Ca sĩ Yến Thu của đoàn kịch nói Kim Cương qua đời
Nghệ sĩ Bích Thủy – con gái của cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn – báo tin ca sĩ Yến Thu – thành viên của Đoàn kịch nói Kim Cương – đã qua đời sau thời gian chống chọi với 2 căn bệnh ung thư
Ca sĩ Yến Thu
Ca sĩ Yến Thu (tên thật là Đào Thị Thu) sinh ngày 5-11-1956 là thành viên của Đoàn kịch nói Kim Cương, ở tuổi xế chiều bà phát hiện bị bệnh ung thư, sau thời gian chống chọi với bệnh bà đã trút hơi thở cuối cùng lúc 1 giờ ngày 8-5, thọ 68 tuổi.
Khi còn trẻ bà là nữ ca sĩ sở hữu nhan sắc xinh đẹp, từng được khán giả yêu mến trên sân khấu Đoàn kịch nói Kim Cương.
Ca sĩ Yến Thu (ngồi phía trước bìa trái) trong ngày họp mặt với đoàn kịch nói Kim Cương
NSND Kim Cương đã từng nhận xét, giọng ca Yến Thu rất truyền cảm. “Giai đoạn đó bao giờ một suất diễn cũng có hai phần: ca nhạc và kịch, Yến Thu luôn xuất hiện giữa chương trình, hát những bài tình ca được khán giả yêu mến. Tính cách của Yến Thu chan hòa, vui vẻ. Sau này dù đoàn đã ngưng hoạt động, những buổi họp mặt của đoàn, bao giờ cũng có mặt Yến Thu. Cô sống rất lạc quan, luôn mang niềm vui đến cho mọi người” – NSND Kim Cương cho biết.
Video đang HOT
Ca sĩ Yến Thu
Ca sĩ Yến Thu cùng thời với ca sĩ Họa Mi, Ngọc Yến là đàn em của ca sĩ Thái Châu, diễn viên Nguyễn Chánh Tín. Bà nổi tiếng qua các bài hát: “Tiếng xưa”, “Ru ta ngậm ngùi”, “Áo bà ba”, “Hương tóc mạ non”, “Thương về miền trung”, “Khúc tango buồn”…
Trong một số vở kịch cần vai diễn quần chúng, bà cũng được NSND Kim Cương mời tham gia và bao giờ cũng diễn đầy nhiệt huyết. Những năm sau 1990 khi Đoàn kịch nói Kim Cương ngưng hoạt động, bà bắt đầu nhận show biểu diễn tại các tụ điểm ca nhạc, xuất hiện thường xuyên tại sân khấu Trống Đồng và Sân khấu 126 (Trung tâm Văn hóa quận 3).
Ca sĩ Yến Thu
Mới đây, trong chương trình “Thương đời gạo chợ nước sông”, ca sĩ Yến Thu đã có những chia sẻ đầy đau xót về cuộc sống hiện tại. Từ năm 2010, bà phát hiện mình bị ung thư máu và điều trị đến giờ. Phía bệnh viện trước đây có tài trợ nên bà được uống thuốc điều trị đặc hiệu miễn phí, chỉ mất tiền xét nghiệm, thăm khám.
Bà kể: “Bác sĩ nói tôi mà ngưng uống thuốc này thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng. Nhưng tôi không có tiền mua thuốc nên đành phải ngưng. Từ lúc ngưng uống thuốc, năm vừa rồi tôi phải đi truyền hóa chất 5 lần, 3 lần lọc máu, mệt lắm”.
Căn bệnh ung thư máu chưa chữa được, bà lại phát hiện bị ung thư tuyến giáp. Ở tuổi 68, sức khỏe ngày càng yếu hơn và sau thời gian chịu đựng bệnh tật, bà đã qua đời trong sự thương tiếc của đồng nghiệp, khán giả.
Tang lễ của ca sĩ Yến Thu được tổ chức tại nhà riêng: 494/6 Hòa Hảo, phường 5, quận 10, TP HCM. Lễ nhập quan lúc 15 giờ ngày 8-5. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 11-5. Sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP HCM).
