Cả phường sống chung với khói thiêu tử thi
UBND phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An (Bình Dương) sẽ tiếp tục kiến nghị về tình trạng nước thải, khói tỏa ra từ đài hỏa táng.
Khói đen bốc lên nghi ngút qua những ống xả trên nóc nhà tang lễ. Mùi tanh nồng từ cống xả lộ thiên thải trực tiếp ra bên ngoài khu vực đài hỏa táng tỉnh Bình Dương khiến người dân chung quanh khu vực bức xúc.
Đốt thủ công
Sáng 5/11, chúng tôi có mặt tại Đài hỏa táng công nghệ cao Bình Dương (khu phố Tân An, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An). Hôm ấy có ba đám tang đang chờ tới lượt làm lễ, hỏa táng. Khi người đi đưa tang về hết, lò hỏa táng bắt đầu hoạt động và khói đen bốc lên nghi ngút từ ba ống xả lộ thiên bên trên nóc nhà.
Chúng tôi theo người dân ra phía sau nhà hỏa táng. Dù đã mang tới hai cái khẩu trang y tế nhưng mùi hôi tanh và bụi tro vẫn khiến chúng tôi ngộp thở. Một người dân sống gần đó cho biết: “Chưa là gì đâu, ban ngày còn đỡ chứ cứ nửa đêm trở đi, tụi tôi phải trùm mền qua mặt để ngăn bớt mùi mới ngủ được”.
Phía sau khuôn viên lò hỏa táng có một đường ống bị ngắt đoạn, nước từ bên trong lò dẫn thẳng ra bên ngoài bốc mùi tanh tưởi, sủi bọt chảy lênh láng. Quan sát một lúc chúng tôi đã váng cả đầu vì mùi hôi.
Theo người dân, mấy năm nay nước từ lò hỏa táng cứ chảy lênh láng ra ngoài đường, ngấm xuống đất và thấm vào hệ thống nước giếng. Sau khi người dân phản ánh, người của đài hỏa táng làm cái gờ, chặn dòng nước thải không cho chảy ra đường nữa mà cho chảy luồn lách vào các ngôi mộ, thấm xuống lòng đất.
Video đang HOT
Những quan tài đang được đốt thủ công
Ống khói và nước thải trực tiếp từ đài hỏa táng ra ngoài
Ngoài việc thải nước thì việc đốt bằng thủ công làm người dân xung quanh hít bụi khói đến no! Chúng tôi tìm một vị trí khá kín đáo phía sau lò thiêu để quan sát. Nhìn qua khe hở, chúng tôi thấy một đống tro than còn nóng đỏ ngun ngút, cạnh đó là những ván quan tài, vòng hoa, tiền âm phủ và cả những cái hũ nằm ngổn ngang trên những lớp tro dày đặc đang bị đốt cháy sáng rực. Thỉnh thoảng những công nhân lại chở xe rùa đầy ắp những thứ đồ của đám ma tới đổ ở đây để cháy cùng với những thứ cũ. Chúng tôi đứng quan sát khoảng 10 phút mà bụi bám trắng cả người.
Nước thải và khói tấn công người dân
Ông Nguyễn Tấn Hoàng, nhà đối diện đài hỏa táng, nói: “Mấy năm nay chúng tôi phải sống chung với mùi hôi tanh, mùi khói khét lẹt. Ban ngày còn nhẹ, chứ cứ sau 10 giờ tối là mọi cánh cửa trong nhà đều đóng chặt, mùi khét đến nhức cả đầu. Ăn cơm phải đóng cửa. Ngủ cũng phải đeo khẩu trang. Bạn bè đến nhà chơi chỉ nói chuyện được vài câu là họ bỏ về vì chịu hổng thấu mùi hôi, tanh”.
Còn ông Trần Văn Định, nhà kế bên, cho biết: “Nhiều khi bên đó đốt, mùi bay ra ngủ không được, tôi điện thoại sang nhưng không ai bắt máy. Mặc dù mỗi lần họp họ đều bảo sẽ khắc phục nhưng đâu vẫn vào đấy”.
Chúng tôi tiếp tục đến tổ 17, khu phố Tân An, phường Tân Đông Hiệp, nơi có khoảng 40 hộ dân sinh sống. Theo người dân, khu vực này nằm xuôi theo hướng gió nên hít mùi khói từ đài hỏa táng “no bụng”.
Ông Nguyễn Văn Triều – tổ trưởng tổ khu phố, cho biết: “Ở đây mỗi hộ có khoảng 2-3 đứa trẻ và đứa nào cũng thường xuyên bị viêm phế quản, mũi họng…. Nước ở trên lò thiêu chảy xuống tận khu dân cư chúng tôi. Cứ đêm đêm chúng tôi lại hít mùi khét lẹt như mùi nhựa cháy…”.
