Ca sinh ở Nhật giảm mạnh do đại dịch
Số trẻ chào đời hàng năm ở Nhật dự kiến chỉ còn dưới 800.000 vào năm tới, sớm hơn 10 năm so với dự đoán, do ảnh hưởng của đại dịch.
Dựa trên số ca mang thai được báo cáo và các dữ liệu khác, Takumi Fujinami thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản ước tính số ca sinh hàng năm là 848.000 trong năm nay và 792.000 vào năm 2021, chỉ bằng 1/3 mức thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh sau chiến tranh. Dự báo năm 2017 của Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia cho rằng con số này xuống dưới 800.000 trong 12 năm tới.
Xu hướng này có nguy cơ gây thêm áp lực lên nhóm dân số trong độ tuổi lao động, vốn hỗ trợ mạng lưới an sinh xã hội của đất nước.
Y tá chăm sóc trẻ sơ sinh trong một bệnh viện ở Nhật Bản đầu năm nay. Ảnh: Nikkei .
Video đang HOT
Bệnh viện Aiwa ở tỉnh Saitama thường xử lý hơn 2.500 ca sinh mỗi năm. Tuy nhiên, bệnh viện chứng kiến sự sụt giảm khoảng 5% từ tháng 4 đến tháng 11 ở những bệnh nhân lần đầu đến khám để xác nhận mang thai và các dịch vụ khác, so với cùng kỳ năm trước, và sẽ ít hơn gần 20% số ca sinh vào tháng 1 và tháng 2/2021 so với hai tháng đầu năm 2020, mức giảm gần như chưa từng có.
Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển Trẻ em cũng nhận thấy sự sụt giảm ca sinh trong hai tháng đầu năm 2021 và sự phục hồi chậm chạp từ tháng 3 trở đi. “Có thể có những người đang do dự có con do vấn đề kinh tế và sự thiếu ổn định về tương lai”, Haruhiko Sago, quan chức cấp cao của trung tâm cho biết.
Tình trạng sụt giảm ca mang thai cũng được ghi nhận trong dữ liệu chính thức. Số liệu thống kê của Bộ Y tế công bố hôm 24/12 cho thấy số ca mang thai được báo cáo trong 10 tháng đầu năm 2020 giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức giảm 17,6% vào tháng 5, thời điểm sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp. Các điểm nóng về dịch bệnh đã trải qua mức giảm đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 4 đến tháng 10, với 9,1% ở Tokyo, 8,1% ở Hokkaido và 7,6% ở Osaka.
Sự sụt giảm hôn nhân gần đây cũng là nguyên nhân đáng lo ngại. Theo số liệu sơ bộ, có 424.000 cuộc hôn nhân trong 10 tháng đầu năm, giảm hơn 13% so với cùng kỳ năm 2019. Fujinami cảnh báo xu hướng tránh kết hôn “có thể dẫn đến giảm tỷ lệ sinh trung và dài hạn”.
Điều này sẽ tiếp tục khiến dân số Nhật Bản, vốn đã bị thu hẹp, ngày càng giảm. Dựa trên tỷ lệ sinh hiện tại, Takuya Hoshino thuộc Viện Nghiên cứu Cuộc sống Dai-ichi dự đoán dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống dưới 100 triệu người vào năm 2049, sớm hơn 4 năm so với ước tính của Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia. Điều đó đồng nghĩa dân số Nhật sẽ giảm hơn 25 triệu người, gấp hai lần dân số Tokyo, trong ba thập kỷ tới.
Hoshino nhận thấy nguy cơ thay đổi văn hóa do đại dịch gây ra, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái về sinh đẻ và hôn nhân.
“Nếu những ca làm việc như làm việc ở nhà diễn ra và mọi người ít ra ngoài hơn, họ sẽ có ít hơn cơ hội gặp các đối tượng kết hôn tiềm năng”, ông nói. “Các biện pháp sẽ cần được thực hiện sau đại dịch để đưa các ca sinh và hôn nhân trở lại mức cũ”.
