Ca sĩ Đoan Trang và bí quyết hòa hợp với chồng Tây
Tính cách và văn hóa khác nhau nên Đoan Trang và ông chồng Tây không tránh khỏi những bất đồng về quan điểm sống. Nhưng với sự điềm tĩnh của chồng cô đã giúp dung hòa sự khác biệt.
Ca sĩ Đoan Trang rạng rỡ bên mẹ chồng trong ngày cưới (ảnh nhân vật cung cấp).
Mẹ chồng rất yêu áo dài
- Hình ảnh mẹ chồng Đoan Trang đi nghe con dâu hát và hai người rất thân thiết ở hậu trường đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, bí quyết nào giúp chị “được lòng” mẹ chồng như vậy?
- Thực ra tôi cũng không có bí quyết gì đặc biệt cả. Tôi nghĩ về sự may mắn nhiều hơn. Mẹ chồng tôi vốn là người rất vui vẻ và cởi mở. Hồi trước, khi anh Johan đưa tôi về ra mắt, bà hơi ngạc nhiên trước một một cô gái nhỏ bé như tôi lại sắp làm dâu trong nhà. Nhưng những ngày tháng sau đó, bà luôn dành cho tôi nụ cười và sự dịu dàng của một người mẹ.
Mẹ chồng tôi thích những tập tục của người Việt, trân trọng tình cảm, sự gắn bó trong gia đình. Bà đặc biệt yêu chiếc áo dài Việt Nam và bà đã mặc nó trong ngày vui trọng đại của tôi và anh Johan khiến tôi vô cùng cảm động. Những ngày gần đây, khi tôi đón mẹ chồng ở sân bay rồi đi mua sắm cùng bà, nhiều người cứ bảo tôi chiều mẹ chồng nhưng tôi thấy điều mình làm hết sức bình thường, giản dị vì người phụ nữ nào trân trọng người mẹ thứ hai của mình đều có thể làm như thế.
- Chị có gặp khó khăn gì khi hòa nhập với gia đình chồng không?
- Những người trong gia đình anh Johan rất thân thiện, thoải mái nên tôi không quá khó khăn để hòa nhập. Trước khi cưới nhau, tôi cũng có những khoảng thời gian gặp gỡ và tìm hiểu về gia đình chồng cũng như nếp sống, sinh hoạt nơi đây. Ông xã tôi làm việc xa nhà, đi đây đi đó nhiều, công việc của tôi cũng bận rộn nên cơ hội “làm dâu” mà nhiều phụ nữ vẫn e dè thì tôi chưa trải nghiệm nhiều lắm. Cũng thêm một may mắn nữa cho tôi đó là anh Johan ở châu Á khá lâu, nên phần nào anh ấy hiểu được văn hóa, con người, văn hóa mình… Không chỉ tôi mà bản thân anh cũng phải tìm cách thích nghi nữa.
- Từ khi chị có bé Sol, cách chăm sóc, dạy dỗ con giữa chị và mẹ chồng có gặp những bất đồng không?
- Ở nước ngoài, cuộc sống của mỗi người khá độc lập và cha mẹ luôn tôn trọng lựa chọn của con cái kể cả cách nuôi dạy con. Tôi thấy mình cũng không khác lắm với những phụ nữ ngoại quốc. Đó là sinh con ra, tự tay chăm con và khi bận công việc thì có sự hỗ trợ của gia đình hay người giúp việc. So với nhiều phụ nữ khác, tôi ít được gần gũi mẹ chồng nên gần như không có bất đồng nào cả và nếu có thì là với chồng thôi. Ví dụ từ chuyện nhỏ nhất là cho bé ăn, ngủ chẳng hạn. Chồng tôi muốn con gái sớm tự lập, ngủ riêng nhưng tôi thì lo ngại.
Dần dần, chúng tôi nhận ra rằng, dù nền văn hóa có khác biệt đến nào thì ai cũng mong con mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn, từ đó chúng tôi có thêm nhiều tiếng nói chung hơn. Với chúng tôi, nuôi dạy con là một quá trình thú vị để cả gia đình trải nghiệm cùng nhau, biến điều đó thành niềm vui, ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Tính đến thời điểm này, phải nói rằng tôi rất may mắn khi có được người chồng và gia đình chồng yêu thương, tôn trọng mình.
