Ca sĩ nhí Cao Phú Quý tri ân các anh hùng liệt sĩ với ca khúc ‘Vết Xuân trên dòng Thạch Hãn’
Ca sĩ nhí Cao Phú Quý đã chinh phục khán giả với giọng hát vô cùng truyền cảm với ca khúc mới Vết Xuân trên dòng Thạch Hãn trong show Đất nước hùng thiêng diễn ra tại Hà Nội vừa qua.
Ca Phú Quý thể hiện thành công ca khúc mới “Vết Xuân trên dòng Thạch Hãn”. (Ảnh: Tố Uyên)
Đất nước hùng thiêng là chương trình nghệ thuật với chủ đề tri ân các Anh hùng liệt sỹ, ghi nhớ công ơn thế hệ trước đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Cao Phú Quý là ca sĩ khách mời trong chương trình đảm nhiệm hát ca khúc mới Vết Xuân trên dòng Thạch Hãn.
Đây là sáng tác đầu tay của nhà thiết kế Thùy Dung kết hợp với nhạc sĩ Ngô Tùng. Ca khúc thay lời muốn nói của thế hệ hôm nay dâng lên các thế hệ cha anh đã quên mình bảo vệ đất nước.
Tác phẩm hoàn toàn mới này không phải là thể loại dễ hát, dễ truyền tải với một giọng ca nhí nhưng với chất giọng khỏe khoắn, nhạc cảm tốt của mình Cao Phú Quý một lần nữa chứng minh được giọng hát đã được rèn luyện rất bài bản, chuyên nghiệp của mình.
Ca sĩ 12 tuổi được đánh giá là truyền tải được khá trọn vẹn cảm xúc của bài hát. Nhiều khán giả không kìm nổi sự xúc động khi nghe cậu bé hát.
Lời bài hát như vang vọng tên các anh – những người con đã cống hiến tuổi xuân cho quê hương đất nước, cũng là nhắc nhở các thế hệ trẻ không quên lịch sử, ghi nhớ và biết ơn công lao cha anh đã gìn giữ.
Ca sĩ 12 tuổi được đánh giá là truyền tải được khá trọn vẹn cảm xúc của bài hát. (Ảnh: Tố Uyên)
Chia sẻ sau chương trình, Cao Phú Quý bày tỏ: “Con cảm thấy rất may mắn vì được cô Thùy Dung và nhạc sĩ Ngô Tùng chọn hát ca khúc chính của chương trình này. Nếu như con không được lựa chọn hát ca khúc Vết Xuân trên dòng Thạch Hãn con sẽ chưa thể hiểu rõ những trang sử bi tráng thấm đượm máu và hoa nơi Thành cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn.
Địa danh này con chưa từng đặt chân đến nhưng khi nhận được ca khúc con đã được mẹ kể rất nhiều về 81 ngày đêm lịch sử oanh liệt hào hùng làm nên trang sử vàng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Con đã xem những phóng sự về thành cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn nên ca khúc đã cho con rất nhiều cảm xúc”.
Hát một ca khúc mới không phải dễ, truyền tải đến công chúng hiểu và thấm được lại càng khó nhưng Cao Phú Quý tin rằng sẽ có nhiều khán giả yêu mến ca khúc này. Vết Xuân trên dòng Thạch Hãn không quá khó về kỹ thuật nhưng khó ở chỗ làm sao một người trẻ như con có thể hiểu thấu được lịch sử và truyền tải nó qua câu hát.
“Con nghĩ là người dân Việt Nam ai cũng trân trọng lịch sử. Nếu được hiểu, được thấm thêm qua những thước phim, những hình ảnh, đặc biệt là qua những ca khúc như Vết Xuân trên dòng Thạch Hãn sẽ giúp cho thế hệ trẻ chúng con dễ nhớ và biết ơn nhiều hơn những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc”, ca sĩ nhí xúc động chia sẻ.
