CA ráo riết truy tìm tượng Phật nghìn tay nghìn mắt
Lực lượng công an đang ráo riết truy tìm bưc tượng Phật nghìn tay nghìn mắt, cô vât quy hiêm bị đánh cắp tai chua Mê Sơ (Hưng Yên) ngay 29-9.
Sang ngay 2-10, trao đôi vơi Bao Ngươi Lao Đông, môt lanh đao Công an xã Mễ Sở (huyên Văn Giang, tinh Hưng Yên), cho biết hiên công an huyên vân đang khẩn trương tiến hành điêu tra vụ mât trôm bưc tương cô Phât ba Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắtgây xôn xao dư luân vao rang sang ngay 29-9 tai chua Mê Sơ (xa Mê Sơ).
Bưc tượng Phật ba Quan Thê Âm nghin tay nghin măt trươc luc bi mât – Ảnh tư liêu
“Đây la bưc tượng Phật quy hiêm trong đia ban xa co lich sư lâu đơi, găn bo vơi đơi sông tâm linh, tinh thân cua ngươi dân nơi đây. Vu mât bưc tượng Phật khiên nhiêu ngươi dân khu vưc xa lo lăng va bưc xuc. Hiên tai lưc lương Công an huyên Văn Giang vân đang vao cuôc điêu tra, truy tim tung tich cua bưc tương”- vi lanh đao công an xa noi.
Khuôn viên chua Mê Sơ nơi bi mât pho tương-anh: CTV
Đai diên công an xa cho biêt rang sang ngày 29-9, sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Mễ Sở, cùng ni cô trong chua Mê Sơ phát hiện pho tượng Phật đặt tại tầng 2 ngôi chùa đã bât ngơ biến mất, khóa cổng bị phá nên trình báo chính quyền.
Video đang HOT
Sau đo, công an huyên trích xuất hình ảnh từ camera an ninh của nhà chùa cùng thông tin khai báo của sư Lan, cơ quan chưc năng xác định vụ việc xảy ra lúc hơn 1 giơ ngày 29-9. Để tránh bị camera ghi hình, một tên trong nhóm kẻ trộm dùng sào bịt vải che đầu ống kính; nhưng tên còn lại cạy cửa chùa, lên gác, tiếp cận pho tượng Phật. Nhóm trộm 4-5 người ra tay rất chuyên nghiệp, có sự tính toán từ trước
Do pho tượng Phật to lớn và nặng nên nhóm trộm khênh ra cửa trước, thòng dây chuyển xuống sân và đưa ra ôtô chờ sẵn ngoài cổng rôi chơ đi.
Đươc biêt, chùa Mễ Sở (nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang) được xây dựng từ thời nhà Lê. Sau hàng trăm năm, chùa xuống cấp, duy chỉ có bức tượng Phật bà Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt còn giữ được tương đối nguyên vẹn. Chùa được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,- Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1988.
Pho tượng Phật bà Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt có 1.113 tay, 1.113 mắt, được tac bằng gỗ mít, cao 2,8 m, trong đó riêng tượng Phật 1,4 m. Năm 1988, tượng đã bị đánh cắp. Công an tỉnh Hải Hưng (nay chia tách thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) cùng công an Hà Nội, Hải Phòng sau đó tìm thấy pho tượng tại nhà một nghệ nhân ở Hà Nội.
Theo Nguyễn Hưởng (Người lao động)
Chiêu trò lừa đảo của 2 "nữ quái" giả danh nhà sư
Ngày 27-1, cơ quan CSĐT CAQ Đống Đa, Hà Nội đã làm rõ 18 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả nhà sư đi quyên góp tiền đúc tượng Phật, do Trần Kim Thành (SN 1980) và Võ Thị Quỳnh (SN 1982) đều trú tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An gây ra.
Hai đối tượng Quỳnh và Thành
Mắc bẫy vì cả tin, mê tín
Như ANTĐ đã đưa tin, ngày 7-1, CAP Trung Tự, quận Đống Đa đã đưa về trụ sở một người đàn ông nghi có liên quan đến vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả sư để đi quyên góp tiền đúc tượng Phật. Tại cơ quan công an, sau khi làm việc với người đàn ông này, CAP Trung Tự tiếp tục phối hợp với Đội Điều tra tổng hợp CAQ Đống Đa triển khai lực lượng tới một nhà nghỉ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội để thực hiện việc bắt giữ 2 nghi can vụ lừa đảo là Trần Kim Thành và Võ Thị Quỳnh.
Trong quá trình điều tra, làm rõ hành vi phạm pháp của 2 "nữ quái" giả sư đi lừa đảo, lực lượng điều tra CAQ Đống Đa được biết Quỳnh và Thành thường lang thang tại các khu vực đền, đình, chùa, miếu mạo, cố ý tiếp cận với những người đi lễ để tìm hiểu địa chỉ, hoàn cảnh của họ. Sau khi chiếm được lòng tin của những người đi lễ chùa bằng các chiêu trò như xem tướng số qua lòng bàn tay, tướng mạo...
