồi hình thành nhân cách , nhu cầu cần hoàn thiện thông qua kiến thức, Văn Hoá và giáo dục.
Có phải Chúng ta đang dễ dãi với sự lố lăng, đang tranh giành những gương mặt scandal, lắm fan “ảo” để mời họ lên ghế nóng “câu view” tranh trò hơn thua truớc mặt thí sinh và hàng triệu khán giả đủ mọi giai tầng trong xã hội. Mà chương trình nào nhà Đài cũng giới thiệu Đạo diễn và Giám đốc âm nhạc hẳn hòi đây thôi .? Ai lại còn quay hình trước rồi bỏ thêm tiếng cười “máy lố “vào những tình huống chẳng ăn nhập nên đã thô lại còn kịch cỡm . Việc cần nên lên tiếng hay im lặng cứ để hàng triệu khán giả liên tục phải xem trò ” lố ” ?
Nhìn vào đa số các chuơng trình Truyền hình thực tế bạn thấy cái được thì trôi , cái “chướng tai gai mắt ” thì nhân rộng bởi đám đông hùa theo không? Góp ý không phải ” vơ đũa “, vì chúng ta không thiếu những người nhà nghề, có tài, có tâm vẫn ” cháy ” như : Xuân Hương, Hữu Châ , Thành Lộc, Thanh Thuỷ, Thành hội , Ái như , Minh Nhí , Trung Dân , Kim Xuân … và cả lực lượng hùng hậu của làng hài miền Bắc … không ít lần cũng đã thẳng thắn bầy tỏ thái độ , rồi cũng chỉ biết ” lắc đầu ” ngán ngẩm hoặc cùng lắm bất hợp tác, đồng nghĩa với chấp nhận thất thu.
Tự tìm góc bình yên ở những sân khấu ” nhỏ” kiểu xã hội hoá may ra giữ được mình chờ qua cơn lũ. Từ lâu nay, các Chương trinh ca nhạc Chúng tôi tham gia , xem ra khâu kiểm duyệt rất nghiêm, từng ca khúc, đoạn clip, lời dẫn, trang phục, múa minh họa, thiết kế sân khấu … luôn được góp ý , điều chỉnh gần như ” soi ” nhiều tầng ban bệ.
Video đang HOT
Thế còn sân khấu và truyền hình , Chúng ta lại “bỏ ngõ ” cho những màn hài kịch dung tục, truyền hình kiều rất ” thực tế ” với nhiều thủ thuật chiêu trò phản cảm lại được lên sóng quốc gia. Hay vì mặc định đó là ” Giải trí ” , ” thực tế ” , ” trực tiếp ” mà bất lực để khán giả vào thế chịu trận , thất thủ ” không thích thì tắt TV ” hoặc chuyển kênh ?
Mà biết chuyển đi đâu khi dịch ” nhảm ” không chừa một kênh nào . Bản chất Nghệ thuật là sáng tạo , nhưng phải luôn nằm trong khuôn khồ phạm trù văn hóa thuần phong mỹ tuc. Muốn văn hóa ” sạch ” nên chăng trách nhiệm đầu tiên phải ở khâu: Các cơ quan Quản lý, kiểm duyệt, cấp phép rổi giám sát biều diễn chặt chẽ, sau đó đến trách nhiệm của đơn vị tổ chức, Đạo diễn chuơng trình, kế đến ý thức nguời mang danh ” nghệ sĩ ” sau cùng là sự nghiêm khắc cần thiết từ khán giả khi thưởng thức nghệ thuật , đó là trách nhiệm chung với Văn hoá cộng đồng .
Chúng ta có thấy hiện nay hoàn toàn thiếu vắng những cuộc hội thảo chuyên đề , những lớp tập huấn , trại sáng tác , những nhà lý luận phê bình đinh hướng văn học , nghệ thuật , sân khấu chuyên nghiệp ?
Những nghệ sĩ tên tuổi ngày xưa, cả tuổi trẻ đổ mồ hôi nước mắt cho sự nghiệp và bản lĩnh của họ khác hẳn đối tượng “một đêm thành sao” hay ” sao ảo, sao mạng ” nhờ truyền thông, mạng xã hội, thi thố, chiêu trò …cũng ngạo ngễ trên sóng .
Cơ quan quản lý sau này cứ thử chịu khó như một thời kỷ cuơng , cứ chấn chỉnh , phạt hoặc cấm biều diễn vài trường hợp điền hình , chắc chắn mới thứ sẽ vào nề nếp ngay . Im lặng là đồng loã với cái không hay . Hảy trả lại không gian “Thánh đường ” cho sân khấu .
