Ca sĩ Thùy Trang ‘Mưa bụi’ từng bị đồn qua đời giờ ra sao?
Nổi lên từ cuốn băng đình đám ‘ Mưa bụi’ vào thập niên 1990, Thùy Trang luôn là cái tên được khán giả dòng dân ca quê hương ưa thích ngay cả khi cô gián đoạn sự nghiệp 6 năm và không biết PR hình ảnh.
Cô sinh viên ‘vừa già, vừa xấu, vừa quê’ vụt sáng
Học xong cấp 3, Thùy Trang lên Sài Gòn. Một lần nọ, cô đi ngang trường Nghệ thuật Sân khấu 2 thấy mở khóa thi Cải lương nên tò mò đăng ký. Chẳng ngờ một tháng sau Thùy Trang nhận giấy báo đạt giải A, đi học không mât phi ma con đươc lĩnh lương.
Lúc đó, gia đình không ủng hộ Thùy Trang theo đuổi nghệ thuật vì sợ con gái không có tương lai. Cô kể với VietNamNet: “Hồi xưa, tôi xấu quá, vừa gia vưa đen đua lai nhat. Nghệ sĩ phải có thanh có sắc mà mình chẳng có sắc. Gia đình nói: Mày đi hát ai mà coi, chắc như lục bình trôi . Trong nhà có ba tôi chơi đàn, đờn ca tài tử ba Nam sau Băc thuộc làu nên tôi đánh liều xin ba. Ông đồng ý, thế là trong nhà không ai nói gì nữa”.
Trong quá trình học, Thùy Trang còn nhận thêm một học bổng mà toàn trường Nghệ thuật Sân khấu 2 khi ấy chỉ có 5 suất. Thế là hằng tháng, cô lĩnh gần 500 nghìn đồng – con số lớn thời đó.
Rồi Thùy Trang nổi tiếng một cách trùng hợp, tình cờ. Năm đó, khi đang học co môt nhóm nhac dân tộc bên Nhạc viện sang trường cô tìm người biết hát điệu lý. Nhóm này có chuyến biểu diễn ở Đà Lạt nhưng ca sĩ solo bât ngơ đô bênh nên tìm Thùy Trang thay thế. Gia đình biết chuyện, không muốn con gái đi xa nên cản. Thế mà sáng hôm sau, cô xếp hành lý đi luôn.
Chính cô không ngờ, chuyến lưu diễn năm ấy cùng ca khúc Còn thương rau đắng mọc sau hè đưa cái tên Thùy Trang vụt sáng. Về lại Sài Gòn, Thùy Trang được mời đi hát rất nhiều nơi cùng các nhóm nhạc quê hương khi chưa tốt nghiệp, mỗi đêm “chạy” 3 – 4 tụ điểm. Từ xuất phát điểm cải lương, Thùy Trang chuyển hẳn sang hát nhạc dân ca, quê hương.
Đầu thập niên 1990, Thùy Trang xuất hiện trong nhạc tập Mưa bụi – series kết hợp âm nhạc, kịch nói và điện ảnh, nhanh chóng trở thành hiện tượng tân nhạc và ảnh hưởng sâu rộng đến thị hiếu khán giả Việt Nam.
Khi ấy Thùy Trang mới khoảng 18 – 19 tuổi nhưng hát toàn bài dân ca, quê hương mùi mẫn như ca sĩ giàu kinh nghiệm: Trách người trong mộng. Màu xanh kỷ niệm, Em đi trên cỏ non, Trên dòng sông nhỏ, Sa mưa giông, Bông bí vàng… Điều đáng nói những ca khúc của cố nhạc sĩ Bắc Sơn vốn đã đóng đinh tên tuổi danh ca Hương Lan. Vậy mà một ca sĩ mới toanh chưa đầy 20 tuổi lại hát ra bản sắc riêng và được khán giả nô nức tìm nghe.
