Ca sĩ Beyonce nhắc nhở mẹ bầu hết sức lưu ý 1 biến chứng thai kì có thể nguy hiểm tính mạng
Lần đầu tiên nữ ca sĩ Beyonce chia sẻ những chi tiết rất riêng tư về quá trình mang thai và sinh đôi, thậm chí cô còn tiết lộ việc mắc một biến chứng thai kì phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm.
Beyonce có tiếng là một nghệ sĩ kín đáo về đời tư. Kể từ khi sinh đôi hai bé Rumi và Sir hơn một năm về trước thì nữ diva kiêm bà mẹ ba con dường như biến mất khỏi các sự kiện cũng như trên các phương tiện truyền thông, và chỉ xuất hiện biểu diễn ở những sự kiện chọn lọc như lễ hội Coachella. Tuy nhiên, mới đây, Beyonce đã xuất hiện trên trang bìa số tháng 9 của tạp chí Vogue, và cũng là lần đầu tiên cô chia sẻ những chi tiết rất riêng tư về quá trình mang thai và sinh đôi, thậm chí còn tiết lộ việc cô mắc một biến chứng thai kì phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm.
Trong bài phỏng vấn với Vogue, Beyonce cho biết các bác sĩ phải mổ lấy thai cấp cứu cho cô vì cô mắc chứng nhiễm độc thai nghén với biểu hiện nặng là tiền sản giật.
Beyonce tiết lộ cô đã phải đối mặt với một biến chứng thai kì rất nguy hiểm khi mang thai đôi.
“ Ngày tôi sinh hai bé Rumi va Sir, tôi nặng đến 99kg. Tôi bị phù vì bị nhiễm độc thai kì và đã phải nằm một chỗ dưỡng thai trong hơn một tháng. Sức khỏe tôi và của thai nhi đều gặp nguy hiểm nên tôi phải mổ đẻ cấp cứu“, cô chia sẻ.
Beyonce cho hay hai bé sinh đôi của cô phải nằm trong phòng chăm sóc tích cực dành cho trẻ sơ sinh vài tuần đầu, còn cô phải mất tới vài tháng mới có thể hồi phục. “Lúc đó tôi đã phải đấu tranh giành giật sự sống nhưng đến tận mấy tháng sau tôi mới nhận ra mình đã trải qua những gì. Bởi vậy bây giờ tôi rất thông cảm với bất kì bậc cha mẹ nào phải trải qua hoàn cảnh ấy. Sau khi sinh mổ, tôi cảm thấy như mình đã thay đổi từ tận sâu bên trong. Đó là một cuộc đại phẫu. Các cơ quan nội tạng bị thay đổi vị trí tạm thời, trong một số trường hợp thậm chí còn bị đưa ra ngoài trong quá trình phẫu thuật. Tôi không chắc mọi người hiểu được hết những điều đã xảy ra. Tôi cần thời gian để hồi phục”.
Tiền sản giật, là một biến chứng gây ra cao huyết áp và tổn hại nghiêm trọng đến gan và thận. Tổ chức Mayo Clinic (Hoa Kỳ) lưu ý rằng tiền sản giật thường được chẩn đoán sau dấu mốc tuần thứ 20 của thai kì, và chỉ có thể chữa bằng việc sinh em bé ra. Nếu không được chữa trị, tình trạng này sẽ dẫn đến tổn hại các cơ quan nội tạng, co giật và đột quỵ. Tuy nhiên do thiếu các phương án điều trị nên có thể gây ra nguy hiểm cho thai nhi, góp phần gây ra sinh non và nhẹ cân.
Ca sĩ Beyonce cũng không phải người mẹ duy nhất mắc phải hội chứng này. Theo trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mĩ (CDCP), tiền sản giật có thể xảy ra ở 8% số thai phụ.
Video đang HOT
Beyonce trả lời tạp chí Vogue rằng chồng cô, nam rapper Jay-Z đã luôn ở bên và là điểm tựa vững chắc giúp cô hồi phục.