Theo anh Nguyễn Duy Tâm thì từ khi đài hỏa táng vừa thành lập đã bị người dân phản ánh nhưng tình trạng ô nhiễm không được cải thiện, thậm chí ngày càng trầm trọng. Khi có đơn vị chức năng xuống kiểm tra là ống khói từ lò thiêu tắt ngấm. Họ về thì đâu lại vào đấy. Một người dân khác bức xúc: “Khói đen tràn về đặc quánh, tanh hôi và bức bối không chịu nổi. Chính quyền địa phương họp thì họ bảo củng cố khắc phục nhưng ngày càng nặng thêm”.
Chính quyền bó tay?
Ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch UBND phường Tân Đông Hiệp nói: Người dân phản ánh khói, nước thải có mùi khó chịu nhưng chúng tôi không có chức năng kiểm tra nên đã kiến nghị lên các ngành cấp trên. Bên Sở Tài nguyên và Môi trường khi kiểm tra vẫn thấy đảm bảo nhưng người dân vẫn tiếp tục phản ánh. Đợt tiếp xúc cử tri sắp tới, phía ủy ban sẽ tiếp tục kiến nghị.
Hiện nhiều nơi áp dụng các công nghệ hỏa táng tiên tiến của nước ngoài. Theo đó, quan tài được đưa đến thiết bị lò đốt hoàn toàn tự động cho đến khi kết thúc ca hỏa táng. Thay vì dùng củi đốt gây ô nhiễm, những nơi này đốt bằng gas, hệ thống lò đốt khép kín nhiều cấp nhiệt độ, cùng hệ thống làm lạnh không gây khói bụi, mùi ô nhiễm.
Theo 24h
Hệ thống sông ngòi Việt Nam đang bị "bức tử"
Cùng với những bất cập về vệ sinh môi trường, nông thôn Việt Nam còn đang phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm môi trường nước thải, chất thải, không khí, đất đai gây ra bởi các làng nghề.
Theo kết quả tổng điều tra mới nhất, chỉ hơn 4% số làng nghề ở nông thôn trong cả nước sử dụng thiết bị xử lý nước, chất thải độc hại.
Điều tra của Cảnh sát Môi trường cho thấy, có tới gần 70% khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trên cả nước không đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung số còn lại cũng chỉ theo kiểu "gọi là có". Tại tất cả các KCN-KCX, chỉ tiêu về BOD, COD, coliform, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, phốt pho... đều vượt chỉ tiêu cho phép. Nguồn ô nhiễm này đang ngày đêm hủy hoại môi trường, nhất là môi trường nước trên các hệ thống sông ngòi.
Theo thống kê, mỗi ngày sông Đồng Nai phải gánh chịu 1.740.000m³ nước thải công nghiệp, trong đó chứa đựng 671 tấn cặn lơ lửng, 104 tấn nitơ, 15 tấn phốt pho và kim loại nặng. Riêng tại KCN tập trung lớn nhất tỉnh Thái Nguyên là Sông Công, các thông số ô nhiễm môi trường đều ở mức báo động cao.
Hệ thống sông ngòi trên cả nước đang bị "bức tử"
Hệ thống sông ở khu vực phía Bắc cũng trong tình trạng báo động. Sông Cầu bị ô nhiễm nặng bởi trên 2.000 doanh nghiệp các ngành nghề: hóa chất, luyện kim, chế biến thực phẩm, xây dựng... tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Lưu vực hai sông Nhuệ - Đáy hiện cũng oằn mình hứng chịu nguồn rác thải từ các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của các tỉnh, thành: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Các chuyên gia môi trường cảnh báo, nếu không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây ô nhiễm các hệ thống sông, cuộc sống của hàng chục triệu người dân sống ở vùng phụ cận sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống văn bản quy định của pháp luật về quản lý môi trường ở nước ta hiện vẫn chưa hoàn thiện. Đây là kẽ hở tạo điều kiện cho các hành vi đối phó, gian lận của doanh nghiệp diễn phổ biến, kéo dài.
Cũng theo kết quả mới nhất của Tổng Điều tra nông nghiệp, nông thôn thủy sản, cả nước có gần 19% số xã và 9% số thôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải chung.
Theo Dantri
Tăm tre trắng nhờ... hóa chất Nguyên liệu làm tăm được ngâm trong nước thải đen ngòm rồi được tẩy trắng bằng hóa chất. Cách Hà Nội 42 km, Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những xã sản xuất tăm tre lớn nhất nước. Dọc hai bên đường vào làng, tăm tre được phơi la liệt. Từng chiếc xe...