Sau series Mưa bụi , Thùy Trang tiếp tục xuất hiện trong các băng Tình đời, Tình xuân vào cuối thập niên 1990, chính thức trở thành sao nhạc dân ca, quê hương.
Chủ động tỏ tình với con trai ông chủ kinh doanh xe thuê
Video đang HOT
Thùy Trang thành danh sớm với dòng nhạc dân ca, quê hương nhờ giọng hát mềm mại, mượt và sáng, giàu phẩm chất nữ tính và trữ tình. Câu hò điệu lý qua tiếng hát Thùy Trang chuyển động như một dòng nước trong trôi êm.
Thùy Trang hát sao thì tính cách, con người vậy. Cô đi đứng chậm rãi, nói năng nhẹ nhàng, gần, hồn nhiên và nhút nhát. Chính tính cách này khiến ông xã yêu Thùy Trang. Cô kể, trước khi thu cuốn Mưa bụi , cô đã được ông bầu Duy Ngọc mời show đi diễn xuyên tỉnh. Cả đoàn thuê tổng cộng 3 chiếc xe khách lớn, Thùy Trang được ngồi chung xe toàn ngôi sao đang đỉnh cao đương thời như Ngọc Ánh, Lê Tuấn…
Mãi sau này Thùy Trang mới biết ông bầu Duy Ngọc đã thuê xe nhà ông xã cô. Và chính anh là người cầm lái chiếc xe đưa Thùy Trang đi diễn gần 1 tháng. Anh rất trầm tính, hiếm khi nói chuyện với ai trong đoàn. Vậy mà khi về nhà anh lại khen Thùy Trang “rất dễ thương” với gia đình.
Ông xã Thùy Trang khi ấy đã “tương tư nàng ca sĩ” nhưng không nói ra vì thấy cô nổi tiếng, được nhiều người săn đón va yêu quý. “Phải đến khi tôi chủ động nói lời yêu anh, anh mới thú thật là mến tôi từ ngày đầu tiên gặp gỡ ma không dam ngo lơi, sợ nói ra sẽ mất tình bạn. Vì vậy, thấy tôi tỏ tình, anh vui khôn xiết”, cô kể.
Thùy Trang bên chồng con sau nhiều năm giấu kín.
Mất giọng, bị đồn qua đời, gián đoạn sự nghiệp 6 năm
Thùy Trang sống kín đáo nên ít ai biết đời cô cũng không thiếu bão giông. Có một thời gian, Thùy Trang bất ngờ mất giọng, mũi cô bị nghẹt khiến giọng hát không còn trong và thanh thoát như vốn có. Cô tìm nhiều bác sĩ giỏi trong và ngoài nước đều bó tay, thậm chí từng phẫu thuật nhưng không tìm thấy nguyên nhân. Nhiều bầu show đề nghị Thùy Trang hát nhép nhưng cô không muốn lừa dối khán giả nên từ chối. Thế là Thùy Trang không xuất hiện trên sân khấu, truyền hình nữa.
Chính trong thời gian khủng hoảng vì mất giọng, Thùy Trang được một sư thầy mời hát nhạc Phật. Ban đầu cô không dám nhận hát nhưng sư thầy động viên mãi nên cô đành thử thu âm. Đó là hoàn cảnh ca khúc Lạy Phật Quan Âm – một trong những ca khúc nhạc Phật phổ biến nhất Việt Nam, ra đời. Chính Thùy Trang thấy kinh ngạc thì mũi mình bị nghẹt nhưng quá trình thu âm lại thuận lợi không ngờ. Cô hát như chưa từng bị mất giọng. Ca khúc Lạy Phật Quan Âm xuất hiện trên loạt kênh âm nhạc, các công ty điện thoại tranh nhau mua bản quyền làm nhạc nền, nhạc chờ.
Sau một thời gian Thùy Trang dần khỏi hẳn chứng nghẹt mũi, giọng hát trở lại bình thường, cô sinh con thứ 2. Ca sĩ muốn làm tròn thiên chức người mẹ nên tiếp tục gián đoạn sự nghiệp. Suốt 6 năm đó, cô không dám mở tivi, sơ thây đồng nghiệp hát lai nhơ sân khâu. Thinh thoang đông nghiêp mơi đi tiêc, Thùy Trang cung không dam đi, sơ găp măt moi ngươi lai buôn.