Cháu ruột NSND Kim Cương hé lộ về Thanh Nga khi còn sống
"Cô ba Thanh Nga dễ thương lắm, bảo tôi: Kêu tao bằng chị đi, đừng kêu cô. Được cô cho phép, tôi mới dám kêu là chị ba" - nghệ sĩ Phượng Mai nói.
Nghệ sĩ Phượng Mai là một tên tuổi cải lương nổi tiếng, từng được gọi là "người tình sân khấu của Vũ Linh". Cô sinh ra trong một gia đình nhà nòi, 7 đời theo nghề sân khấu, là cháu ruột của NSND Kim Cương. Vì vậy, nghệ sĩ Phượng Mai có nhiều kỷ niệm với NSND Kim Cương.
Cô kể lại: "Tôi may mắn sống trong gia đình nhà nòi, anh chị em lại không ai đi hát nên tôi được ông Tổ cho giọng ca. Tôi đi hát áp lực lắm vì bị đòn nhiều, bị đòn te tua từ gia đình tới thầy.
Phượng Mai
5 tuổi tôi đã đi theo má Kim Cương vào đoàn kịch Kim Cương. Tuồng nào má dựng có vai con thì tôi đóng vai đó, không lần nào không bị đòn, bị má Kim Cương đánh hoài.
Cái nào chưa đúng ý là má Kim Cương vào dạy, cho ăn đòn luôn. Về tới nhà gặp ngoại Cao Long Ngà mà quên tuồng là cũng bị đòn.
Tới 6, 7 tuổi, tôi biết chữ nên được cho theo cải lương, học vũ đạo. Gia đình thương con lắm nhưng rất nghiêm khắc, hát sai là bị quất roi mây, quất từ trên quất xuống, không cho ăn. Hôm nào diễn được thì sẽ được cho ăn đồ ngon, được dẫn đi ăn hủ tiếu đêm.
Lúc đó tôi còn nhỏ nên má Kim Cương có cách dạy tuồng rất hay. Thông thường, khi nào diễn một tuồng mới, má Kim Cương dẫn tôi về nhà, vào trong phòng, không bắt học tuồng như sẽ nói chuyện ngoài đời như trong tuồng để tôi ngấm được tuồng. Má Kim Cương chỉ sao tôi phải làm được vậy, chỉ thiếu một câu là bị cốc vào đầu ngay. Tôi diễn hay thì được má Kim Cương khen".
NSND Kim Cương
Về sự nghiệp của mình, Phượng Mai chia sẻ: "Tôi giống như sinh ra trong đài truyền hình, 7 tuổi đã hát cải lương. Ngày đó, sáng tôi hát ở đài truyền hình, tối lại đi hát cho vũ trường người Tàu ở Chợ Lớn.
Tôi nổi đầu tiên vai Lương Sơn Bá trong tuồng Lương Sơn Bá Trúc Anh Đào. Sau đó, tôi lên đào chính và nổi nhiều vai lắm.
Trước khi đi nước ngoài, tôi có một may mắn. Khi cô Thanh Nga mất năm 1978, tôi được tuyển vào thay cô đóng vai thái hậu Dương Vân Nga và tôi cũng chính là thái hậu Dương Vân Nga nhỏ tuổi nhất trình diễn tại rạp Quốc Thanh cho 24 đoàn nghệ thuật coi.
Nghệ sĩ Thanh Nga
Như vậy, tôi đã làm hài lòng linh hồn cô Thanh Nga. Trước khi cô Thanh Nga mất, tôi còn được đến nhà cô học 3 tháng trời. Tôi được cô truyền lại các vở cải lương lịch sử.
Cô ba Thanh Nga dễ thương lắm, bảo tôi: Kêu tao bằng chị đi, đừng kêu cô. Được cô cho phép, tôi mới dám kêu là chị ba".
'Ai cũng muốn giữ Khu dưỡng lão nghệ sĩ nhưng nếu cần vẫn phải hy sinh' Sau khi 6 nghệ sĩ lão thành cuối cùng rời đi, Khu dưỡng lão nghệ sĩ được cho là đã hoàn thành sứ mệnh trong gần 30 năm tồn tại, để lại nhiều luyến lưu. Khu dưỡng lão nghệ sĩ nằm tại số 314/65 đường Âu Dương Lân, phường 3, Quận 8, TP.HCM. Tên đầy đủ là Khu dưỡng lão nghệ sĩ sân...