Video đang HOT
Không dễ để gia đình hạnh phúc trọn vẹn
- Trong tính cách, quan niệm sống giữa chị và chồng có những điểm gì khác nhau?
- So với anh, tôi còn khá trẻ, đôi lúc không tránh khỏi những bốc đồng dẫn đến những cuộc tranh luận không đáng có. Nhiều chuyện nhỏ nhưng tôi hay tỏ thái độ khó chịu mỗi khi cảm thấy điều anh làm không hợp lý. Những lúc đó, anh dùng sự điềm tĩnh để giữ cho không khí không bị căng thẳng và giải thích quan điểm của mình với tôi. Những người đàn ông tôi từng quen trước đây đều hơn thua xem ai sẽ làm hòa trước, điều này dần khiến mỗi quan hệ mau chóng mệt mỏi và chán nản. Anh Johan không muốn tốn thời gian cho những giận dỗi đó. Tuy vậy, từ sau khi sinh con, bạn bè tôi khá ngạc nhiên với hình ảnh một Đoan Trang chững chạc và sâu lắng hơn.
- Gia đình chồng chị có bày tỏ mong muốn được nuôi dạy bé Sol theo truyền thống, cách thức phương Tây không?
- Không! Vợ chồng tôi hay cả hai bên gia đình nội, ngoại đều muốn Sol kết nối được với nhiều nền văn hóa bên ngoài đồng thời vẫn giữ được nét truyền thống của người Việt qua trang phục, mái tóc và cách cư xử tình cảm với mọi người xung quanh. Hồi tôi mới sinh con, nhìn thấy con có làn da trắng, chồng tôi chỉ ước sau này da con ngăm ngăm giống mẹ (cười).
Bây giờ, Sol đã lớn hơn một chút nên môi trường học tập cho con cũng là vấn đề chúng tôi suy nghĩ. Xung quanh tôi, nhiều người bạn đã bắt đầu có những sự chuẩn bị cho con cái mình đi du học khiến tôi không khỏi nôn nóng. 50% trong tôi muốn bé bước ra ngoài thế giới học tập nhiều điều hay, nhưng 50% tôi lại không nỡ xa đứa con bé bỏng mà mình hết mực thương yêu. Đây là một câu hỏi lớn mà vợ chồng tôi cần nhiều thời gian hơn để cân nhắc.
- Theo chị, để có được một gia đình hạnh phúc, ngoài may mắn thì cần thêm những gì?
- Đúng là hạnh phúc chẳng bao giờ dễ dàng dù cho mình may mắn thì cũng phải nỗ lực để giữ gìn, bảo vệ điều đó. Tôi lại là một người chuyên về biểu diễn nên giữ được chỗ đứng trong lòng công chúng, lại đảm bảo được công việc gia đình là rất khó. Nó đòi hỏi người làm nghệ thuật phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều.
Trên thực tế, một số người phụ nữ như tôi đã chùn bước, đã đổ vỡ… nhưng cũng nhiều người đang làm thật tốt cả hai vai trò này. Tôi đang học tập bạn bè, chị em cùng giới và tin là bản thân mình có thể làm được. Đương nhiên, tôi sẽ rất cần rất sự hỗ trợ của chồng và đôi bên gia đình mình. Tôi hy vọng khi có những người thân ở bên, tôi sẽ càng mạnh mẽ và nhiều năng lượng hơn.
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!
Theo Lữ Mai/Gia đình & Xã hội
Quá xấu, tôi buộc mình làm mẹ đơn thân
Chị tôi không xấu, vậy mà tôi lại xấu đến mức chẳng ai muốn yêu. Khi tôi lớn lên, lòng tôi có chút lo sợ. Tôi đã nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân.
28 tuổi vẫn chưa được ai yêu thật lòng
Người ta bảo &'xấu không phải là cái tội', hay &'nghèo cũng không phải là cái tội'. Bố mẹ sinh tôi ra xấu gái, bố mẹ không có tội. Gia đình tôi nghèo cũng đâu phải là cái tội nhưng mà tôi mang phận nghèo, phận xấu để sống tiếp quãng đời tiếp theo mà không có được một tình yêu thương chân thành, tôi mang tội với bố mẹ.