Quỳnh và Thành dọa người này, người kia sắp gặp họa "sát thân", nếu không chí ít cũng "tán gia bại sản", muốn gia sự an bình phải làm lễ cúng sao giải hạn. Nhiều người mê tín đã tin ngay lời của Quỳnh và Thành, mời 2 "sư cô" về tận nhà để giúp dâng sao giải hạn, phả độ gia tiên.
Thấy "cá đã cắn câu", Quỳnh và Thành gợi ý muốn giải hạn nhanh nhất thì phải cung tiến tượng Phật cho các chùa, gia đình mới mong được bình an, giá mỗi pho tượng Phật từ 10 đến 100 triệu đồng, tùy theo kích cỡ và lòng thành của gia chủ. Nhiều gia đình có của ăn, của để và mê tín, khi nghe 2 "sư cô" phán đã nghe theo một cách mù quáng.
CAQ Đống Đa kiểm tra "đồ nghề" của Quỳnh và Thành sử dụng hoạt động giả sư lừa đảo
Tâm đức cần thể hiện đúng chỗ
Thượng tá Đỗ Xuân Tiến, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa cho biết: "Quỳnh và Thành hoạt động lừa đảo dưới hình thức giả sư khá tinh vi. Trước khi gây án, Quỳnh đã nghiên cứu rất kỹ những cử chỉ, hành động, lời ăn, cách nói... của các nhà sư để bắt chước. Thành nhập vai là phật tử, tháp tùng sư trụ trì đi quyên góp tiền đúc tượng Phật. Các đối tượng thường nhằm vào những người cao tuổi, người có hoàn cảnh éo le và gia đình có kinh tế để thực hiện hành vi lừa đảo".
Trong quá trình điều tra, CAQ Đống Đa đã phát hiện cũng trong thời gian "tu luyện" để thành "sư cô", Quỳnh đã đến một số ngôi chùa ở các tỉnh, thành phố lân cận Hà Nội, trong đó có tỉnh Nam Định để gặp các vị sư trụ trì tìm hiểu thông tin các chùa, cách thức hành lễ... để lừa bịp những người nhẹ dạ.
Theo các điều tra viên CAQ Đống Đa, Thành từng có 2 tiền án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng bằng hình thức giả sư quyên tiền đúc tượng Phật. Năm 2010, đối tượng này bị CATP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên tuyên phạt 6 tháng tù treo và trong thời gian thụ án, tiếp tục bị CAH Gia Lâm, Hà Nội bắt và TAND huyện Gia Lâm xử phạt 12 tháng tù giam. Theo lời khai của Thành, tính đến thời điểm này, Quỳnh và Thành đã gây ra tổng cộng 18 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều người.
Cũng trong quá trình điều tra, CAQ Đống Đa đã làm việc với một số người mắc bẫy do Quỳnh và Thành sắp đặt. Bà Nguyễn Thị Minh (63 tuổi), ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đã bị các đối tượng giả sư lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục triệu đồng. Ban đầu, 2 "nữ quái" làm quen và giới thiệu là 2 thầy trò đang tu luyện tại một ngôi chùa thiêng ở tỉnh Nam Định và ngỏ ý mời bà Minh quyên góp tiền để đúc tượng Phật.
Gia đình bà Minh thường làm việc từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thấy có nhà sư ở chùa thiêng tại Nam Định đi quyên tiền đúc tượng Phật đã ủng hộ ngay và nhận được lời hứa tên của thí chủ sẽ được khắc vào tượng để phát tâm công đức. Sau khi xem một số giấy tờ, thư ngỏ có dấu của nhà chùa, bà Minh đóng góp tới hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi đóng góp tiền và không thấy "nhà sư" hồi âm về kết quả đúc tượng Phật, bà Minh sinh nghi đã trình báo cơ quan công an.
"Sở dĩ nhiều người bị hại mắc bẫy 2 đối tượng lừa đảo vì đa số họ đều tin vào tâm linh và có gia cảnh éo le. Mặt khác, Quỳnh và Thành cũng liên tục thay đổi địa bàn, quy luật hoạt động để tránh sự phát hiện của bị hại và cơ quan công an. Sau khi lừa được tiền của bị hại, các đối tượng thay đổi mục tiêu gây án và xóa sạch mọi dấu vết" - Thượng tá Đỗ Xuân Tiến cho biết thêm và cảnh báo những người dân muốn công đức cho nhà chùa, cần liên hệ với những cơ sở có uy tín hoặc trực tiếp đến các ngôi chùa để thực hiện tâm đức, tránh rơi vào những cái bẫy của tội phạm.
Đề nghị ai phát hiện hoạt động nghi có dấu hiệu giả sư đi lừa đảo, báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc các đơn vị chức năng đảm bảo ANTT trên địa bàn để kịp thời vạch mặt những kẻ lợi dụng niềm tin của người dân để lừa đảo.
Theo_An ninh thủ đô
Trộm cắp tượng Phật vì tưởng là đồng đen Cơ quan CSĐT, CAQ Tây Hồ, Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Xuân Trang (SN 1983, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) để điều tra làm rõ hành vi trộm cắp tài sản. Tang vật vụ án Vốn làm nghề giao hàng thuê nên khoảng 11h ngày 22-12-2015, Trang được một...