Ca sĩ Thái Huy bất ngờ xuống tóc “đi tu”
Nam ca sĩ hi sinh mái tóc lãng tử để thực hiện phân cảnh “xuất gia” trong phim ca nhạc sắp ra mắt trong mùa lễ Vu lan.
Với ba bài hát Tình quê, Mưa tháng bảy và Khúc ca báo hiếu, Thái Huy thể hiện nhiều cảm xúc trong việc tôn vinh tình mẫu tử, nhất là chữ Hiếu của con cái với cha mẹ trong MV phim ca nhạc đóng chung với diễn viên Ngân Quỳnh.
Những hình ảnh “rò rỉ” của MV phim ca nhạc Tình Mẹ cho thấy bối cảnh quen thuộc của vùng quê nghèo miền Tây với ruộng lúa, lũy tre, dòng sông tuổi thơ. Chàng trai quê lên thành phố đi học đại học để mong kiếm việc làm đỡ đần mẹ nuôi em gái khi mẹ đã cao tuổi, nhưng trong anh vẫn rực lửa mộng ước làm ca sĩ.Mộng ước là vậy, nhưng biết con đường nghệ thuật lắm chông gai, lại sợ mẹ phiền lòng, nên anh vẫn miệt mài giảng đường, chỉ dám hát ở sân khấu nhỏ nơi chợ huyện – không gian âm nhạc duy nhất của người dân quê. Sau đó có cơ hội lên thành phố tham dự cuộc thi ca hát, anh cố gắng giành giải cao thì khi quay về mẹ đã không còn nữa.
Nội dung MV phim ca nhạc Tình Mẹ hứa hẹn nhiều tình tiết cảm động khi cuối cùng nhân vật mà ca sĩ Thái Huy thủ vai xuất hiện trong bộ trang phục và mái đầu của người xuất gia.
Bối cảnh trong MV cũng như một phần cuộc sống của Thái Huy, chàng trai miệt vườn mê ca hát trong MV cũng là hiện thân cho ca sĩ. Hình ảnh “ xuống tóc đi tu” cũng xuất phát từ chính trải nghiệm thực tế của anh. Năm 2007, sau cú sốc bà ngoại mất, Thái Huy đã xuất gia, tu học tại một ngôi chùa ở quê nhà để báo hiếu cho bà. Nhưng vào năm 2010, vì cha đổ bệnh nên Thái Huy phải hoàn tục để cùng gia đình chăm sóc. Nam ca sĩ cho biết, anh thực hiện cảnh quay tại chính ngôi chùa mình từng tu là chùa Tân Long (Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp) cùng với sư phụ của mình – Thượng tọa Thích Thiện Nghĩa. Việc xuống tóc trong MV phim ca nhạc Tình Mẹ là một lựa chọn khó khăn vì sẽ ảnh hưởng đến phong cách thời trang trong thời gian tới khi anh vẫn biểu diễn trên sân khấu, nhưng để hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, anh chấp nhận.
Thể hiện hình ảnh người con nhiều cảm xúc và tâm trạng, anh được bạn diễn là diễn viên Ngân Quỳnh trong vai người mẹ đã đưa nhịp cảm xúc để thể hiện nỗi niềm qua ánh mắt, câu hát khiến đôi lúc anh quên luôn mình đang diễn, mà như chính là đang sống thật như chàng trai trong MV. “Phân cảnh mưa trong MV là ekip dùng nước ao để tạo mưa, tôi vừa hát vừa diễn, cũng phải nuốt khá nhiều nước ao đó, nhưng phải chấp nhận nhập vai và duy trì biểu cảm như đạo diễn Phùng Thái Phong đã hướng dẫn”, Thái Huy chia sẻ.
Từng là giảng viên âm nhạc của Đại học Đồng Tháp, Thái Huy gác lại con đường sư phạm để theo đuổi ước mơ làm ca sĩ. Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống cá nhân, có lúc nghỉ hát chuyển sang kinh doanh, nhưng cuối cùng anh cũng không từ bỏ được “máu” âm nhạc.
Bắt đầu con đường ca hát từ năm 7 tuổi với các chương trình ca nhạc thiếu nhi, văn nghệ quần chúng tại địa phương và các tỉnh lân cận. Khi học hết phổ thông, Thái Huy cũng rất khát khao thi vào Nhạc viện TP.HCM nhưng mẹ anh không đành lòng để anh lên thành phố sống một mình, sợ anh dễ sa ngã. Vì thế anh thi vào ĐH Đồng Tháp và sau đó được nhà trường giữ lại làm giảng viên.
Video đang HOT
Đến cuối năm 2015, sau khi cha mất, Thái Huy đã quyết định đi theo đam mê ca hát để vơi bớt đi nỗi đau tinh thần. Vừa ca hát vừa kinh doanh, anh đã xây cho mẹ căn nhà khang trang, thể hiện sự trân quý ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ cũng như khẳng định sự đúng đắn khi theo đuổi đam mê của mình.
