Cà phê Trung Nguyên sụt giảm 50% lợi nhuận
Trong khi doanh thu liên tục tăng trưởng thì lợi nhuận của Trung Nguyên lại bị giảm. Lợi nhuận năm 2018 của tập đoàn này đạt thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Số liệu báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên cho biết năm vừa qua tập đoàn này ghi nhận hơn 4.842 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 9% so với 2017.
Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp doanh thu của Trung Nguyên ghi nhận đà tăng trưởng giữa vòng xoáy kiện tụng của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Tuy nhiên, trái ngược với đà tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận mà Trung Nguyên thu về lại giảm liên tục trong những năm vừa qua.
Lợi nhuận Trung Nguyên giảm 50%
Năm 2018, sau khi trừ các chi phí và giá vốn hàng bán, Trung Nguyên ghi nhận gần 347 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 50% so với năm 2017. Đáng chú ý, năm 2017, Trung Nguyên thu về 681 tỷ đồng lãi trước thuế, nhưng mức này cũng đã giảm hơn 11% so với 2016.
Trong quá khứ, lợi nhuận của Trung Nguyên cũng từng sụt giảm rất mạnh từ 1.300 tỷ năm 2014 xuống 800 tỷ năm 2015. Nguyên nhân là do tập đoàn ghi nhận khoản lãi bất thường từ việc hợp nhất lợi nhuận từ các công ty con năm 2014.
Lần này, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Trung Nguyên sụt giảm đến từ việc giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi trong những năm gần đây.
Cụ thể, trong khi doanh thu tăng trưởng qua từng năm thì giá vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh còn tăng mạnh hơn, khiến lợi nhuận gộp công ty thu về giảm dần.
Video đang HOT
Năm 2018, Trung Nguyên ghi nhận 1.353 tỷ đồng lãi gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm hơn 160 tỷ đồng so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp của tập đoàn cũng giảm từ mức 37,4% năm 2016, xuống chỉ còn chưa tới 28% năm vừa qua.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Trung Nguyên chính là đà tăng mạnh của chi phí bán hàng.
Năm qua, để ghi nhận doanh thu tăng 8%, Trung Nguyên đã phải chi ra tới 725 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng 19%. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi nhuận trước thuế của công ty sụt giảm mạnh hàng trăm tỷ đồng.
Các công ty thành viên của Trung Nguyên làm ăn ra sao?
Trái ngược với kết quả kinh doanh sụt giảm liên tục của tập đoàn mẹ, các công ty thành viên của Trung Nguyên lại ghi nhận đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối tốt.
Trong đó, Công ty Cổ phần Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên và Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên là 2 thành viên chính trong hệ thống của Trung Nguyên đều có kết quả kinh doanh khả quan.
Năm 2018, Công ty Cổ phần Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên ghi nhận 134 tỷ đồng doanh thu và 28 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng trưởng lần lượt 37% và 180% so với năm trước. Tuy chưa thể quay lại mức doanh thu và lợi nhuận những năm trước 2016, nhưng đà tăng trưởng của Công ty Cổ phần Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên trong năm qua cũng là một dấu hiệu tích cực giữa những khó khăn đang gặp phải.
Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên cũng tăng lần lượt 28% và 53% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu ước đạt 1.480 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 161 tỷ.
Tuy nhiên, riêng hoạt động của Trung Nguyên Franchising, doanh nghiệp vận hành và quản lý hệ thống các cửa hàng cà phê Trung Nguyên, vẫn ghi nhận thua lỗ gần 24 tỷ đồng.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên. Ảnh: Tô Thanh Tân.
Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của Tập đoàn Trung Nguyên vào khoảng 6.081 tỷ đồng, tăng gần 7% so với năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn giá trị ghi sổ cuối năm 2016.
Tập đoàn này cũng ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt gần 1.900 tỷ đồng. Nếu cộng cả khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 2 công ty thành viên là Công ty Cổ phần Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên và Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên, tổng lợi nhuận chưa phân phối của hệ thống này đạt trên 2.500 tỷ đồng.