Trong vài năm qua, chính phủ Nhật đã cố gắng thực hiện những thay đổi đối với hệ thống bảo hiểm xã hội của Nhật Bản để giảm bớt gánh nặng cho những người trẻ tuổi. Nhưng những cải cách có thể không theo kịp với sự sụt giảm nhanh hơn dự kiến của dân số trong độ tuổi lao động và gánh nặng kinh tế đè nặng lên người trẻ có thể tiếp tục ngăn cản việc kết hôn và nuôi dạy con cái, dẫn đến một vòng luẩn quẩn.
Nhật-Australia hợp tác chôn vùi khí thải carbon xuống dưới biển sâu
Các công ty Australia và Nhật Bản đang nghiên cứu kế hoạch chôn carbon dioxide từ các nhà phát thải công nghiệp ở châu Á dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Australia.
Cựu Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko thị sát một cơ sở thí nghiệm lưu trữ và thu giữ carbon trên bờ ở Tomakomai, Hokkaido, vào tháng 8/2019. Ảnh: Kyodo
Theo Japan Times, công ty năng lượng Transborders Energy Pty có trụ sở tại Perth (Australia) đang trao đổi và hợp tác với các đối tác bao gồm công ty Khí đốt Tokyo và công ty Điện lực Kyushu về các đề xuất đưa khí thải trong ngành công nghiệp nặng ở Australia và mở rộng ra toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương qua ống dẫn nổi - công nghệ hiện được triển khai trong lĩnh vực khí đốt - xuống dưới đáy biển.
Các nhà sản xuất năng lượng lớn đều ủng hộ phương án thu giữ carbon (CCS) dưới đáy biển như một cách để hạn chế lượng khí thải song các dự án này vẫn gặp phải nhiều thách thức như các vấn đề kỹ thuật và chi phí vượt mức.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm nay, khoảng 40 triệu tấn carbon dioxide thuộc 21 cơ sở sản xuất sẽ được thu giữ. Con số này chỉ đóng một phần nhỏ trong tổng lượng khí thải toàn cầu khoảng 51 tỷ tấn. Dự án của Australia và Nhật Bản có kế hoạch thu giữ 1,5 triệu tấn/năm.
Australia là một trong những quốc gia có lượng khí thải bình quân đầu người lớn nhất thế giới do ngành xuất khẩu năng lượng bùng nổ. Chính phủ nước này đang thúc đẩy công nghệ thu giữ carbon CCS nhằm giảm thiểu lượng khí thải. Tuy nhiên, công nghệ này cho đến nay mới chỉ được sử dụng trên đất liền.
Chính vì vậy, các nhà khoa học toàn cầu đang tìm cách triển khai công nghệ CCS ở ngoài đại dương. Sáng kiến Northern Lights, do chính phủ Na Uy hỗ trợ, có kế hoạch lưu trữ 1,5 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm dưới Biển Bắc từ năm 2024, với mục tiêu dài hạn mở rộng quy mô hoạt động đến 5 triệu tấn.
Alex Zapantis, Tổng Giám đốc phụ trách thương mại Viện CCS Toàn cầu - một tổ chức tư vấn thúc đẩy việc triển khai công nghệ, cho biết: "Với sáng kiến này, bạn không phải đối phó với sự cạnh tranh trên đất liền. Vốn dĩ chúng ta đã có sẵn dữ liệu địa chất trước đó được thu thập phục vụ mục đích thăm dò dầu khí. Những dữ liệu này có thể giúp chúng ta có nền tảng cơ bản để xác định khu vực tiềm năng có thể chôn vùi khí thải carbon".
Tuy nhiên, theo ông Zapantis, để triển khai các dự án trên, chi phí thực hiện sẽ đội lên rất nhiều khi phải khoan xuống sâu dưới đáy biển và thiết lập các đường ống dẫn mới.
Nhật Bản muốn từng bước tiến tới giải quyết vấn đề quần đảo Nam Kuril Trong cuộc gặp người dân Hokkaido ngày 1/12, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết chính quyền nước này có ý định từng bước tiến tới giải quyết vấn đề Vùng lãnh thổ phương Bắc, khu vực hiện do Moskva kiểm soát và gọi là quần đảo Nam Kuril, và ký hiệp ước hòa bình với Nga. Quần đảo tranh chấp do...