Nam ca sĩ vẫn miệt mài với dòng nhạc bolero và nhạc trữ tình, ngoài việc diễn trên sân khấu và đài truyền hình, anh còn có công ty giải trí THT Entertainment và mở một trung tâm dạy thanh nhạc cho những người yêu ca hát.
Theo Tri Thuc Tre
Bolero Việt - thể loại nhạc gây những cuộc tranh cãi 'nảy lửa'
Ở Việt Nam, Bolero gây tranh cãi ngay từ việc định danh. Nhiều nghệ sĩ cho rằng nó là một dòng nhạc, số khác lại khẳng định đó chỉ là một điệu nhạc du nhập từ nước ngoài.
Sau phát ngôn thẳng thắn của Tùng Dương, Bolero một lần nữa lại là chủ đề làm dư luận "sục sôi" những ngày qua. Trước đó, nhạc sĩ Quốc Trung, Lê Minh Sơn, Bảo Yến cũng từng gây tranh cãi khi có những góc nhìn riêng về các vấn đề liên quan thể loại nhạc trữ tình này.
Với số đông công chúng Việt, Bolero là một tên gọi quen thuộc dù không thuần Việt. Thế nhưng, không phải khán giả trẻ nào cũng biết Bolero từ đâu đến, từng "làm mưa làm gió" như thế nào tại miền Nam và vì sao lại bùng nổ trở lại trong những năm gần đây.
Đáng nói hơn, lý do nào Bolero lại có thể tạo nên những cuộc tranh cãi trái chiều?
Những năm gần đây, Chế Linh thường xuyên về nước biểu diễn. Ảnh: Quang Minh.
Bolero có phải là một dòng nhạc?
Bolero vốn chỉ là một điệu nhạc chậm rãi có nguồn gốc Mỹ Latin, du nhập vào Việt Nam từ đầu thập niên 1950 và nhanh chóng phổ biến trong các bài hát tại miền Nam Việt Nam. Hầu hết các ca khúc Bolero đậm chất dân ca, giai điệu đều, chậm, lời ca vần, dễ thuộc, chủ đề đơn giản, ít có tính hình tượng và mang tính triết lý.
Với những đặc trưng như vậy, Bolero được nhiều người xem là một dòng nhạc ở Việt Nam thay vì chỉ là một điệu nhạc, tiết tấu nhạc như xuất xứ của nó. Trước năm 1975, Bolero từng ở vào thời kỳ hoàng kim, được đông đảo khán giả miền Nam yêu thích.
Sau đó, Bolero bị hạn chế một thời gian dài trước khi bùng nổ trở lại vào những năm gần đây. Nhiều ca sĩ Bolero hải ngoại như Giao Linh, Phương Dung, Hương Lan, Chế Linh,... về nước biểu diễn. Bolero được hát ở những sân khấu lớn, thậm chí trên cả truyền hình.
Một loạt cuộc thi, chương trình truyền hình thực tế về Bolero ra đời như Thần tượng Bolero, Song ca cùng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero,... Một số game show khác như Người hát tình ca, Tuyệt đỉnh song ca... nhạc Bolero cũng áp đảo. Đến cả cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội cũng chấp nhận Bolero.
"Người người nhà nhà" hát Bolero. Dòng nhạc này được cho là phát triển chưa từng thấy từ năm 1975 trở lại đây. Nhiều ca sĩ chuyên trị nhạc trẻ cũng chuyển sang hát Bolero và gây dựng được tên tuổi, ví dụ tiêu biểu nhất là Lệ Quyên. Còn số lượng giọng ca trẻ theo đuổi Bolero cũng như "nấm sau mưa", "nhiều không kể xiết".
Danh ca Bảo Yến cho rằng Bolero cũng có hạng, không phải nhạc sĩ nào cũng như nhạc sĩ nào.
Bolero cũng được phân hạng
Bảo Yến - một giọng ca Bolero thành danh - từng chia sẻ Zing.vn rằng Bolero cũng có hạng, không phải nhạc sĩ nào cũng như nhạc sĩ nào. "Có người đẳng cấp, có người bình thường, không thể đánh đồng được, giống như ca sĩ cũng có hạng A, hạng B, hạng C, hạng D", nữ danh ca nhấn mạnh.
Theo Bảo Yến, ở dòng nhạc Bolero, Trúc Phương, Lam Phương được xem là "vua Bolero", là hạng trên vì lời ca đầy chất văn. Muốn viết được những ca từ như thế phải sống qua đau khổ, dày dạn gió sương, phải chắt lọc để tinh tế.