Khi lớn lên, khi bắt đầu ý thức về nhan sắc, khuôn mặt và cách ăn mặc, tôi tủi thân vô cùng. So với chúng bạn, tôi có ngoại hình khác xa hoàn toàn. Tôi xấu, còn bạn bè tôi cứ đẹp lung linh. Tôi cứ tự nhủ, tại sao bạn tôi lại đẹp như thế trong khi tôi lại xấu như vậy. Da chúng thì mịn màng, còn da tôi vừa sần lại bị mụn. Mẹ tôi cứ bảo tuổi dậy thì nhiều mụn, không phải lo...
Tôi nhớ có lần tôi ra chợ, tự mua đồ ăn về nấu nướng thay mẹ, bà bán cá hỏi tôi con nhà ai. Nghe tôi nói xong bà ấy há hốc mồm nhìn tôi ngạc nhiên, vì bà ấy chắc không tin. Bố mẹ tôi có ngoại hình tương đối, không quá đẹp nhưng mà lại có cô con gái rất khác người, nhìn xấu xí. Tôi hiểu cảm giác của bác ấy cho đến tận sau này khi tôi lớn lên, nó mới càng rõ ràng hơn. Chắc tôi lấy hết nét xấu của bố và mẹ cộng lại.
Chị tôi không xấu, vậy mà tôi lại xấu đến mức chẳng ai muốn yêu. Khi tôi lớn lên, lòng tôi có chút lo sợ. Tôi sợ tôi không thể tìm được một người đàn ông nào đó yêu thương tôi thật lòng. Đã có lúc tôi khóc thầm vì chị tôi được bao nhiêu đàn ông săn đón, còn tôi, dù kém chị chỉ có 2 tuổi mà chẳng ai để ý tới tôi, họ coi tôi như đứa con nít, chắc là họ cố tình làm như vậy...
Chị tôi không xấu, vậy mà tôi lại xấu đến mức chẳng ai muốn yêu. Khi tôi lớn lên, lòng tôi có chút lo sợ. (ảnh minh họa)
Chẳng hiểu sao nhà có hai chị em mà chị lại đẹp còn tôi lại kém sắc. Nhiều khi tôi đã ghen tị với chị, giận chị vô cớ và trách cứ bố mẹ sao lại không công bằng. Đó là hành động trẻ con vì bố mẹ tôi nào có tội tình gì. Tôi buồn lòng lắm, tôi chán nản vô cùng... Mỗi lần đi đâu, gặp ai, tiếp xúc với ai, tôi đều tự thu mình lại, tủi thân lắm! Đi đâu tôi cũng chỉ làm nền cho người ta, chẳng ai hỏi tôi đến câu thứ hai ngoài cái tên và công việc. Tôi tự ăn, tự uống, tự làm việc mà tôi thích còn họ tha hồ nói chuyện với nhau.
Tôi cũng từng thích một hai người đàn ông. Ban đầu thấy tôi hiền lành, nhiệt tình, họ cũng để ý. Có người thì vì chơi với tôi từ bé nên đã quen, không còn nghĩ tôi quá xấu nữa nên họ có thích tôi. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, vì sau đó, khi đưa tôi đi chơi cùng bạn bè, chắc là bạn bè họ chê bai nói này nói nọ, và họ cũng lại &'cao bay xa chạy'..
Đi làm mấy năm, ở công sở tôi cũng chỉ chơi với chị em phụ nữ. Tôi bắt đầu học cách tránh xa đàn ông. Tôi chẳng dám nghĩ đến chuyện yêu ai. Người ta bảo, tình yêu không phân biệt hình thức nhưng nào phải, họ quan tâm đến hình thức, họ chẳng yêu những cô gái xấu, ai mà chẳng thích gái đẹp. Tôi đau khổ khi bị hai người đàn ông mình thích khước từ. Chính tôi đã dũng cảm viết thư tỏ tình với họ khi có tình cảm. Tôi thử xem họ có thích tôi hay không chứ không muốn tủi thân chờ đợi một tình yêu trong vô vọng. 28 tuổi, tôi đi làm bao nhiêu năm, kiếm tiền giúp bố mẹ và chưa một lần yêu. Bố mẹ giục giã vài lần rồi thôi vì họ hiểu, con gái họ đâu được như người ta, yêu đương đâu phải là chuyện dễ dàng gì.