Quảng Trị: Nỗ lực ứng phó với sạt lở bờ sông Thạch Hãn
Thạch Hãn là con sông lớn nhất ở Quảng Trị, tình trạng sạt lở bờ sông đã và đang diễn biến theo hướng phức tạp, quy mô lớn, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân.
Sạt lở nghiêm trọng
Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua phường Đông Lương, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) bị sạt lở gây hư hỏng bờ kè.
Sông Thạch Hãn có lưu vực khoảng 2.660 km2 ở các huyện: Triệu Phong, Gio Linh, Đakrông, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà. Dân số sinh sống trên lưu vực sông này khoảng 370.000 người, chiếm 50% dân số toàn tỉnh. Con sông này có độ dốc lớn từ Tây sang Đông. Lưu tốc dòng chảy lớn kết hợp với thiên tai diễn ra dồn dập cả về tần suất và cường độ làm cho tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa lũ từ tháng 9 - 11 hàng năm.
Bờ sông Thạch Hãn bị sạt lở hầu như trên toàn tuyến, trong đó đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong là nghiêm trọng nhất, ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường vào mùa mưa lũ.
Thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong nằm ven sông Thạch Hãn. Những năm trở lại đây, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua đây liên tục bị sạt lở. Khoảng 30 hộ dân trong thôn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sạt lở đã làm mất đất sản xuất và đến sát nhà ở của người dân. Ông Nguyễn Văn Tiến, 62 tuổi, sinh sống ven sông Thạch Hãn, đã nhiều lần chứng kiến lũ trên sông cuốn trôi đất và công trình ở ven bờ.
Ông Tiến cho biết, nhiều năm về trước, bờ sông Thạch Hãn còn cách tuyến đường liên thôn hiện tại hàng chục mét. Sau nhiều lần sạt lở, bờ cũ của con sông đã biến mất. Do lượng đất, đá ở ven bờ bị sạt lở quá lớn nên gần giữa sông Thạch Hãn xuất hiện bãi bồi. Vào mùa mưa bão, mỗi lần lũ về, nước lũ rất mạnh. Nhiều hộ dân rất lo sợ khi bờ sông tiếp tục bị sạt lở nhanh sẽ có nguy cơ cao cuốn trôi nhà ở.
Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Triệu Giang (Triệu Phong, Quảng Trị) bị sạt lở quy mô lớn đã hình thành bãi bồi gần giữa sông.
Tương tự, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã và đang bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến 40 hộ dân. Ngoài ảnh hưởng đến các công trình và đất sản xuất, sạt lở bờ sông ở đây còn gây thiệt hại về người.
Vào giữa tháng 10/2022, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Như Lệ, xã Hải Lệ bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, làm một người chết, sập 3 ngôi nhà. Bờ sông Thạch Hãn sạt lở gần như thẳng đứng, hàng năm sạt lở từ 5 - 10m lấn sâu vào đất sản xuất và đất ở, làm hư hỏng nhiều công trình, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của hơn 5.000 hộ dân, trong đó có hàng trăm hộ hiện đang sống trong vùng thực sự nguy hiểm khi cách mép sông chỉ dưới 20 m.
Tình trạng sạt lở bờ sông Thạch Hãn tại tỉnh Quảng Trị còn có nguy cơ ảnh hưởng tới các di tích lịch sử quan trọng như Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (huyện Triệu Phong), một số địa điểm ghi dấu tích cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 (thị xã Quảng Trị). Một số nơi đã phải di dời nhà ở do sạt lở bờ sông Thạch Hãn như ở các xã: Triệu Long, Triệu Giang, huyện Triệu Phong; Hải Lệ, thị xã Quảng Trị.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, nguồn lực của địa phương còn khó khăn nên việc khắc phục sạt lở bờ sông còn hạn chế, chỉ xử lý mang tính tạm thời trước mắt; việc xử lý sạt lở bờ sông chủ yếu lồng ghép vào nguồn lực của Trung ương hỗ trợ. Tuy nhiên nguồn lực Trung ương hỗ trợ không đủ đáp ứng được nhu cầu, chưa thể nghiên cứu các giải pháp khắc phục mang tính tổng thể, bền vững và lâu dài.