Thùy Trang không xuất hiện cũng không dùng mạng xã hội khiến loạt tin đồn ác ý bủa vây. Các nguồn tin đồn cô bị chồng đại gia cấm hát; lấy chồng giàu nên chảnh, nghỉ hát; thẩm mỹ quá đà bị tai biến; thậm chí là bị đồn qua đời.
Thùy Trang dạo đàn piano của con gái.
Sự thật là khi con đến tuổi đi học, chính ông xã đề nghị Thùy Trang trở lại với ca hát. Hôm đi chấm thi Hãy nghe tôi hát , ca sĩ còn được anh đưa đón, chăm sóc. Tin đồn phẫu thuật thẩm mỹ xuất hiện từ thời Thùy Trang bị nghẹt mũi, mất giọng, phải uống nhiều thuốc kháng sinh khiến mặt sưng to. Nghiêm trọng nhất là Thùy Trang bị đồn qua đời khiến họ hàng dưới quê tưởng thật, hết sức hốt hoảng, thay nhau gọi điện thoại hỏi sự tình.
“Nói ra bạn đừng cười, chứ nghe người ta đồn mình như vậy lại thây vui. Người ta còn nhớ mình mới đôn chứ nếu không ai quan tâm âm thì đồn làm gì!”, Thùy Trang tủm tỉm.
Theo thời gian, cô ca sĩ tuổi đôi chín trong băng Mưa bụi năm nào đã cận kề 50. Cô hiện sống thong dong, nhẹ nhàng bên chồng và 2 con trong căn nhà 4 tầng tại Quận 5, TP.HCM. Tính cách kín đáo và hồn nhiên của Thùy Trang không thay đổi nhiều sau 30 năm.
Đặc biệt, cô vẫn trẻ trung so với tuổi thật. Thùy Trang hóm hỉnh lý giải: “Hồi xưa 18 – 19 tuổi mà ai cũng tưởng đã ngoài 30. Bây giờ gần 50 tuổi lại được khen trẻ. Chắc tại tôi hồi xưa quá già rồi nên giờ khó mà già thêm”.
Có tuổi, giọng Thùy Trang không trong vắt như xưa nhưng đổi lại, lửa nghề trong cô vẫn hừng hực. Cô vẫn đi hát, thu âm sung sức như thể bù đắp cho 5 năm không cầm micro.
Thùy Trang hiện tại.
Với Thùy Trang, hạnh phúc lớn nhất là khán giả luôn nhớ tới mình. Có khán giả vì nhận ra Thùy Trang là sao Mưa bụi năm xưa mà mua vé cho cả gia đình bay từ Bắc vào TP.HCM nghe cô hát Hương sầu riêng trong liveshow Hát trên quê hương 1 của Quang Lê. Mỗi lần ra đường cũng như đi chợ, Thùy Trang bịt kín mặt mà vẫn nhiều người nhận ra giọng ca quê hương trữ tình nổi tiếng.
Nhiều năm qua Thùy Trang giấu kín chuyện chồng con, sợ bị chê “nổ”. Ông xã cô làm kinh doanh, quan hệ rộng rãi nhưng cũng không khoe vợ bao giờ. Đến khi báo chí đưa hình ảnh vợ chồng Thùy Trang, nhiều bạn bè, đối tác của anh mới trách móc: “Tại sao chơi vơi ông bao nhiêu năm nay mà ông giấu vợ trong khi Thuy Trang là thần tượng của gia đình tôi!”.
Vì vậy ngay cả khi các ca sĩ cùng thời như Ngọc Sơn, Đình Văn… đã là danh ca, Thùy Trang chỉ tiếc cho mình không may mắn chứ không quá buồn hay ghen tỵ với đồng nghiệp. Với hàng trăm ca khúc dân ca, quê hương ghi dấu qua tiếng hát Thùy Trang đi vào lòng bao thế hệ khán giả, cô hoàn toàn xứng đáng với hai chữ “danh ca”.