Xin con trai Tây để sau này con có tương lai
Nhìn bạn bè ăn diện xúng xính, quần là áo lượt, tôi tủi lắm. Giá như tôi đẹp một chút thì khoác lên mình cái gì cũng là sang chảnh. Nhưng mà tôi xấu nên khi mặc bộ quần áo giống như đứa bạn thân, nhìn tôi như đứa dở hơi thích kệch cỡm.
Nhìn bạn bè ăn diện xúng xính, quần là áo lượt, tôi tủi lắm. Giá như tôi đẹp một chút thì khoác lên mình cái gì cũng là sang chảnh. (ảnh minh họa)
Chị tôi đi lấy chồng, ngày chị vu quy, tôi khóc rất nhiều. Khóc vì nhớ chị một phần, phần nhiều khóc vì nghĩ, mình sẽ chẳng bao giờ có được ngày như thế này, hạnh phúc mặc bộ váy cưới và nắm tay người mình yêu. Tôi chỉ khát khao có được một tình yêu chân thành, một người đàn ông yêu tôi thật sự, nhưng mà, kiếm mãi rồi, mấy năm rồi, đâu có ai ngó ngàng đến tôi.
Con gái 28 tuổi đâu còn trẻ. Đã xấu lại còn già, tuổi này chẳng dễ lấy chồng chút nào. Cũng qua vài mai mối, nhiều người đến gặp mặt nhưng rồi họ lại ra đi không lời từ biệt. Vì thế mà tôi càng tủi thân. Tôi cảm thấy mình là người con gái quá thiệt thòi. Ai trong đời cũng một lần được yêu, người ta nói vậy nhưng tôi, chưa từng được yêu lần nào. Có quá phũ phàng cho tôi không?
Tôi đã mất hơn 1 năm trời để suy nghĩ về chuyện làm mẹ đơn thân. Tôi muốn có một đứa con với người tôi yêu nhưng mà không được, vì chẳng có ai yêu tôi cả. Tôi chấp nhận làm mẹ đơn thân với hi vọng sẽ có một đứa con, đó là động lực để tôi sống. Tôi sẽ làm thật tốt trách nhiệm, vai trò này. Tôi sẽ trở thành người mẹ chăm chỉ, người mẹ hết lòng hết dạ vì con, chỉ có con là điều an ủi duy nhất với tôi.
Nhưng đàn ông Việt với tôi mà nói, tôi không cần nữa. Tôi không thích họ, cũng không có cảm tình với họ. Tôi đã chán những người chỉ biết nhìn vào hình thức. Đàn ông ngoại quốc, họ sẽ chẳng quá quan trọng chuyện xấu đẹp như đàn ông mình. Tôi nhờ một người bạn làm ở công ty nước ngoài, qua mai mối này kia, tôi đã quen được một anh chàng ngoại quốc.
Con gái 28 tuổi đâu còn trẻ. Đã xấu lại còn già, tuổi này chẳng dễ lấy chồng chút nào. Cũng qua vài mai mối, nhiều người đến gặp mặt nhưng rồi họ lại ra đi không lời từ biệt. (ảnh minh họa)
Ban đầu chỉ là tiếp xúc gặp gỡ giao lưu, rồi sau đó, tôi đặt thẳng vấn đề. Tôi muốn anh ta cho tôi xin một đứa con. Vì người nước ngoài cao to, vạm vỡ, họ có mũi cao da trắng. Tôi đã quá xấu, tôi không muốn con mình lại khổ như tôi nên tôi nhất định xin con trai Tây để con tôi sau này đẹp hơn, có tương lai.
Thật may, anh ta đã đồng ý. Tôi vui quá, tôi quyết định làm mẹ đơn thân, tôi sẽ làm một người mẹ tốt, không bao giờ phụ lòng con. Còn người đàn ông kia, tôi cám ơn anh ta rất nhiều và sau này sẽ không tìm anh ta nữa...
Một cô gái xấu như tôi thật sự quá tội lỗi. Tôi không muốn làm mẹ đơn thân vì ai chẳng muốn có một bờ vai nương tựa nhưng yêu ai, tin ai bây giờ. Thôi thì chọn con đường này để mình bớt khổ và cũng mong có một đứa con ngoan, sau này là động lực sống và làm việc. Chỉ mong con bình an, ngoan ngoãn, nghe lời mẹ, như thế là tôi hạnh phúc lắm rồi...
Theo VNE