Tiền sản giật thường được chẩn đoán sau dấu mốc tuần thứ 20 của thai kì, và chỉ có thể chữa bằng việc sinh em bé ra.
“ Khi đang hồi phục, tôi chiều chuộng bản thân hết mực, tôi chấp nhận việc mình mập lên, vì cơ thể tôi cần phải thế. Sau sáu tháng, tôi bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội âm nhạc Coachella. Đó là lúc tôi ăn chay, bỏ uống cà phê và bia rượu và cả những đồ uống có đường. Tuy nhiên tôi vẫn trân trọng và yêu thương những đường cong trên cơ thể mình, chồng và các con tôi cũng vậy“, cô giải thích.
Cô cũng giải thích việc cô chấp nhận cơ thể hiện tại của mình, thế nên cô đã quyết định không đội tóc giả, nối tóc hay trang điểm đậm để chụp ảnh trang bìa cho Vogue: “Tôi nghĩ phụ nữ và đàn ông nên trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể mình”.
Beyonce tiết lộ, giống như nhiều bà mẹ khác, cơ thể cô cũng có những thay đổi khó đảo ngược sau khi sinh con, nhưng cô cũng không vội vàng muốn trút bỏ cơ thể nặng nề ấy đi. “ Thậm chí đến tận bây giờ, bắp tay, bả vai, ngực và đùi của tôi vẫn rất to. Bụng tôi cũng vẫn nhô lên một khối, nhưng tôi chẳng vội giảm cân đâu. Khi nào tôi muốn tập luyện để thân hình sân chắc, tôi sẽ tập hết mình. Thế nhưng hiện tại thì tôi vẫn yêu vùng bụng dưới tròn xoe của mình lắm“.
Cư dân mạng nhiệt tình ủng hộ những chia sẻ thẳng thắn của nữ ca sĩ. Điều này quan trọng, không chỉ bởi có rất nhiều phụ nữ được chẩn đoán mắc tiền sản giật, mà còn bởi chúng ta đang sống trong một xã hội mà phụ nữ da màu có tỉ lệ mắc những biến chứng khi sinh nở nguy hiểm cao hơn nhiều so với phụ nữ da trắng do thiếu hiểu biết và do phân biệt đối xử trong ngành y tế.
Beyonce tiết lộ, giống như nhiều bà mẹ khác, cơ thể cô cũng có những thay đổi khó đảo ngược sau khi sinh con.
Cặp song sinh Rumi và Sir.
Đầu năm nay, tay vợt Serena Williams cũng lên tiếng chia sẻ và những biến chứng thai kì nguy hiểm mà bản thân cô gặp phải. Trong một bài phỏng vấn với Vogue, ngôi sao quần vợt cũng cho biết đội ngũ y tá đã không quan tâm khi cô lo lắng mình bị thuyên tắc phổi sau sinh, nhưng cũng chính nhờ kiên quyết lên tiếng mà cô mới bảo toàn được tính mạng.
Những câu chuyện như ca sĩ Beyonce chia sẻ với Vogue nâng cao nhận thức và giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ trên toàn thế giới. Tinh thần yêu thương và chấp nhận bản thân của nữ ca sĩ thật đáng khâm phục, nhưng còn đáng khâm phục hơn nữa khi cô sẵn lòng chia sẻ chân thành khi sinh các bà mẹ yếu ớt đến nhường nào. Đây là những tâm sự truyền cảm hứng và động lực cho các bà mẹ khác, cũng như nhắc nhở người thân cần quan tâm đến người phụ nữ trong nhứng giờ khắc họ cảm thấy yếu ớt nhất – lúc sinh nở.
