Cá sấu hung tợn ‘làm gỏi’ trăn đá châu Phi
Chỉ vì chọn sai thời điểm uống nước mà con trăn đá đã trở thành ‘bữa trưa’ của cá sấu.
Bò sát đã có trên hành tinh chúng ta cách đây khoảng 300 triệu năm. Đến nay không ít loài bò sát vẫn còn tồn tại như rắn, trăn, thằn lằn hay cá sấu.
Trong một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Nature, một nhóm các nhà bảo tồn động vật hoang dã quốc tế đã cảnh báo một thực trạng đáng lo ngại trong công tác của họ. Theo đó, có tới 1/5 các loài bò sát, bao gồm cá sấu và rắn, đang bị các chương trình bảo tồn động vật bỏ rơi đến mức bị đe dọa tuyệt chủng.
Lý do là vì có quá ít người quan tâm đến những loài bò sát này, chúng vừa xấu xí lại hay cắn người nên không nhận được thiện cảm của công chúng.
Kết quả là hơn 1.800 loài trong số chúng đã rơi vào danh sách đe dọa tuyệt chủng. 31 loài đã biến mất vĩnh viễn. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng có cả những loài rắn và cá sấu đã tuyệt chủng trước cả khi được con người biết đến.
Mặc dù dữ liệu chỉ ra tình trạng nguy cấp của những loài động vật họ bò sát là vậy, tuy nhiên trong môi trường tự nhiên hoang dã, không ít trường hợp chúng còn tự tàn sát lẫn nhau.
Cá sấu được biết đến là thợ săn điêu luyện dưới mặt nước nhờ khả năng rình rập và sức mạnh kinh hồn của chúng.
Nữ du khách Gayle Erasmus đã may mắn chứng kiến cuộc chiến có thể gọi của “những người khổng lồ” trong họ nhà bò sát với nhau trong chuyến làm khách đến Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi.
Video đang HOT
Ngày hôm đó, chị Gayle đã phải chạy một quãng đường rất xa để có thể chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp của khu vực gần cây cầu Sabie River nằm ở phía Nam Lower Sabie.
Khi đang trong tâm trạng phấn khích bởi cảnh quan hữu tình xung quanh, bất ngờ một tiếng nước lớn đã khiến nhóm khách du lịch chú ý. Trước ánh mắt kinh ngạc của tất cả mọi người, hai loài bò sát to lớn, cá sấu và trăn đang vật lộn với nhau dưới làn nước chảy xiết.
Trăn hoặc rắn không phải là con mồi thường thấy của cá sấu. Tuy nhiên, khi có cơ hội, cá sấu cũng chẳng dại gì mà bỏ qua.
Sau một hồi vật lộn, con cá sấu dường như muốn chia nhỏ con trăn ra để có thể dễ dàng ăn thịt hơn nên nó đã tìm cách dìm con mồi xuống dưới nước. Sau đó nó tiếp tục kéo con vật tội nghiệp về gần bờ để thực hiện công cuộc giằng xé.
Theo lý giải của đội ngũ hướng dẫn viên, cá sấu có phương pháp ăn độc đáo, khác hẳn lối nhai thức ăn như chúng ta. Giống như trong trường hợp chị Gayle nhìn thấy, mặc dù con mồi không còn khả năng phản kháng nhưng vẫn bị cá sấu quăng quật hết bên này đến bên nọ. Trông có vẻ kỳ cục nhưng đó là cách thức cá sấu chuẩn bị cho bữa ăn của mình, tức là chia nhỏ con mồi để có thể thuận tiện cho việc nuốt và tiêu hóa.
Mặc dù có bộ dạng hung tợn, nhưng cá sấu không phải là loài động vật sẵn sàng “ăn tươi nuốt sống” con mồi.
Một con cá sấu trưởng thành có thể nhịn không ăn gì từ 3-4 tháng liền mà không cảm thấy đói, thậm chí có một số trường hợp ghi nhận có những con cá sấu có thể sống sót cả năm trời mà không cần ăn uống gì. Nguyên nhân là do cá sấu sở hữu một cơ chế đặc biệt gọi là “ngủ hè”.
Cơ chế ngủ hè này cũng tương tự như ngủ đông ở loài gấu nhưng chỉ khác là nó xảy ra vào mùa khí hậu khô và nóng. Cơ chế ngủ hè này giúp cơ thể của cá sấu bảo tồn năng lượng để sống sót qua giai đoạn thức ăn khan hiếm. Khi bước vào thời gian ngủ hè cá sấu sẽ chọn cho mình một cái hang hay ở bãi sông chờ cho qua mùa khô cằn.
Thân nhiệt của chúng cũng không giảm như loài gấu nên chúng vẫn sử dụng năng lượng và nước. Chỉ cần chúng nằm im không hoạt động thì chúng vẫn có thể sống sót được qua hàng tháng trời. Khi giai đoạn khan hiếm thức ăn kết thúc chúng sẽ ăn bù lại không kiêng khem bất cứ thứ gì, kể cả con người lẫn các loài động vật khác.