Tập đoàn Trung Nguyên được thành lập năm 2006 do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Từng được mệnh danh là “vua cà phê” tại thị trường Việt, hoạt động của Trung Nguyên đã bị ảnh hưởng rất nhiều sau mâu thuẫn trong nội bộ gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Trong chia sẻ mới nhất với truyền thông, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết chính những mâu thuẫn giữa ông và bà Thảo đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Chỉ trong vài năm vừa qua, ông Vũ và bà Thảo đã tham gia 4 phiên tòa, với 1 phiên ly hôn và 3 phiên kiện tụng.
Trong diễn biến mới nhất của vụ ly hôn, Viện Kiểm sát và Nhân dân TP.HCM đã kháng nghị bản án của TAND cùng cấp, yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ theo đúng quy định của pháp luật.
Trong đó, Viện Kiểm sát yêu cầu xem xét lại một loạt quyết định của TAND TP.HCM về việc phân chia tài sản giữa hai bên và tỷ lệ phân chia ông Vũ 60%, bà Thảo 40% như kết luận trước đó.
“Cô đi nói những người quen biết qua là cứu lấy Trung Nguyên, cứu lấy anh Vũ. Trung Nguyên có làm sao đâu mà phải cứu? Bản thân qua cũng đâu có bị gì”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói.
Theo news.zing.vn
4 tháng đầu năm, tổng tài sản hệ thống ngân hàng tăng thêm 150.000 tỷ đồng
Theo NHNN, tính đến ngày 30/4, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đạt hơn 11,2 triệu tỷ đồng tăng 150.000 tỷ đồng (tương đương 1,36%) so với cuối năm 2018.
Trong đó, khối ngân hàng thương mại Nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và OceanBank) là bộ phận có lượng tài sản lớn nhất đạt lần lượt 4,93 triệu tỷ đồng (tăng 1,37%) và chiếm gần 44% tổng tài sản toàn hệ thống.
Khối ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 41,3% tổng tài sản toàn hệ thống đạt 4,63 triệu tỷ đồng, tăng 1,64% so với đầu năm.
Tổng giá trị vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 4 đạt 851.795 tỷ, tăng 45.630 tỷ đồng so với thời điểm 30/12/2018 (tương đương 5,66%).
Trong đó, khối ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần có giá trị vốn tự có lớn nhất hệ thống, ở mức 352.305 tỷ đồng, tăng 4,18% so với cuối năm 2018. Đứng sau lần lượt là khối ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng liên doanh, nước ngoài với giá trị vốn tự có lần lượt đạt 282.199 tỷ đồng (tăng 5,06%) và 177.037 tỷ đồng (tăng 8,7%).
Trong 4 tháng đầu năm 2019, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng 1,05% đạt 582.379 tỷ đồng.
Trong đó, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại Nhà nước đạt 149.001 tỷ đồng (tăng 0,75%), khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt gần 268.872 tỷ đồng (tăng 0,61%), ngân hàng liên doanh và nước ngoài đạt gần 117.000 tỷ đồng, tăng 2,76%...
Như vậy, trong khi tổng tài sản của nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài chỉ bằng hơn 1/4 so với các ngân hàng thương mại Nhà nước thì vốn điều lệ của nhóm này đã gần đuổi kịp.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống cuối tháng 4 là 12,19%, cải thiện nhẹ so với mức 12,14% hồi đầu năm. Trong đó, CAR của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước là thấp nhất, chỉ đạt 9,61%. Theo nhiều lãnh đạo ngân hàng như VietinBank, BIDV, nếu áp dụng theo chuẩn Basel II, CAR thực tế có thể còn thấp hơn nữa, chỉ quanh mức 8%.
Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN, hiệp hội ngân hàng,...đã liên tục kiến nghị Chính phủ cho phép những ngân hàng này được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn điều lệ.
Theo Hiệp hội ngân hàng, nếu 4 ngân hàng Agribank, VietinBank, BIDV và Vietcombank không nhanh chóng tăng được vốn thì có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động. Việc các ngân hàng này chậm tăng vốn điều lệ cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng cung ứng vốn, từ đó có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, giảm thu ngân sách từ thuế.
Theo thuonggiaonline.vn
Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận Trung Nguyên lại có xu hướng đi ngang Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2009 - 2013. Những năm sau đó, doanh thu của tập đoàn này vẫn tăng nhưng lợi nhuận đã bắt đầu xu hướng đi ngang. Hình...