Cà ri ghẹ hương vị Phan Thiết
Lấy cảm hứng “cay nồng” từ các món ăn chế biến từ cà ri Ấn Độ và sự tươi ngon của các loại hải sản nổi tiếng, người Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đã biến tấu và sáng tạo thêm một món ăn đậm đà hương vị miền biển là Cà ri ghẹ.
Bột cà ri thường là sự kết hợp của ba loại gia vị khác nhau là nghệ, rau mùi và thì là.Trong ẩm thực người Việt, các đầu bếp thường dùng bột cà ri ướp với hải sản (hoặc thịt) trước khi nấu và chiên xào. Lá cũng được cho vào các món nấu, xào nhằm tăng thêm mùi vị và chất lượng. Món cà ri ở Việt Nam thường đậm đà hơn với nước cốt dừa, ít cay hơn so với cà ri Ấn Độ.
Ghẹ là động vật ở biển (tên khoa học là Crabe de Mer), sinh sống nhiều ở vùng biển Bình Thuận. Ghẹ Phan Thiết – Bình Thuận có nhiều loại, trong đó loại ghẹ xanh (hay còn gọi là ghẹ nhàn) được đánh giá cao nhất cả về hương vị lẫn dinh dưỡng và nhất là rất phù hợp để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Và món cà ri ghẹ được người miền biển Phan Thiết dùng thứ thịt thơm ngon, đậm đà của ghẹ biến tấu thành món ăn mang đậm hương vị miền biển.
Theo một số đầu bếp ở Phan Thiết, để chế biến món cà ri ghẹ thường chọn loại ghẹ xanh, kich thước vừa phải, chiều dài toàn thân khoảng 15cm là phù hợp nhất. Ghẹ được rửa sạch rồi bóc mai, lột yếm, cắt bỏ bớt chân và đập dập càng. Sau đó đem xào chung ghẹ với hỗn hợp gia vị, trong đó có bột cà ri. Cho thêm vào một số nguyên liệu như hành tây, hành tím, gừng, ớt bột, nước mắm, một tí sữa tươi (có thể dùng nước dừa tươi) rồi nấu với lửa nhỏ cho đến khi ghẹ chín.
Cà ri ghẹ là món ăn nóng thường ăn kèm với bánh mì hoặc bún. Hương cay nồng của cà ri và một số gia vị nóng như ớt, gừng, hành tím…làm cho món ăn khi chín thêm phần hấp dẫn và kích thích cả khứu giác lẫn vị giác. Vị ngọt bùi của thịt ghẹ, béo của sữa tươi (hoặc nước dừa), thơm của các loại gia vị nóng quyện với vị cay cay của cà ri tạo nên một món ăn đậm đà, nồng cay khó quên. Đến tham quan và du lịch với thành phố Phan Thiết, nếu du khách muốn thưởng thức cà ri ghẹ có thế ghé phố hải sản Phạm Văn Đồng (bờ kè Bình Hưng), khu vực ẩm thực đường Hùng Vương, hay trong thực đơn hải sản của các resort, khách sạn, khu du lịch cao cấp ở khu vực Hàm Tiến – Mũi Né.
Theo Dulich.petrotimes
Cua rang me chua chua ngọt ngọt ngon hết chỗ chê
Cua rang me là món ăn cực ngon cho các tín đồ mê đồ ăn hải sản. Chua chua, cay cay, ngọt ngọt hòa quyện với thịt cua thanh ngọt và chắc.
Khi ăn, bạn vừa ăn phần thịt cua ngọt và vừa mút phần vỏ cua thấm nước sốt me cay ngọt thì không có gì tuyệt vời hơn. Bạn đừng nghĩ cua rang me khó làm, chỉ có nhà hàng mới làm ngon. Bạn hoàn toàn có thể tự làm món cua rang me tại nhà mà chất lượng còn tuyệt vời hơn so với nhà hàng nấu. Bảo đảm luôn, cùng theo dõi nhé.
Cua rang me ngon mê ly ai cũng mê
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Cua tươi: 4 conBột năng: 1 muỗng
Video đang HOT
Đậu phộng rang sẵn: 50gr
Me vắt: 50gr
Tỏi, hành tây: mỗi loại 1 củDưa leo: 1 trái
Ớt: 1 tráiChanh: 1 tráiSả: 2 cây
Hạt nêm, đường, muối và tiêu xay
Cua biển làm nguyên liệu chính để làm cua rang me
Mách nhỏ dành cho bạn:
Tùy theo sở thích của bạn mà có thể chọn cua thịt (là cua đực) hay cua gạch (là cua cái) để ăn. Cua gạch hay cua thịt cũng đều ngon và bổ dưỡng. Bạn nên chọn những con cua còn tươi, tốt nhất là còn sống, cua còn đầy đủ càng, không bị rụng và không có mùi hôi. Hoặc bạn có thể kiểm tra mắt cua để biết cua còn sống hay không bằng cách khẽ đụng vào mắt cua, nếu thấy mắt cua thụt ra là cua còn sống. Bạn nên dùng tay ấn nhẹ vào yếm cua, nếu thấy yếm còn cứng là cua rất chắc thịt.
Một cách kiểm tra nữa là kiểm tra gai cua, nếu thấy gai cua còn sắc nguyên, chân và càng cua còn khỏe, còn hoạt động mạnh, yếm bám chắc vào mình cua thì đó là con cua tươi, thịt còn chắc. Khi chế biến cua, để tránh bị tanh, bạn nên lấy phần gạch ra xào riêng sẽ khử hết mùi tanh cho cua.
