Ca quận 7 nhiễm biến chủng Ấn Độ, bà bán quán ăn mắc biến chủng Anh
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM giải trình tự gene virus của “bệnh nhân 4583″ (ca quận 7) ghi nhận biến chủng B.1.617.2 từ Ấn Độ, “bệnh nhân 4780″ (bà bán quán ăn ở quận 3) nhiễm chủng B.1.1.7 từ Anh.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tối 21/5 cho biết kết quả này do nhóm nghiên cứu Covid-19 của bệnh viện và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) giải mã mẫu RNA được tách chiết từ mẫu phết hầu họng của “bệnh nhân 4583″ và 4780.
Kết quả thu nhận được đưa vào phân tích, định danh bằng phần mềm Pangolin, cho thấy bộ gene virus của “bệnh nhân 4583 ” – người phụ nữ 34 tuổi ngụ quận 7, thuộc biến chủng B.1.617.2, tương tự biến chủng ghi nhận ở “bệnh nhân 4514″- thanh niên ngụ TP Thủ Đức, trước đó. Đây là hai đồng nghiệp chung công ty tại quận 3. Nữ bệnh nhân từng đến Hải Phòng ở từ ngày 24/4 đến 5/5, về TP HCM đi làm trước khi phát hiện dương tính nCoV tối 18/5.
Theo bác sĩ Châu, kết hợp hai kết quả giải mã virus với thông tin dịch tễ, có thể khẳng định “bệnh nhân 4583″ và “4514″ có cùng nguồn lây.
“Biến chủng của hai bệnh nhân này tương tự biến chủng đang gây dịch tại các tỉnh phía Bắc”, bác sĩ Châu chia sẻ.
“Bệnh nhân 4780″ – người phụ nữ bán quán ăn ngụ hẻm 287, đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, nhiễm biến chủng B.1.1.7. Bệnh viện đang tiếp tục giải trình tự gene virus hai người con của bà này, gồm “bệnh nhân 4781″ và “4782″. Cả ba được ghi nhận mắc Covid-19 ngày 20/5.
Theo bác sĩ Châu, biến chủng B.1.1.7 từ Anh đang lưu hành tại Đà Nẵng và Hà Nam, hiện nay đã lây lan ra các tỉnh khu vực miền Trung. Tại TP HCM, chủng này từng phát hiện được trên “bệnh nhân 1660″ (thanh niên 28 tuổi từ Hải Dương, phát hiện bệnh ngày 29/1) và “bệnh nhân 2910″ (thanh niên 28 tuổi từ Hà Nam, phát hiện bệnh 29/4), được cách ly điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi trước đây.
Video đang HOT
“Đây là lần đầu tiên TP HCM ghi nhận sự lưu hành đồng thời của cả hai biến chủng được cho là có khả năng lây lan nhanh, gồm biến chủng Án Độ và Anh, ở các ca bệnh trong cộng đồng”, bác sĩ Châu nhận định.
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của nCoV, gồm: B.1.222, B.1.619, D614G, B.1.1.7, B.1.351, A.23.1 và B.1.617.2.
Bốn ngày qua, TP HCM ghi nhận 5 ca Covid-19 trong cộng đồng, là bệnh nhân 4514 và 4583 – đồng nghiệp cùng công ty ở quận 3; ba ca 4780-4782 là ba mẹ con ở hẻm 287 đường Nguyễn Đình Chiểu quận 3, cùng một ca nghi nhiễm là người đàn ông 63 tuổi, ngụ phường 8, quận Gò Vấp. Đến hôm nay, phần lớn những người tiếp xúc với những trường hợp này, âm tính nCoV.
Việt Nam đang đợt bùng phát dịch lần thứ 4 kể từ năm 2020, tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 1.893, ghi nhận ở 30 tỉnh thành.
Xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Biến đổi khí hậu khiến đại dịch xuất hiện nhiều hơn trong tương lai
Các mối đe dọa tới sức khỏe con người đang nhân rộng và gia tăng do biến đổi khí hậu và trong tương lai, nếu tình hình không thay đổi, các hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ đứng trước nguy cơ quá tải.