Trong đời sống hiện đại, liệu quan niệm “sân khấu là thánh đường” có còn phù hợp?.
Tôi nghĩ, đã mang danh phận nghệ sĩ, trong khuôn khổ ngành nghề là họ đang làm văn hóa, truớc khi làm văn hóa thì phải hiều và có văn hóa . Văn hóa ở nhận thức , thái độ , cách ứng xử truớc sau , trên duới , trong ngoài … Là nghệ sĩ khi đi trên đường, hay ở phố chợ vẫn là nghệ sĩ , nên ngay cả đời sống thường ngày, vì bất cứ nơi nào cũng có khán giả Ở đâu Nghệ sỹ cũng mong khán giả thừa nhận và Trân trong mình .
Thì người nghệ sĩ cũng phải có lòng tự trọng , giữ sự chuẩn mực moi lúc , moi nơi , chứ đâu cần đới lúc lên sân khấu mới nghiêm túc một chút vì nhận ra đây là Thánh đường .
Cảm ơn ca sĩ Quang Thành về cuộc trò chuyện!
Theo NS
Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ
Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70 tại Sài Gòn xưa. Ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc...
Sau sự vụ bản quyền với ca sỹ Mỹ Tâm, nhóm PV Phununews tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tác giả của bài Anh Thì Không, để tìm hiểu thêm về gia tài âm nhạc cũng như những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ rất nổi tiếng Sài gòn thập niên 60-70 của ông.
Thưa ông , được biết trước đây ông xuất thân từ một nhà giáo. xin ông cho biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy ông từ lãnh vực giáo dục sang lãnh vực âm nhạc , sau đó ông lấn sang phần đất nhạc Trẻ , chuyển ngữ hàng trăm nhạc phẩm nước ngoài đã được các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn và thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ nổi tiếng được đông đảo mọi người yêu thích ?
NS Vũ Xuân Hùng : Tôi xin vắn tắt là vào khoảng thời gian 1972 khi đang dạy học, tôi được ông Quốc Phong giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời tôi về làm Tổng Thư Ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh để cùng nhà văn Mai Thảo ( chủ bút ) làm mới cũng như trẻ trung hoá tờ báo Điện ảnh Ca nhạc nổi tiếng này .
Như bạn biết đó trong thập niên 60 , 70 nhạc trẻ thế giới ồ ạt du nhập vào miền Nam. Giới trẻ Sài gòn thời ấy rất say mê nghe và thích trình diễn những ca khúc viết bằng tiếng Anh , tiếng Pháp.
Thậm chí những ca sĩ và ban nhạc Sài gòn lấy một cái tên nước ngoài đặt cho ban nhạc mình. Chúng tôi lo ngại sự bành trướng của cái phong trào nhạc trẻ này nên đã cùng nhà văn Mai Thảo nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ , Nam Lộc , Tùng Giang , Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động một phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam ,
Bởi thế chúng tôi thường tổ chức tại Toà Soạn Kịch Ảnh các buổi Họp mặt Bàn Tròn Nhạc Trẻ cùng với sự tham gia của ca sĩ cũng như các ban nhạc trẻ nổi tiếng Sài gòn ngày đó để bàn về vấn đề trên.
Kết quả sau đó là sự ra đời của ban Phượng Hoàng cùng những sáng tác thuần tuý , đậm chất Việt Nam của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà ,Nguyễn Trung Cang , Ban Mây Trắng ( Tuấn Dũng , Trung Hành , Cao Giảng ) Đồng thời các ban nhạc, các nhóm ca cũng đã chuyển sang cái tên nghe Việt Nam hơn như Ba Con Mèo ( The Cats Trio) , Ba Trái Táo ( The Apple three ) , Ba Quả Chuông ( The Golden Bells ), Sao Xanh ( The Blue Stars ) ...
Công sức đóng góp vào phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ là phần chuyển ngữ ca khúc từ tiếng Anh Pháp sang tiếng Việt của các nhạc sĩ Phạm Duy , Trường Kỳ , Nam Lộc, Tùng Giang , Kỳ Phát , Vũ Xuân Hùng , Nguyễn Duy Biên ,Lê Hựu Hà , Tuấn Dũng , Trung Chỉnh ...
Phải chăng những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ 1,2, 3 do Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện cũng ra đời vào thời gian này? Thực hiện những cuốn băng đầu tiên này có những khó khăn ra sao?