Mặt khác, yêu cầu về thời hạn thực hiện của nguồn vốn Trung ương hỗ trợ gấp, ngắn hạn nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, vùng trọng điểm sạt lở bờ sông thường gắn với khu vực đông dân cư. Vì vậy, để khắc phục sạt lở cần gắn với việc di dời dân và tái định cư, cần nguồn lực rất lớn để triển khai đồng bộ.
Nỗ lực ứng phó sạt lở bờ sông
Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Triệu Độ (Triệu Phong, Quảng Trị) được xây dựng kè để chống sạt lở, bảo vệ khu dân cư.
Từ năm 2018 đến nay, Quảng Trị huy động hàng trăm tỷ đồng xây dựng khoảng hơn 18 km kè chống sạt lở bờ sông Thạch Hãn đoạn qua các huyện: Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà. Nhiều tuyến kè bờ sông kết hợp phục vụ nhu cầu giao thông dân sinh, cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị.
Ông Nguyễn Hữu Chiến, người dân sinh sống ven bờ sông Thạch Hãn bị sạt lở, đoạn qua xã Triệu Long, huyện Triệu Phong chia sẻ, việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng bờ kè khắc phục sạt lở sông Thạch Hãn đã xử lý kịp thời một số khu vực đặc biệt nguy hiểm, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, tạo tâm lý ổn định cho người dân sinh sống dọc bờ sông.
Nhờ huy động được nguồn lực, thời gian gần đây, tỉnh có điều kiện triển khai các dự án khẩn cấp khắc phục sạt lở bờ sông Thạch Hãn. Năm 2024, tỉnh triển khai Dự án khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Thạch Hãn, đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong có quy mô và số vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, với gần 100 tỷ đồng.
Dự án này xây dựng kè chống xói lở khẩn cấp bờ hữu sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị dài 1,9 km, đoạn qua huyện Triệu Phong dài 3,2 km; nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, các tuyến đường giao thông, công trình công cộng, đất sản xuất, ổn định và cải thiện điều kiện sống người dân.
Tương tự, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã và đang triển khai hai công trình kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Thạch Hãn đoạn Bến thả hoa Như Lệ và đoạn hạ lưu, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng.
Trước đó, tỉnh đã thực hiện Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị từ năm 2016, hoàn thành tháng 6/2022. Dự án có quy mô 35,5 ha, tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, nhằm di dân khẩn cấp 60 hộ (297 khẩu) ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn. Mỗi hộ dân ở vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn khi di dời đến Dự án được cấp 1.500 m2 đất; trong đó có 300 m2 đất ở. Hiện nay, các sở, ngành và địa phương đang tích cực vận động người dân di dời đến ở vùng Dự án.
UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ 750 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương, để đầu tư hoàn thiện tuyến kè bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong, chiều dài 14,5 km, nhằm ứng phó tình trạng sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương thường xuyên kiểm tra và xử lý quyết liệt, kịp thời hành vi vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng lòng, bờ, bãi sông, đặc biệt là xây dựng nhà ở, công trình ven sông, trên sông và khai thác cát, sỏi trái phép ở lòng sông, làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông. Đồng thời kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo thực hiện cắm biển cảnh báo sạt lở; di dời các hộ dân đang sinh sống tại những khu vực đang sạt lở, nhất là những khu đặc biệt nguy hiểm để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Sở cũng kiến nghị tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan lồng ghép nội dung phòng, chống sạt lở bờ sông vào quy hoạch, chương trình, đề án, dự án có liên quan đang được triển khai; lập kế hoạch xây dựng công trình bảo vệ bờ tại những khu vực dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng không thể di dời. Đồng thời rà soát vùng dân cư đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở để di dời tái định cư; lồng ghép phòng, chống sạt lở bờ sông vào xây dựng kế hoạch đầu tư công trung, dài hạn.
Cộng đồng người Việt tại Lào dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh Lào và các cơ quan liên quan tổ chức lễ dâng hương để tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào tại khu...