Số phận hẩm hiu của cá sấu sông Nile khi gặp phải loài đại bàng hùng mạnh nhất bầu trời châu Phi
Mặc dù là loài bò sát săn mồi mạnh nhất trên thế giới, nhưng quãng đường để cá sấu sông Nile 'khôn lớn' gặp phải vô vàn khó khăn.
Đại bàng Martial ( Polemaetus bellicosus) là một trong những loài đại bàng lớn nhất và mạnh nhất bầu trời châu Phi có nguồn gốc từ khu vực cận Sahara.
Chúng có thể được tìm thấy ở hầu hết khắp châu Phi hạ Sahara, bất cứ nơi nào có nguồn thức ăn dồi dào và môi trường sống thuận lợi như các khu rừng thưa, bìa rừng, thảo nguyên...
Martial có kích thước cơ thể khá lớn với chiều dài từ 78 - 96 cm, trọng lượng trung bình từ 3 - 6,2 kg và sải cánh có chiều dài từ 190 - 260 cm. Riêng đuôi của loài đại bàng này có chiều dài lên đến 32 cm và chân có chiều dài lên đến 13cm. Phần cẳng chân của chúng có một lớp lông bao phủ chứ không phải là một lớp da trần như các loài chim khác.
Chúng là một trong những loài chim ăn thịt mạnh nhất thế giới, nếu trong tình trạng khỏe mạnh chúng không có kẻ thù tự nhiên.
Con mồi của chúng khá đa dạng, từ các loài chim, gà, ngỗng... cho đến các loài bò sát như kỳ đà và rắn, kể cả các loài rắn độc như hổ mang, rắn lục, rắn mamba và cả trăn đá châu Phi.
Thậm chí, ngay cả lợn rừng đại bàng cũng không khiến Martial phải run sợ. Chúng có thể chủ động tấn công và dùng những móng vuốt to lớn sắc nhọn của mình để siết chặt rồi ghì đầu con vật xuống khiến con vật chết ngay trong vòng một nốt nhạc.
Là loài động vật săn mồi bậc cao, đại bàng Martial không chỉ săn lùng con mồi mà còn bắt nạt và cướp xác của những loài thú hoang dã khác.
Tuy nhiên, so với đối thủ của đại bàng mà chị Jessica Keeton chứng kiến trong chuyến đi đến vùng Nam Phi thì còn kém xa.
Theo đó, khi đang quan sát một con đại bàng Martial, vị khách du lịch đã chứng kiến một hình ảnh đáng kinh ngạc. Chú đại bàng hùng dũng đậu ở trên cây và đang chăm chú nhìn ra một vật thể gì đó ngoài bờ sông, giống như một sinh vật có thể tấn công. Khi kiểm tra kỹ hơn, Jessica mới nhận ra đó là một con cá sấu sông Nile.
Cá sấu sông Nile là loại cá sấu nổi tiếng có tên khoa học là Crocodylus niloticus. Chúng là một loài cá sấu ở châu Phi có kích thước khổng lồ (khi trưởng thành dài hơn 5 m, nặng hơn 250 kg), được xem là loài động vật ăn thịt gây ám ảnh với mọi loài sinh vật kể cả con người. Vì sở hữu sức mạnh bạo tàn mà cá sấu sông Nile rất được người Ai Cập cổ đại tôn sùng, thậm chí họ còn ướp xác và thờ cúng nó như những vị thần.
Theo thống kê của CrocBITE, từ năm 1884 đến 2017 đã ghi nhận được 1.014 vụ cá sấu sông Nile tấn công và trong đó có tới 717 cái chết (tỷ lệ chết người là 70%, cao hơn hẳn cá sấu nước mặn là 57%).
Mặc dù hung bạo là thế, nhưng tỷ lệ để cá sấu sông Nile nhỏ có thể lớn khôn là rất thấp trong tự nhiên. Nguyên nhân là do trong quá trình phát triển, cá sấu sông Nile sẽ phải vượt qua muôn vàn khó khăn. Chúng rất dễ bị các loài động vật săn mồi khác như chim, cá lớn và các loài động vật khác tấn công. Kích thước nhỏ và thiếu kỹ năng sinh tồn khiến cá sấu sông Nile nhỏ trở nên cực kỳ mỏng manh.
Sau khi bắt được con mồi, đại bàng sẽ đưa chúng đến nơi nào vắng vẻ như cành cây cao hoặc mỏm đá để thưởng thức.
Nếu cá sấu và cá mập trắng lớn gặp nhau, loài nào sẽ sống sót cuối cùng? Cá mập trắng lớn và cá sấu là 2 trong số những kẻ săn mồi hàng đầu sống ở đại dương và vùng đất ngập nước. Chúng là loài động vật cực kỳ nguy hiểm với lực cắn khổng lồ và sức mạnh cơ bắp tuyệt vời. Trong tự nhiên, mặc dù khu vực hoạt động của cá mập trắng và cá sấu...