Một lưu ý nữa là khi ăn cua, bạn hãy ăn vào đầu tháng hoặc cuối tháng, tránh ăn cua vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) hàng tháng. Vì đây là thời điểm cua lột vỏ, phải nhịn ăn nên thường gầy, rất dễ bị ốp thịt (nghĩa là bị ít thịt).
Sơ chế cua để làm món cua rang me như sau:
Cua rửa sạch, để ráo. Bạn đem tách bỏ phần mai cua rồi dùng đũa gạt hết phần gạch cua ra một cái chén, để riêng.
Nếu thích cho cua ngấm đều gia vị, không cần chú ý hình thức thì bạn cắt cua làm hai hoặc làm tư cho dễ ăn và dễ chế biến. Còn nếu bạn mời khách, muốn món ăn nhìn đẹp mắt thì cứ để nguyên con cua cũng không có vấn đề gì.
Tiếp theo, bạn dùng kẹp chuyên dùng để bóp bẹp sao cho càng hơi dập ra giúp gia vị thấm đều vào thịt trong càng cua và cũng là cách để tránh bị nổ càng khi chiên cua.
Cho cua đã làm sạch và sơ chế xong vào tô, ướp thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe hạt tiêu lên cua, trộn đều cho cua thấm gia vị. Bạn nên để khoảng 30 phút cho cua ngấm đều gia vị.
Me vắt cho vào chén, cho thêm nước ấm, dùng muỗng dằm nát me ra, trộn me với nước sao cho me rã hết thịt ra hết. Sau đó, dùng rây lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước cốt me, để riêng.
Tỏi và hành tây bóc vỏ, rửa sạch. Tỏi đem đập dập và băm nhỏ, để riêng. Hành tây đem cắt múi cau, để riêng.
Dưa leo rửa sạch, cắt bỏ hai đầu và gọt vỏ xen kẽ dọc theo thân dưa rồi đem rửa sạch. Cắt miếng xéo vừa ăn, để riêng.
Ớt rửa sạch, bỏ cuống và đem xắt lát nhỏ, để riêng.
Đậu phộng rang sẵn đem đập dập vừa ăn, để riêng.
Bột năng cho vào tô, cho thêm một ít nước vào, khuấy đều sao cho bột tan hết và không bị vón cục.
Chanh và sả rửa sạch, để ráo. Chanh đem xắt lát mỏng, sả đập dập cho vào nồi nước và đem đun sôi thì tắt bếp. Nước chanh sả để nguội, làm nước rửa tay sau khi ăn cua cho hết mùi tanh.
Cách làm cua rang me gồm các bước như sau:
Bước 1: chiên cua
Bật bếp, chờ cho chảo nóng thì cho dầu ăn vào ngập mặt chảo. Chờ cho chảo dầu nóng già, có sủi bọt tăm thì bạn cho cua vào chiên cho đến khi cua chín vàng đều. Chú ý để cua không bị trắng và bị cháy. Khi cua chín vàng thì vớt cua ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu để cho ráo.
Bước 2: xào cua với nước sốt me
Bước này cực kỳ quan trọng, quyết định đến 80% độ thành công của cách làm cua rang me nên bạn chú ý kỹ nhé.
Bật bếp, chờ cho chảo nóng thì cho 2 muỗng dầu ăn vào, tráng đều mặt chảo, cho thêm 1 muỗng tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi hơi vàng và dậy mùi thơm thì bạn cho nước me vào, cho thêm 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm vào và khuấy đều. Đun cho đến khi nước me sôi thì cho thêm vài lát ớt đã xắt nhỏ vào, đảo đều tay.
Làm nước sốt me ngon để làm cua rang me
Tiếp nữa, bạn cho bột năng đã pha với nước vào để nấu cùng nước me. Bột năng sẽ giúp nước me sánh lại tạo thành sốt me. Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, tùy theo ý thích của bạn mà thêm bớt là được. Tiếp theo, cho cua vào xóc đều và đun nhỏ lửa cho cua ngấm gia vị và cho hành tây đã xắt múi cau vào, đảo đều. Thời gian đun khoảng chừng 7 -10 phút, khi hành tây vừa chín tới thì nhấc xuống.
Cho tiếp một cái chảo nhỏ, cho 1 muỗng dầu ăn và 1 muỗng tỏi băm nhỏ vào phi thơm. Khi tỏi phi vàng và dậy mùi thì cho gạch cua vào chiên cho chín vàng, nêm thêm chút gia vị sao cho vừa miệng. Khi gạch cua vàng, dậy mùi thơm thì tắt bếp.
Cuối cùng, bạn xếp cua ra đĩa, có trang trí sẵn dưa leo xắt miếng vừa ăn, đổ nước sốt me lên trên thân cua, cho thêm một ít đậu phộng rang đã đập dập rồi cho gạch cua lên trên cùng là hoàn thành cách làm cua rang me rồi. Món này ăn riêng hoặc ăn cùng cơm khi còn nóng sẽ rất ngon. Bạn đừng quên chuẩn bị sẵn tô nước chanh sả để rửa tay ngay sau khi ăn cua xong. Các tinh chất dầu thơm trong sả và chanh sẽ giúp loại bỏ mùi tanh của hải sản bám trên tay.
Rất đơn giản và đễ làm để có thể thực hiện tại nhà đúng không nào! Chúc bạn thành công với món cua rang me ngon hơn cả nhà hàng làm nhé!
Theo giadinh
Nuốc - đặc sản riêng xứ Huế Không nơi nào trên đất nước ta có vùng nước lợ rộng lớn đến 21.620 ha như hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên Huế. Đây chính là môi trường tự nhiên sinh sôi vô vàn loài nuốc có nhiều protein, các chất khoáng tự nhiên tinh khiết ngon lành không kém những loài thủy sản tươi sống. Vùng...