Cà ri kiểu miền Tây 50.000 đồng
Quán Bà Bé hút khách với món cà ri nấu kiểu miền Tây có khoai lang, khoai môn dẻo, kèm đậu đũa giòn sật.
Từ 11h trưa, quán cà ri ở số 2, đường Tản Đà kín khách cả trong nhà lẫn ngoài vỉa hè. Chị Nguyễn Thị Hoa (46 tuổi), chủ tiệm không ngớt tay chặt thịt gà, vịt, xếp vào từng phần khách gọi. Mỗi ngày, quán bán hết khoảng 30 con gà, vịt. Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện ở TP HCM, số lượng này lên tới 50 con.
Khách đến quán có thể chọn ăn cà ri với bún hoặc bánh mì, buổi trưa có thêm cơm ăn kèm. Một phần cà ri bình thường có giá 50.000 đồng gồm thịt gà hoặc vịt, huyết, khoai lang, khoai môn, đậu đũa, hành tây và thêm húng quế trang trí. Tô thập cẩm 60.000 đồng sẽ có thêm mề, trứng non và gan.
Gà, vịt ở quán được chủ tẩm ướp cả con xong đem đi nấu. Khi chín mới chặt nhỏ theo phần ăn. Ảnh: Huỳnh Nhi
Bà Bé mẹ chị Hoa bán món cà ri miền Tây từ khoảng 20 năm trước, khi còn là gánh hàng rong ở khu người Hoa. Vài năm trở lại đây, khi bà lớn tuổi đã mở quán bán và truyền nghề cho con gái. Chị Hoa nói trước đây đã vài lần nấu hỏng 6 nồi cà ri khoảng 100 lít nước nên bây giờ rất kỹ tính trong quá trình nấu.
Cà ri ở đây nấu bằng nước cốt dừa, béo nhưng không ngọt đậm. Đặc biệt, quán còn dùng cà ri tươi, không phải bột khô thường mua ngoài chợ nên có mùi thơm nhẹ, không hăng. Thay vì đồ đông lạnh, chị Hoa đặt mua gà, vịt còn sống, sau đó làm thịt nấu để nước ngọt hơn và thịt không bở. Ngoài ra, cà ri có khoai lang, khoai môn, đậu đũa và hành tây.
Chị Hoa quê ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), học cách nấu món ăn từ mẹ theo khẩu vị miền Tây và mở quán từ 3 năm nay. Ảnh: Huỳnh Nhi
An Nhiên (quận Bình Thạnh) lần đầu ăn ở quán cho biết, phần ăn ở đây đầy đặn và vừa miệng nhưng nước cà ri hơi lỏng để ăn kèm bún. “Mình thấy cà ri có thêm khoai lang được nấu dẻo và mềm, đậu đũa ăn giòn khá lạ miệng, trước giờ chưa thử bao giờ”, cô nói.
Quán có điểm cộng là cà ri luôn nóng, dù khách ăn trưa hay ăn tối. Với nhiều thực khách, điểm trừ là cà ri ở đây không cay, dễ ngán. Thực khách có thể chấm kèm muối ớt, tắc. Quán mở bán từ 11h đến hơn 19h từ thứ hai đến thứ bảy. Quán nằm cạnh đường lớn nên dễ tìm, có chỗ ngồi trong nhà và vỉa hè, mỗi lần phục vụ tối đa khoảng 40 khách.
Video đang HOT
Nước cà ri nóng hổi, vị béo, không quá ngọt và thơm nhẹ. Thịt gà nấu mềm, còn độ dai, chấm với muối ớt tắc vừa miệng. Ảnh: Huỳnh Nhi
Thử món miền Tây lạ vị tại TP.HCM
Giữa lòng Sài thành tấp nập, bạn có thể tìm về hương vị miền Tây dân dã với loạt món đặc trưng như bánh xèo, cháo hến rau đắng, bánh canh ngọt.
Ẩm thực miền Tây hấp dẫn thực khách bởi sự kết hợp của nhiều loại rau sống, cá, thịt tươi ngon và cách tẩm ướp, chế biến đơn giản nhưng đậm đà, khó quên. Giữa lòng Sài thành tấp nập, bạn có thể nếm trọn tinh túy món ngon vùng sông nước Nam Bộ với loạt gợi ý sau.
Bánh canh tôm nước dừa
Là món ăn quen thuộc của người dân miền sông nước Nam Bộ, bánh canh gây thương nhớ với hương vị ngọt dịu, béo thơm. Sợi bánh mềm tươi được tạo từ bột gạo, bột năng, thấm đẫm trong nước dùng tôm, cốt dừa. Tô bánh canh đúng điệu miền Tây gồm một ít sợi bánh, tôm xào, nước dùng sệt, trắng đục, điểm thêm ít tiêu, hành lá, rau mùi trên mặt.