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một nghiên cứu do tạp chí y học danh tiếng The Lancet công bố ngày 3/12 chỉ ra tất cả các quốc gia từ những đảo quốc nhỏ bé tới những cường quốc đều đang phải đối mặt với những hiểm họa y tế ngày càng gia tăng cả về quy mô và cấp độ, khi biến đổi khí hậu khiến các đại dịch xuất hiện nhiều hơn trong tương lai.
Theo báo cáo thường niên lần thứ năm của tạp chí The Lancet về mối liên quan giữa y tế và khí hậu, các yếu tố như nắng nóng gay gắt, ô nhiễm không khí và hoạt động nông nghiệp dày đặc cùng kết hợp đã gây ra "viễn cảnh y tế cộng đồng tồi tệ chưa từng có."
Khảo sát cho thấy trong hai thập kỷ vừa qua, số ca tử vong do thời tiết ở người cao tuổi tăng 54%. Tính riêng trong năm 2018, nắng nóng đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 người.
Theo nhóm tác giả nghiên cứu, trong khi các hiện tượng thời tiết cực đoan như các cơn bão nhiệt đới hiện vẫn là vấn đề lớn đối với các nước đang phát triển, khí hậu khắc nghiệt cũng gây thiệt hại nặng nề về y tế ở các quốc gia giàu có.
Báo cáo cho biết năm 2018, riêng Pháp đã có hơn 8.000 ca tử vong do thời tiết ở nhóm đối tượng trên 65 tuổi, gây thiệt hại về kinh tế tương đương 1,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cùng năm của nước này.
Ian Hamilton, tác giả chính của báo cáo, cho rằng các mối đe dọa tới sức khỏe con người đang nhân rộng và gia tăng do biến đổi khí hậu và trong tương lai, nếu tình hình không thay đổi, các hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ đứng trước nguy cơ quá tải.
Nắng nóng và hạn hán cũng khiến số vụ cháy tăng đáng kể. Báo cáo cho biết kể từ đầu thập niên 2000, số người bị thương, thiệt mạng hoặc phải di dời chỗ ở do các vụ cháy có xu hướng tăng lên tại 128 quốc gia.
Ngoài ra, tình trạng nước biển dâng do tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng vì khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các hoạt động nông nghiệp và phương tiện giao thông chưa được kiềm chế, có thể khiến 565 triệu người phải sơ tán vào năm 2100, và khiến đẩy những người này vào nguy cơ đối mặt với hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết với hơn 9 triệu người chết mỗi năm do khẩu phần ăn không đảm bảo, tỷ lệ tử vong do tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ cũng tăng đến 70% chỉ trong 30 năm qua. Năm 2017, Pháp có ít nhất 13.000 ca tử vong do sử dụng thịt đỏ, trong tổng số 90.000 người tử vong do khẩu phần ăn không đảm bảo.
Khói mù ô nhiễm bao phủ Amritsar, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhóm tác giả cảnh báo tình trạng đô thị hóa, gia tăng hoạt động nông nghiệp, du lịch hàng không và sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể khiến các đại dịch trong tương lai như COVID-19 xuất hiện nhiều hơn.
Nhóm nghiên cứu kêu gọi hành động khẩn cấp giảm thiểu khí thải nhà kính , nhằm ngăn chặn các tác động xấu do biến đổi khí hậu, hạn chế ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng.
Tổng biên tập tạp chí The Lancet Richard Horton nhấn mạnh cần xác định các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm túc, cũng như thúc đẩy cảnh báo về khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh thái và tăng cường các hệ thống tự nhiên hỗ trợ con người.
Báo cáo được thực hiện gần thời điểm kỷ niệm năm năm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ra đời, nhằm kêu gọi các nước góp phần hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, thông qua việc cắt giảm khí thải nhà kính.
Mặc dù các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại có thể làm giảm khí thải nhà kính trong năm nay, song vẫn còn nhiều lo ngại về việc các nước sẽ tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
Sáng 6/11, Việt Nam có 3 mắc COVID-19 nhập cảnh từ nước ngoài 6h ngày 6/11, Bộ Y tế thông báo, có 3 ca COVID-19 mới là người nhập cảnh vào nước ta, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 lên 1.210 người. Bệnh nhân 1208 ( BN1208): nam, 38 tuổi, là chuyên gia quốc tịch Ấn Độ. Ngày 20/10, bệnh nhân từ Ấn Độ quá cảnh Sân bay Yangon, Myanmar, sau đó nhập cảnh Sân bay...