Chiều thu ấy - ca khúc "bước đệm" dẫn đến thành công của cố nghệ sĩ Lam Phương
Trong khoảng 200 tác phẩm của Lam Phương, "Chiều thu ấy" là ca khúc cố nghệ sĩ từng nói sẽ suốt đời không quên, bởi đây chính là sáng tác "bước đệm" cho thành công trong sự nghiệp âm nhạc của ông.
Nhạc sĩ Lam Phương có hàng loạt ca khúc ghi dấu ấn nổi bật trong lòng khán giả như Duyên kiếp, Biển tình, Kiếp nghèo, Thành phố buồn, Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương... trong đó, một ca khúc mà cố nghệ sĩ từng nói sẽ suốt đời không quên, đó là Chiều thu ấy.
Nói về ca khúc "Chiều Thu Ấy", cố nghệ sĩ Lam Phương từng cho biết, ông coi nó như một hợp âm kỷ niệm suốt đời không thể nào quên. Bài Chiều thu ấy, cũng là ca khúc đầu tay của ông, viết vào năm 15 tuổi. Khi ấy ông phải vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, rồi thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn.
Thời điểm ca khúc này ra đời, ít ai có thể tượng tượng một cậu bé 15 tuổi, độ tuổi còn đầy mộng mơ, hồn nhiên và rất con trẻ lại có thể khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu đến vậy.
Chiều thu ấy được cố nghệ sĩ viết khi đó không chỉ thể hiện sự chững chạc trong âm nhạc mà còn được ví như một tình khúc với lời ca khúc chiết, đầy suy tư.
Bài hát rất nhanh sau đó đã được những ca sĩ nổi tiếng bậc nhất hồi đó lựa chọn để biểu diễn như Bích Thủy, Túy Hồng. Từ chính khoảnh khắc ấy, chàng trai 15 tuổi đã có một quyết định mà sau này khi nhắc đến, ông vẫn luôn nói đó là sự liều lĩnh nhất trong cuộc đời thanh niên đó là vay mượn bạn bè khắp nơi được 600 đồng (vào thời gian đó số tiền này rất lớn) để tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao ở các quầy hàng bán lẻ khắp Sài Gòn.
Lần đầu có chút thất bại, nhưng ông vẫn không từ bỏ mà quyết giữ đam mê với âm nhạc.
Sau đó, đến năm 1954, ông đã thành công nổi danh với hai bài Kiếp nghèo và Chuyến đò vĩ tuyến. Từ khi thành công, ông đã tích cực cho ra những bài hát mà cho đến nay vẫn được người hâm mộ nhắc đến như những ca khúc "vượt thời gian". Tuy nhiên, để có được những thành công nở rộ ấy, ông không bao giờ không nhắc tới bước đệm cho niềm đam mê âm nhạc của mình là Chiều thu ấy.
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 ở Rạch Giá, Kiên Giang. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng".
Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm. Những nhạc phẩm của Lam Phương được yêu thích cả trong nước và hải ngoại. Nhiều ca sĩ trẻ đã chọn nhạc Lam Phương để thử sức và phát hành CD riêng.
Tại Việt Nam, đã có nhiều ca sĩ chọn phát hành Album nhạc Lam Phương như: Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên...
13 năm ca hát, Vĩnh Thuyên Kim từ cô gái vay tiền làm album đến nữ ca sĩ được săn đón Nhờ sự thành công của Teen vọng cổ, Vĩnh Thuyên Kim tự hào khoe bản thân dù không sắm được biệt thự to như người khác nhưng cũng đủ xây một căn nhà nho nhỏ để bản thân có thể sống một cách thoải mái. Chặng đường 13 năm ca hát của Vĩnh Thuyên Kim, từ cô gái vay tiền làm album đến...