Cái tài của người nấu là giữ cho bánh canh độ béo, tươi ngọt nhưng không gây ngấy, ngán. Hương vị dân dã của đồng quê như được gợi nhắc trong món ăn lạ vị này.
Địa chỉ gợi ý: Đường Hai Bà Trưng (quận 3).
Giá: Khoảng 30.000 đồng.
Món ăn tổng hòa các hương vị béo, ngọt, mặn. Ảnh: Co2kristy, bepnha.204.
Cháo hến rau đắng
Món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng gói trọn hương vị khó quên của ẩm thực miền Tây. Vào ngày mưa Sài thành, bạn có thể đến hàng ăn bình dân ở quận 10 để thưởng thức tô cháo hến đậm đà, điểm nhấn là những cọng rau có vị đắng nhẹ gây "thương nhớ".
Một thực khách nhận xét: "Đối với người không giỏi ăn tanh như Sam thì tô cháo hến ở đây đã được làm dậy vị bởi gừng, tiêu. Phần cháo nấu đặc sệt, vị nước dùng nêm nếm vừa đủ, kèm nhiều hến và rau đắng. Một phần thêm dĩa bánh quẩy giá 20.000 đồng, phù hợp giải cảm".
Địa chỉ: Hồ Thị Kỷ, quận 10
Giá: Từ 20.000 đồng
Được biến tấu từ đặc sản xứ Huế, món cháo miền Tây là sự hòa quyện của hến đậm vị, thanh ngọt lẫn chút đắng từ rau dại. Ảnh: Nguyen Anh Kiet.
Cháo lòng miền Tây
Cháo lòng là món ăn "quen mặt" khắp bản đồ ẩm thưc Việt. Tuy nhiên, phiên bản miền Tây gây ấn tượng hơn cả với phần nước dùng ngọt, cháo nấu bằng gạo rang nên có mùi thơm, tạo hương vị đặc trưng. Tô cháo lòng chuẩn miền Tây sẽ ngả màu hơi nâu, loãng, thường ăn kèm bánh quẩy giúp no lâu.
Bên cạnh rau thơm, bát cháo lòng Tây Nam Bộ được dùng kèm chén nước mắm ngọt vừa miệng cùng vài lát tỏi ngâm chua, thái mỏng. Khi ăn, thực khách cho giá vào tô cháo, sau đó vắt thêm chanh, một chút tiêu và ớt bằm ngâm. Bạn có thể gọi một tô cháo đầy đủ hoặc cháo huyết và nhâm nhi đĩa lòng riêng.
Địa chỉ: Lê Văn Lương, quận 7
Giá: 10.000-30.000 đồng
Tô cháo lòng thường đi kèm nhiều nội tạng heo như mắt, mũi, cuống họng... Ảnh: Nghi Nguyen Trieu. Bánh tằm bì
Bánh tằm bì có xuất xứ từ các tỉnh miền Tây, là món ăn sáng được người Sài thành yêu thích. Nhiều người cho rằng sợi bánh trắng, dài giống con tằm, ăn với bì nên gọi là bánh tằm bì.
Bì và nước cốt dừa tạo linh hồn cho món ăn. Da heo phải được cắt sợi mỏng đều nhau, trộn với thịt băm, thính gạo cho món bì giòn, bùi. Cốt dừa ăn kèm có độ sánh mịn, vị béo, mặn, ngọt hòa quyện. Một ít rau thơm, giá, dưa leo giúp cho món ăn không quá ngấy.
Khi thưởng thức, bạn rưới nước mắm chua ngọt lên trên để các nguyên liệu được thấm vị. Nước mắm đậm đà, cốt dừa béo thơm, bì giòn dai, rau xanh thanh mát tạo nên hương vị khó quên.
Địa chỉ: Bánh tằm bì 370, quán ẩm thực cô Nhung
Giá: Khoảng 35.000 đồng
Món ăn kết hợp hài hòa giữa các hương vị cay, béo, mặn, ngọt. Ảnh: Co2kristy.
4 món ăn miền Tây nổi tiếng ở TP.HCM Ẩm thực miền Tây chiều lòng thực khách bởi hương vị đặc trưng, hình thức đa dạng. Bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon xuất xứ từ vùng đất này ở TP.HCM. Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, TP.HCM còn thu hút những tín đồ ẩm thực bởi loạt món ăn khắp 3 miền. Khi đến...