Ca sĩ Trọng Tấn, NSƯT Vũ Thắng Lợi tôn vinh niềm tự hào dân tộc ở Hòa nhạc ‘Điều còn mãi’
Ca sĩ Trọng Tấn, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Bảo Yến, Khánh Ngọc cùng nhiều ca sĩ khác đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc qua những nhạc phẩm trong Hòa nhạc “Điều con mãi”.
Chiều 2/9, Hoà nhạc Quốc gia “Điều còn mãi 2024″diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong không khí thiêng liêng của ngày Tết Độc lập. Khác với những năm trước, “Điều còn mãi 2024″lần đầu tiên đưa yếu tố quốc tế vào chương trình với sự tham gia của Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời cùng nhạc trưởng người Pháp Olivier Ochanine.
Lễ chào cờ trên nền “Tiến quân ca” là biểu tượng và là phần quan trọng của Hòa nhạc Quốc gia “Điều còn mãi”.Tác phẩm bất hủ của Văn Cao được nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng phối khí. Tiết mục mở đầu là ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”(tác giả Văn Cao), do Hợp xướng Kosmos Opera biểu diễn.
Một trong những tiết mục gây ấn tượng là “ Hành quân xa” – tác phẩm của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, được Trần Mạnh Hùng chuyển soạn và nhóm Áo Lính biểu diễn.
Ngoài ý nghĩa mừng Tết Độc lập, Hòa nhạc “Điều còn mãi” năm nay còn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và đánh dấu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy, sự hào hùng của ca khúc “Hành quân xa”mang đến niềm xúc động cho phần lớn khán giả tại Nhà hát Lớn chiều 2/9.
Video đang HOT
Ca sỹ Trọng Tấn đã tôn vinh niềm tự hào dân tộc qua bài hát anh thể hiện trong buổi hòa nhạc.
Cùng nhìn lại những năm tháng lịch sử để thêm tự hào về đất nước, quê hương qua các tác phẩm âm nhạc, ca sỹ Trọng Tấn cháy hết mình trên sân khấu với tác phẩm “Bế Văn Đàn sống mãi” . Còn các chàng trai nhóm Oplus đã thổi một luồng sinh khí mới cho ca khúc “The Ballad of Ho Chi Minh ” nổi tiếng qua giọng hát của nghệ sỹ Ewan MacColl.
Tác phẩm “Tình ca Tây Bắc” (nhạc Bùi Đức Hạnh, phỏng thơ Cầm Giang) được trình diễn bởi cây saxophone An Trần – nghệ sỹ trẻ tuổi nhất tham gia “Điều còn mãi 2024″cũng gây ấn tượng mạnh với khán giả nhiều lứa tuổi.
Bên cạnh sự xuất hiện của các ca sỹ kỳ cựu, sân khấu “Điều còn mãi 2024″còn có sự tham gia lần đầu tiên của một số giọng ca trẻ, tài năng như ca sỹ Nguyễn Bảo Yến và nhóm Áo Lính với 5 nghệ sỹ cùng hoạt động nghệ thuật trong quân đội.
Điều này thể hiện sự tiếp nối thế hệ, góp phần lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước, về ý chí kiên cường của người dân Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
Hòa nhạc “Điều còn mãi 2024″ khép lại với những giai điệu đẹp và ca từ tràn ngập tình yêu quê hương đất nước của tác phẩm “Việt Nam quê hương tôi” (nhạc sỹ Đỗ Nhuận). Tác phẩm này được nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng và có sự hòa giọng của tất cả các nghệ sỹ biểu diễn trong chương trình.
NSND Mai Hoa, NSND Tấn Minh hát tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đài Hà Nội sẽ thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật "Miền xa thẳm" với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như: NSND Tấn Minh, NSND Mai Hoa...
Miền xa thẳm được Đài Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) - là dịp để tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh đã hy sinh xương máu để viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.
NSND Mai Hoa sẽ hát trong "Miền xa thẳm" (Ảnh: Ban Tổ chức).
Điểm đặc biệt là ngoài địa điểm chính là Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, chương trình còn kết nối với 5 điểm cầu trên cả nước: Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ điểm cao 468 (Thanh Thủy, Hà Giang), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 (Quảng Trị), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị), Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo).
Trong 120 phút, Miền xa thẳm sẽ giới thiệu những tác phẩm sống mãi với thời gian, có giá trị nghệ thuật. Những tác phẩm này được chuyển soạn và phối khí lại cho Dàn nhạc bán cổ điển, nhằm mang đến cho khán giả những cảm xúc sâu lắng, xen lẫn niềm tự hào.
Đó là những ca khúc như: Màu hoa đỏ, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Liên khúc: Bế văn Đàn sống mãi - Cùng anh tiến quân trên đường dài, Lời anh vọng mãi ngàn năm, Dáng đứng Việt Nam; Bài ca bên cánh võng; Miền xa thẳm; Liên khúc: Xin đừng gọi anh là Liệt sĩ vô danh - Đồng đội ơi, Bóng chiều Tây Nam, Tổ quốc gọi tên mình,...
Với những người lính đã từng trải qua cuộc chiến, khúc tráng ca Màu hoa đỏ của cố nhạc sĩ Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức Mậu như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống. Ca khúc này mở đầu chương trình Miền xa thẳm, như sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những hy sinh vĩ đại của ngày hôm qua và sự tiếp nối của thế hệ hôm nay.
NSND Tấn Minh cũng tham gia chương trình diễn ra tối 30/7 tại Cung Hữu nghị Việt Xô, được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, kênh phát thanh FM96, ứng dụng Hà Nội ON và các nền tảng số của Đài Hà Nội (Ảnh: Ban Tổ chức).
Ngoài các ca khúc, chương trình còn có các tuyến phóng sự và tiểu phẩm kể về những câu chuyện hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Đó là ca mổ đau đớn nhất trong đời người của bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh đầu tiên). Đó là Vụ hành quyết Sài Gòn (Nhân vật chính Bảy Lớp trong bức ảnh gây chấn động thế giới).
Tiểu phẩm Bức tâm thư gửi cho hậu thế cũng sẽ là điểm nhấn có thể lấy nước mắt của người xem thông qua câu chuyện cảm động về bức thư được tìm thấy sau chiến tranh giữa rừng già Nam Bộ.
Chương trình Miền xa thẳm do nhà báo Ngô Thanh - Giám đốc Trung tâm các chương trình giải trí của Đài Hà Nội - làm Tổng đạo diễn và tác giả kịch bản, được phối khí, dàn dựng công phu bởi Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Thành Vương cùng phần biểu diễn của Dàn nhạc thính phòng Thăng Long và nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước như: NSND Tấn Minh, NSND Mai Hoa, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Đông Hùng, Bảo Yến, Viết Danh...
Danh ca Bảo Yến: "Hương thầm"vẫn ngát, tiếng hát vẫn say Nhắc đến danh ca Bảo Yến, công chúng luôn dành một sự ngưỡng mộ đặc biệt cho chị. Thập niên 1980, cái tên Bảo Yến dậy sóng khắp nước, như một sự bảo chứng cho sân khấu. Chỉ cần có Bảo Yến hát, sô diễn đó chắc chắn cháy vé. Chỉ cần Bảo Yến xuất hiện, khán giả hò reo tán thưởng không...