Ca sinh nở hiếm gặp: Em bé chào đời hoàn toàn không có mũi khiến bác sĩ cũng kinh ngạc vì chưa gặp bao giờ
Trường hợp mà em bé này mắc phải vô cùng hiếm hoi chỉ với tỷ lệ 1 trên 4 tỉ người.
Một em bé sơ sinh không có mũi được sinh ra ở Fallujah (Iraq) hai tuần trước khiến tất cả các bác sĩ vô cùng kinh ngạc vì chưa từng gặp trường hợp này bao giờ.
Đứa bé này bị mắc hội chứng microcephaly – một tình trạng đầu nhỏ hơn bình thường, thường là do não không phát triển đúng cách. Hoặc có thể bị gây ra bởi một bất thường di truyền, người mẹ lạm dụng thuốc, rượu hoặc tiếp xúc với độc tố hay vi rút như Zika trong khi mang thai.
Một em bé Iraq (được giấu giới tính) được sinh ra mà không có mũi khiến các bác sĩ kinh ngạc
Hình ảnh của đứa bé được công bố bởi tổ chức Fallujah Birth Defects với tuyên bố rằng tỷ lệ dị tật bẩm sinh đã tăng vọt sau chiến tranh ở Iraq. Tổ chức này cho biết đây là lần đầu tiên họ thấy một trường hợp mắc bệnh microcephaly, kể từ khi tổ chức được thành lập năm 2004.
Đứa bé không được công khai giới tính và xuất thân từ một gia đình sống ở vùng nông thôn, bé có ba anh chị em khỏe mạnh.
Trong các bình luận trên Facebook, tổ chức này cho biết việc biến dạng mũi là do sứt môi và vòm miệng, còn mọi thứ khác trong cơ thể bé đều khỏe mạnh.
Video đang HOT
Bé bị một tình trạng hiếm gặp được gọi là microcephaly
Fallujah Birth Defects cũng chia sẻ thêm rằng bé chỉ có thể thở hổn hển vì gia đình bé đã “từ chối” phẫu thuật mở khí quản.
Trường hợp tương tự khác, có một em bé người Mỹ mới sinh ra không có mũi nhưng đã chết năm 2017 khi mới được hai tuổi.
Eli Thompson qua đời khi chỉ mới hai tuổi, vào năm 2017, trong một bức hình chụp với cha
Cô bé Tessa Evans đến từ Ireland, hiện 6 tuổi, cũng được sinh ra mà không có mũi
Bé Eli Thompson không có đường mũi hay hốc xoang – một tình trạng cực kỳ hiếm gặp được gọi là arhinia bẩm sinh và chỉ ảnh hưởng đến 1 trong 197 triệu ca sinh. Bé đã được phẫu thuật mở khí quản để có thể thở khi chỉ mới năm ngày tuổi. Vào năm 2015, Eli có cơ hội gặp một đứa trẻ khác với tình trạng tương tự – cô bé Tessa Evans, hai tuổi đến từ Ireland.
Tật đầu nhỏ ( microcephaly) là tình trạng bệnh trong đó đầu của em bé nhỏ hơn nhiều so với dự kiến. Trong khi mang thai, đầu thai nhi phát triển vì não bộ của bé phát triển.
Arhinia là tình trạng dị tật bẩm sinh khiến em bé thiếu mũi và các bộ phận của hệ thống khứu giác. Đây có thể là tình trạng bẩm sinh hoặc mất mũi do ung thư, nhiễm trùng hay tai nạn.
Nguồn: The Sun, Dailymail
Giải pháp mới cho các bệnh nhân sau phẫu thuật hở hàm ếch vẫn còn nói ngọng
Trong 3 ngày (từ 17/3 đến 19/3), đoàn chuyên gia gồm các y, bác sỹ Đài Loan phối hợp với các bác sỹ Khoa răng, hàm, mặt Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ tổ chức khám, phẫu thuật cho trẻ bị hở hàm ếch và những trẻ sau phẫu thuật nhưng vẫn còn nói ngọng, phát âm sai.