NS Vũ Xuân Hùng: Vào thời gian đó tôi có suy nghĩ là muốn đẩy phong trào Việt hoá này mạnh lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên một người bạn nối khố từ thời Trung học bắt tay vào thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ.
Mỗi người chúng tôi một nhiệm vụ, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc , và mời nhạc sĩ Nam Lộc , Trường Kỳ , Lê Uyên Phương , Kỳ Phát , Tuấn Dũng , góp bài cho thêm phong phú . Sau đó chọn ban nhạc Dreamers, CBC , Mây Trắng , Hammers và các ca sĩ nổi tiếng Sài gòn thu âm. Nguyễn Duy Biên là người bỏ tiền đầu tư nên là nhà sản xuất ( Producer ) và Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering ) kiêm luôn chức phát hành ( Distributor ).
Rất may khi cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ra đời thì bà Thuý Nga và ông Tô Văn Lai của Trung tâm Thuý Nga ngày ấy thấy trẻ trung và mới lạ nên đã nhận lời phát hành đồng thời mua đứt những cuốn băng kế tiếp thứ 2 , thứ 3 sau đó nên anh đã bớt mệt nhọc lo lắng
Khi chuyển ngữ những ca khúc nước ngoài và phát hành những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ông có gặp vấn đề về bản quyền ?
NS Vũ Xuân Hùng : Vào những năm trước 1975, khi muốn xuất bản hay phát hành một bản nhạc hay một cuốn băng nhạc việc đầu tiên chúng tôi phải nộp bản những ca khúc chuyển lời Việt đó cho phòng thông tin Sài gòn để họ kiểm duyệt lời của bài hát. Sau vài ngày nếu không có vấn đề gì họ sẽ cấp phép để thực hiện việc thu âm và sản xuất .
Còn chuyện bản quyền thì thời gian đó chế độ miền Nam chưa có Luật Bảo Vệ Bản Quyền hoặc chưa gia nhập công ước Bern nên họ không đặt vấn đề xin phép. Do đó nhạc sĩ Phạm Duy ,Nam Lộc , Trường Kỳ, Kỳ Phát , Lê Hựu Hà , Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên ... chuyển lời Việt cho hằng trăm ca khúc nước ngoài mà không gặp rắc rối gì cả.
Còn sau năm 1975 những ca khúc chuyển ngữ của tôi được các Trung Tâm Ca Nhạc Hải Ngoại sử dụng cho các cuốn Audio và Video nên họ có trách nhiệm xin phép các tác giả nước ngoài.
Tất cả hơn 100 bài hát chuyển ngữ của tôi đều được viết trước năm 1996 , khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern và trước rất lâu khi Hội Bảo Vệ Tác Quyền Việt Nam ra đời. Hơn 100 ca khúc chuyển ngữ của tôi đã được đăng ký với Hội Bảo Vệ Tác Quyền hơn 10 năm rồi. Bởi thế việc vi phạm với tác giả bản gốc không có tính cách hồi tố .
Những nghệ sĩ hải ngoại khi thể hiện ca khúc do ông chuyển lời Việt , họ có làm tròn trách nhiệm xin phép sử dụng ca khúc đó không?
NS Vũ Xuân Hùng: Không tính đến những ca sĩ ra đĩa CD riêng hoặc hát sân khấu thì các ca sĩ sống ở hải ngoại thường làm việc cho các Trung Tâm lớn như Thúy Nga Paris, Asia và những chương trình lớn họ đều thực hiện những gì cần phải làm.
Hầu như không cần phải đợi nhắc nhở. Chẳng hạn như khi tôi xem một chương trình Trung tâm Thúy Nga Paris By Night họ có sử dụng một nhạc phẩm của tôi cụ thể là cuốn số 121 có bài Hờn Ghen do tôi chuyển ngữ. Thì ngay cả khi Abum chưa ra đã có người mang tiền tác quyền đến tận nhà.
Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông và gia đình sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.
Theo NS
Hà Hồ sống thế nào sau 1 năm đầy sóng gió tình cảm? "Trái tim Hà bây giờ đôi khi thấy đắn đo và chơi vơi", nữ ca sĩ trải lòng. 2016 là một năm thăng trầm nhưng cũng nhiều dấu ấn của Hồ Ngọc Hà. Năm 2016, Hồ Ngọc Hà trải qua nhiều sóng gió và thăng trầm. Những lùm xùm về chuyện đời tư khiến cô trở thành tâm điểm bị chỉ trích suốt...