Tiền sản giật là một rối loạn thai nghén, biểu hiện bằng việc huyết áp cao và thường có lượng lớn protein trong nước tiểu. Hiện tượng này thường bắt đầu sau 20 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp bệnh nặng có thể có sự cố hồng cầu trong máu, giảm tiểu cầu trong máu, chức năng gan bị suy giảm, rối loạn chức năng thận, sưng tấy, khó thở do chất lỏng trong phổi, hoặc rối loạn thị giác. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và em bé. Nếu không chữa trị, nó có thể dẫn đến co giật lúc này nó được gọi là sản giật.
Sản phụ có nguy cơ tiền sản giật cao là người béo phì, tiền sử cao huyết áp, tuổi già, và tiểu đường. Tiền sản giật cũng dễ xảy ra hơn với người phụ nữ có con đầu hoặc sinh đôi.
Theo Tri thức trẻ
Biến chứng phải đoạn chi ở người bệnh tiểu đường
Bệnh nhân 70 tuổi bị đái tháo đường từng phải bỏ ngón chân trái, nay bị hoại tử nhiễm trùng có nguy cơ cắt cụt chi lần hai.
Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng hoại tử nhiễm trùng hai ngón ở bàn chân trái. Bác sĩ chỉ định can thiệp tái thông mạch máu nuôi bàn chân, cắt lọc các mô hoại tử. Sau 6 tuần chăm sóc tích cực, ổn định nội khoa, kiểm soát đường huyết, vết thương đã lành. Tuy nhiên, bàn chân của ông không thể trở lại như người bình thường.
Một nữ bệnh nhân 54 tuổi bị đái tháo đường nhiều năm tự mua thuốc uống khi bàn chân ngứa, sưng tấy, nóng đỏ, đau và nổi nhiều bóng nước. Mới đây bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, lạnh run, nhiễm trùng ở chân lan rộng. Bác sĩ đánh giá đây là tình trạng nhiễm trùng nặng, tụ dịch hết cẳng chân bên trái, khả năng cắt cụt chi cao, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt lọc vết thương, dẫn lưu mủ, cố gắng bảo tồn chân cho người bệnh. Sau 3 tháng điều trị, vết thương lành hoàn toàn và người bệnh giữ được bàn chân.
Bác sĩ đang chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường. Ảnh: N.P
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Thuận, Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược, điều trị bàn chân người bệnh đái tháo đường gặp nhiều khó khăn do họ nhận thức chưa đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đa số người bệnh chỉ đi khám khi bàn chân đã nhiễm trùng nặng hoặc hoại tử lan rộng, khi đó việc cứu bàn chân trở nên vô cùng khó khăn.
"Việc điều trị khá phức tạp phối hợp nhiều chuyên khoa. Vấn đề quan trọng nhất chính là phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng bàn chân, từ đó mới có thể làm giảm khả năng cắt cụt chi cho người bệnh", bác sĩ Thuận nhấn mạnh.
Bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, loét chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không do chấn thương ở người bệnh. Mỗi năm có khoảng 1-4% người bệnh bị loét chân và 10-15% người bệnh có ít nhất một lần loét chân trong đời.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bao gồm: thời gian mắc bệnh kéo dài trên 10 năm, đường huyết không được kiểm soát tốt và có nhiều biến chứng kèm theo như biến chứng thần kinh, mạch máu ngoại biên và biến dạng bàn chân.
Bác sĩ Nam khuyến cáo, các biến chứng của bệnh có thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có chế độ theo dõi, thăm khám sức khỏe định kì và không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể.
Sáng 22/7, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường để giải đáp thắc mắc, khám và tầm soát sớm biến chứng bàn chân. Đăng ký tham dự qua điện thoại: (028) 3952 5449 - (028) 3952 5422.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
2 sản phụ bị băng huyết thoát chết nhờ tắc động mạch tử cung Liên tiếp 2 sản phụ sau sinh bị đờ tử cung, băng huyết gây mất máu cấp. Bằng phương pháp chủ động thuyên tắc động mạch tử cung, các bác sĩ đã giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong. Ngày 4/7, thông tin từ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM cho biết, tại đây vừa kịp thời cứu sống 2...