Cà phê trộn bắp ở thủ phủ cà phê
“Chúng tôi chỉ độn 50-70% bắp và đậu nành cho từng loại càphê chứ nhiều cơ sở khác không được tỉ lệ như vậy đâu”. Đây là “khai” nhận của một chủ xưởng chế biến càphê tại thủ phủ càphê Đắk Lắk. Trong khi việc giám sát, quản lý lại ngoài tầm tay cơ quan nhà nước.
Bài 1: Chỉ độn 50-70% bắp và đậu nành
Chúng tôi “đột kích” vào cơ sở sản xuất, chế biến càphê Nguyên Lâm (thôn Tân Tiến, xã Hoà An, huyện Krông Pắk) – một trong những thương hiệu được bán rộng khắp ở thị trường Tây Nguyên về tận các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Phải nói là kinh hoàng khi chứng kiến công nghệ sản xuất tại đây. Hầu hết các thành phần tạo nên sản phẩm càphê bột đều là ngũ cốc rang cháy, thay cho hạt càphê nhân.
Đường, muối, hương liệu, bộ tạo sánh, caramel tạo màu… được nấu như nhựa đường, rồi độn vào sản phẩm gọi là càphê.
Càphê bột được làm bằng gì?
Trên mẻ càphê đang rang, chúng tôi bới tìm đỏ mắt vẫn chỉ thấy toàn hạt bắp (ngô) và đậu tương được rang cháy thành than. Rất hiếm những hạt càphê. Cơ sở sản xuất càphê Nguyên Lâm chỉ chừng 30m2, chứa cả lò rang, bãi trộn và kho nguyên liệu.
Theo Lê Công Bi – phụ trách toàn bộ kỹ thuật chế biến càphê tại đây – mỗi ngày cơ sở chỉ nổi lò 1 lần rang. Mỗi mẻ rang 1,2 tạ nguyên liệu. Tuỳ theo nhu cầu của thị trường mà cho ra sản phẩm dao động một vài tấn càphê bột mỗi tháng. Với lượng càphê khổng lồ như vậy, song tại đây chỉ 4 công nhân trong cái lò nóng hầm hập, bụi mịt mù và khét nghẹt mùi than cháy. Ngoài mảnh vườn nhỏ ngổn ngang than củi, công nhân đang nấu đường đen và chất tạo màu caramel, các phụ gia bột, tinh càphê, hương liệu tạo mùi càphê, tạo vị đắng… Tất cả được trộn lẫn, đặc sền sệt, đen thui như nhựa đường. Chúng tôi không thể tin vào mắt mình, bởi đó là những phụ gia cơ bản để cho ra ly càphê đen, sánh, thơm lừng mùi càphê và có vị đắng giả tạo.
Video đang HOT
Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Lâm – chủ cơ sở – vẫn cho rằng cơ sở làm rất đảm bảo vệ sinh, sản phẩm chất lượng. “Chúng tôi chỉ độn 50 – 70% bắp và đậu nành cho từng loại càphê, chứ nhiều cơ sở khác thì không được tỉ lệ như vậy đâu”.
Theo ông Lâm, giá 1kg hạt càphê nhân hiện nay đã trên 45.000 đồng, sau khi rang, xay chỉ còn 6 lạng, vậy mà nhiều thương hiệu càphê ở Buôn Ma Thuột và cả TPHCM đưa lên chỉ có giá 40.000 – 60.000 đồng/kg càphê bột. Nếu không độn bắp, đậu tương, tinh càphê và hương liệu thì làm gì có giá thành rẻ như vậy.