Trẻ bị hở hàm ếch được khám và phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Lan - Bệnh viện Nhi Trung ương, từ 14 giờ chiều nay (17/3), 60 cháu bé bị dị tật khe hở môi và vòm miệng (hay còn gọi là sứt môi, hở hàm ếch) sẽ được đoàn chuyên gia Đài Loan khám hội chẩn, sàng lọc, phân loại và sẽ tiến hành phẫu thuật trong 2 ngày (ngày 18-19/3).
BS Lan cho biết, khe hở môi và vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt hay gặp. Trên thế giới, tỷ lệ mắc dị tật này trong số trẻ mới sinh là 1/600 đến 1/1000. Ở Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 0,1 đến 0,2%. Trong đó khe hở vòm miệng chiếm 40%.
Khe hở vòm miệng gây ra các rối loạn trầm trọng cho trẻ như khó ăn - bú hay bị sặc, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, rối loạn phát âm, rối loạn tâm lý...
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và Bệnh viện Nhi Trung ương nói riêng đều không xa lạ với phẫu thuật cho các trẻ bị khe hở vòm. Nhưng có một thực trạng là trẻ sau khi được phẫu thuật "đóng kín" các khe hở ở môi và vòm thì đã quay lại bệnh viện khám lại vì hầu hết các con đều nói ngọng, giọng yếu thều thào hoặc vang.
Các chuyên gia Đài Loan khám cho các bệnh nhân
BS Lan cho biết, nguyên nhân trẻ nói ngọng, giọng yếu, hơi thoát qua mũi... dù đã được phẫu thuật đóng vá kín môi vòm là do rối loạn chức năng vòm hầu. Tức là vòm mềm đã không đóng một cách hợp lí trong suốt quá trình tạo phát âm thanh...
"Ở Mỹ, châu Âu và một số nước như Đài Loan, Hong Kong... đã sử dụng phương pháp nội soi bằng ống mềm qua đường mũi để chẩn đoán các dạng rối loạn chức năng vòm hầu để từ đó các chuyên gia sẽ đề xuất dạng bệnh nào sẽ phải phẫu thuật mới cải thiện được vấn đề phát âm, dạng nào chỉ cần trị liệu lời nói mà không cần đến phẫu thuật..." - BS Lan phân tích.
Cũng theo BS Lan, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện được tài trợ một máy nội soi ống mềm từ Đài Loan. Nhờ thiết bị này mà các bác sĩ nhìn được khả năng di động của vòm hầu trong suốt quá trình phát âm, qua đó giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác được tỉ lệ đóng kín của vòm hầu. Qua đó, ê kíp lựa chọn từng kĩ thuật mổ sao cho phù hợp nhất trên từng ca bệnh...
Với phương pháp nội soi ống mềm, bệnh nhân hở hàm ếch hoàn toàn có thể được điều trị mà không để lại di chứng
BS Lan nhấn mạnh: "Khe hở môi - vòm miệng là dị tật hoàn toàn có thể điều trị được mà không để lại di chứng gì. Điều trị khe hở môi vòm không chỉ dừng lại ở việc đóng kín khe hở. Với những bệnh nhân bị dạng bệnh này, Bệnh viện Nhi Trung ương đã áp dụng những kĩ thuật mổ mới như Furlow hay Pharyngeal Flap và đã thành công. Nhờ đó những trẻ mắc khe hở môi vòm được hoàn thiện hơn và trở về bình thường...".
Theo thegioitiepthi
Cặp song sinh cùng trứng khác tinh trùng Hai em bé sinh đôi ở Brisbane (Australia) chỉ giống nhau 78% về mặt di truyền do trứng của mẹ thụ tinh với hai tinh trùng của bố. Ban đầu, quá trình mang thai của sản phụ 28 tuổi dường như hoàn toàn bình thường. Kết quả siêu âm ở tuần thứ sáu cho thấy một nhau thai và hai túi ối, chứng...