Trong khi, các ca khúc của nhạc sĩ Vinh Sử ở hạng thấp hơn. "Nhạc của Vinh Sử với những lời như 'Ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay' thì sao có thể gọi là vua. Nhạc của Vinh Sử chỉ dành cho người bình dân, ít học", giọng ca Bolero nêu quan điểm.
Trong khi đó, nhạc sĩ - nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long phân loại Bolero của Trúc Phương, Lam Phương là "văn minh": "Nếu phải dùng mấy từ ngắn nhất để phân biệt với các ca khúc khác cùng thuộc dòng Bolero thì có thể dùng hai chữ văn minh", nam nhạc sĩ nói.
Tuy vậy, theo nhà phê bình Nguyễn Quang Long bên cạnh những ca khúc được tạm dùng từ "văn minh" của Trúc Phương, Lam Phương, một phổ biến với Bolero là các bài mang tính dân dã. Thấy gì, nghe gì, thích gì, nghĩ gì viết nấy. Không nhất thiết phải tuân theo quy luật, khúc triết, ca từ mỹ miều, có chiều sâu. Các sáng tác của nhạc sĩ Vinh Sử thuộc loại này.
"Như vậy, xét về phương diện thẩm mỹ nghệ thuật, ít nhất Bolero được phân hai tầng, một tầng hàm chứa sự văn minh nhất định và một tầng hết sức dân dã. Tạm gọi là 'văn minh' và 'bình dân'".
Có điều từ khi Bolero được Việt hóa từ nguồn gốc điệu nhảy ngoại nhập thành một điệu nhạc được gọi theo tên gốc và tên Việt hóa, sau đó có thêm các điệu nhạc khác khiến Bolero mang dáng dấp là một dòng nhạc Việt, thì Bolero đã là đại diện nhạc đại chúng bình dân.
Bình dân có nghĩa phổ cập, ai, tầng lớp và học thức nào cũng có thể nghe được. Nên dù có văn minh thì cũng là 'văn minh' trong bình dân hay 'bình dân' trong bình dân", nam nhạc sĩ phân tích.
Tùng Dương là tâm điểm dư luận những ngày qua vì phát ngôn thẳng thắn về Bolero.
Những cuộc tranh cãi không hồi kết
Không chỉ tranh cãi về sự định danh, sự phân cấp chia hạng, Bolero từng nhiều lần trở thành đề tài gây bão mạng xã hội, khiến báo chí - truyền thông "tốn nhiều giấy mực".
Từ vấn đề giọng Bolero thuần, việc làm mới Bolero đến những quan điểm riêng về dòng nhạc này đều dễ dàng nhận những ý kiến trái chiều. Có người ví Bolero như "tổ kiến lửa" mà bất cứ ai động vào sẽ trở thành tâm điểm của dư luận và bị ném đá không thương tiếc.
Khi nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho rằng "Việc bùng nổ đêm nhạc Bolero là trì trệ, đau khổ với người sáng tạo", có ý kiến phản hồi "Tôi thà làm kẻ lạc hậu bên Bolero còn hơn nghe nhạc dị hợm". Lê Minh Sơn chọn cách im lặng sau đó.
Trước Lê Minh Sơn, nhạc sĩ Quốc Trung cũng từng gây tranh cãi khi đặt câu hỏi: "Những thanh niên trí thức trẻ tuổi, sành điệu nhưng lại đắm đuối với nhạc sến liệu có gọi là bình thường?". Một nhận định đã bị phản ứng dữ dội...
Mới đây nhất, Tùng Dương nêu quan điểm "Già trẻ lớn bé đều đắm đuối với Bolero thì đúng là sự thụt lùi trong âm nhạc". Thực tế Tùng Dương không có ý bài bác Bolero, bản thân anh cũng cho rằng "Bolero là kỷ niệm, là dòng nhạc có sức sống bền bỉ, không ai được phép khinh bỏ".
Nam ca sĩ đặt câu hỏi: "Nếu tất cả ca sĩ nhạc nhẹ đều chuyển sang hát Bolero để đắt show, để dễ kiếm tiền thì âm nhạc sẽ như thế nào". Và một cơn bão chỉ trích bùng lên nhắm vào Tùng Dương.
Những cuộc tranh cãi về Bolero là không có hồi kết. Nhưng hẳn sự tôn trọng đối với những quan điểm cá nhân là điều cần thiết trong mọi cuộc tranh luận.
Theo Zing
Sau màn song ca "tình bể bình", fan càng khẳng định Thanh Hằng Hà Anh Tuấn là "cặp đôi thế kỷ" Thanh Hằng vừa có màn song ca trên sân khấu gây bất ngờ cho khán giả. Ngoài gương mặt đẹp rạng ngời, siêu mẫu còn sở hữu giọng hát gây xao xuyến lòng người. Và người đàn ông may mắn được hòa giọng cùng người đẹp không ai khác ngoài "người tình thế kỷ" Hà Anh Tuấn. Thanh Hằng từng là nàng thơ...