Chủ cơ sở sản xuất càphê Mê Việt (khối 2, Tân Hoà, TP.Buôn Ma Thuột) – ông Nguyễn Minh – cũng thừa nhận là cả Mê Việt và hầu hết các cơ sở chế biến càphê thủ công, quy mô nhỏ hiện nay tại Đắk Lắk đều sử dụng ngũ cốc để độn thành sản phẩm càphê bột. Nhưng tuỳ nơi, người ta sử dụng tỉ lệ độn có khác nhau. Với Mê Việt, càphê loại 1, giá 120.000- 150.000 đồng/kg thì chỉ độn 30% ngũ cốc, còn 70% là càphê nhân. Tỉ lệ càphê giảm dần theo phẩm cấp của sản phẩm. Đặc biệt, tại xã Hoà Phú (TP.Buôn Ma Thuột) có hàng chục cơ sở chế biến càphê bột không đăng ký kinh doanh, không xây dựng thương hiệu, nhãn hàng… Thị trường ngầm, trốn tránh các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng nhiều cơ sở vẫn cung ứng sản phẩm đến tận các tỉnh, thành vùng duyên hải miền Trung, miền Bắc.
Rất ít càphê trong… càphê
Thanh tra Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2013, cơ quan này đã kiểm tra, phát hiện 14 cơ sở sản xuất, chế biến càphê bột trên địa bàn tỉnh không đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố. Hàm lượng caffeine trong hầu hết các mẫu sản phẩm kiểm tra chỉ đạt 0,2 – 0,47%, quá thấp so với mức chuẩn quy định.
Trong đó, cơ sở sản xuất càphê bột Thanh Thuỷ thuộc Cty TNHH thương mại dịch vụ và du lịch Thanh Thuỷ (thôn 1, xã Cư Ebur, TP.Buôn Ma Thuột) là một trong những thương hiệu càphê lớn ở Buôn Ma Thuột, có sản phẩm cung ứng rộng khắp trên thị trường cũng không ngoại lệ. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở Thanh Thuỷ có đến 3 mẫu càphê bột có hàm lượng caffeine thấp dưới tiêu chuẩn 1% (theo TVVN 5251:2007). Hàng loạt các cơ sở chế biến càphê khác như Cao Thiện, Ý Việt (xã Hoà Khánh, TP.Buôn Ma Thuột), càphê Nguyên Lâm (Tân Tiến, Hoà An, huyện Krông Pắk), Mê Việt (phường Tân Hoà, TP.Buôn Ma Thuột), Đất Việt (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana), Uyên Tâm (huyện Cư Mgar)… đều có hàm lượng caffeine chỉ đạt 0,2- 0,3%. Trong khi đó, hầu hết các cơ sở này đều công bố hàm lượng caffeine trên bao bì là lớn hơn hoặc bằng 1%.
Theo bác sĩ Trần Văn Tiết – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Đắk Lắk – thì hàm lượng caffeine thấp có nghĩa là số lượng hạt càphê nhân được rang, xay thành phẩm chiếm tỉ lệ rất ít trong sản phẩm càphê bột. Như vậy, các cơ sở chế biến càphê này đã lừa dối người tiêu dùng, độn các nguyên liệu khác có giá rẻ hơn càphê vào sản phẩm.
Đắk Lắk – “thủ phủ” càphê của Việt Nam – hiện có khoảng 195.000ha trồng càphê, sản lượng khoảng 450.000 tấn/năm – đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng. Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 100 cơ sở chế biến càphê bột, càphê hòa tan nhưng năng lực chế biến không quá 10% sản lượng càphê nhân. Đến nay chỉ có các thương hiệu Trung Nguyên, An Thái và Công ty TNHH càphê Ngon (Ấn Độ) xuất khẩu được càphê bột và càphê hòa tan ra thị trường quốc tế. Các cơ sở còn lại đều có quy mô nhỏ lẻ, với thiết bị thủ công, sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa với giá trị thấp.
Theo Dantri
Hoang mang phát hiện chất bột trắng trong dép nhựa
Một số người dân ở xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên) sau khi đi dép có chữ TIAN ZU JIA 1 thời gian thì thấy ngứa, đau nhức chân. Nghi ngờ, người dân đem cắt dép thì thấy có bột trắng, mùi khó chịu...
Những ngày gần đây, người dân xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên), tỏ ra lo lắng khi bên trong 1 loại dép nhựa có chữ Trung Quốc có chất bột trắng đục.
Theo bà Nguyễn Thị Bảy (thôn Phú Long, An Mỹ) cho biết: "Trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ tôi mua một đôi dép cao gót, màu vàng, chất liệu nhựa dẻo tại chợ Hòa Đa, xã An Mỹ với giá 25.000 đồng. Mang được nửa tháng tôi thấy chân mình bị ngứa và đau, rất khó chịu, phải mua thuốc uống mà vẫn không hết. Bỏ không đi dép đó nữa thì chứng đau nhức và ngứa giảm và không còn nữa. Khi cắt ra phát hiện các ống nhựa trắng, bên trong ống nhựa có chứa bột màu trắng đục".
Bà Nguyễn Thị Bảy (trái) và bà Hồ Thị Tới với hai đôi dép nghi của TRung Quốc gây ngứa và đau nhức khi mang
Tương tự, bà Hồ Thị Tới ở thôn Phú Long cũng mua một đôi dép nhựa dẻo tại chợ Hòa Đa (giống như đôi dép của bà Nguyễn Thị Bảy mua), khi mang cũng có triệu chứng giống như bà Bảy.
Theo quan sát của chúng tôi, trên quai dép có chữ LOVE, đế dép có chữ TIAN ZU JIAN. Khi cắt ra, bên trong dép có chất dẻo, bốc mùi rất khó chịu và nhiều ống nhựa bằng ruột bút bi, dài khoảng 1cm.
Cắt đôi dép ra thì phát hiện có chất bột trắng đục bốc mùi khó chịu...
Đôi dép có dòng chữ Trung Quốc được cho là nguyên nhân gây ngứa, nhức chân khi mang nó
Chúng tôi tìm đến quầy bán giày dép của bà Lan ở chợ Hòa Đa (nơi bà Hồ Thị Tới mua dép), bà Lan cho biết, trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ có mua 5 đôi dép ở chợ Tuy Hòa về bán lại cho người khác. Vì mua số lượng dép ít nên bà không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ, hiện những đôi dép trên đã bán hết và cũng không nhớ bán cho ai.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phan Ngọc Trang, Phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết: "Sau khi nhận được thông tin từ báo chí, chi cục chỉ đạo Đội quản lý thị trường số 4 (huyện Tuy An) khẩn trương kiểm tra các điểm bán giày dép ở chợ Hòa Đa để lấy mẫu đưa đi trưng cầu, giám định. Tuy nhiên, sáng 29/3, các cán bộ quản lý thị trường chỉ thu được mẫu dép của bà Bảy và bà Tới đã bị cắt ra, còn dép mới giống mẫu không còn bán ở chợ Hòa Đa".
Trước tình hình sức khỏe người dân có liên quan đến hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, ông Phan Vũ Nhân - Giám đốc Sở Y tế Phú Yên và ông Dương Bình Phú - Phó giám đốc Sở KHCN Phú Yên cho biết, sẽ phối hợp cùng ngành công thương tỉnh này để tiến hành các bước điều tra xử lý để làm rõ các vấn đề xung quanh những đôi dép vàng có ống trong đế dép. Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo, người dân không nên quá hoang mang, trước mắt nên cảnh giác trong việc mua các laọi hàng hóa tiêu dùng không rõ nguồn gốc để tự bảo vệ mình.
Theo Dantri
Trắng tay sau "bão" tai xanh "Nuôi đàn lợn cả mấy tháng trời chờ đến ngày xuất chuồng thế mà dịch tai xanh đến làm cả chuồng không còn một con. Rứa là trắng tay rồi...", anh Vũ Khắc Thư (Yên Thành, Nghệ An) than trời khi dịch tai xanh cướp đi 60 con lợn thịt của gia đình. Có mặt tại những điểm nóng dịch tai xanh ở...