Cà phê “thần dược” cho người béo phì?
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, một hợp chất hóa học trong cà phê có thể giúp con người ngăn ngừa béo phì.
Theo tin tức trên Daily Mail, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Georgia đã tiến hành thí nghiệm trên loài chuột. Theo đó, họ đã cho những con chuột chế độ ăn với hàm lượng chất béo cao trong 15 tuần. Cùng thời gian đó, họ tiêm vào những chú chuột thí nghiệm hợp chất hóa học axit cholorgenic (CGA) đều đặn hai lần 1 tuần.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chất CGA không chỉ có tác dụng trong việc hạn chế tăng cân mà còn giúp duy trì đường huyết ổn định và giúp gan khỏe mạnh. CGA làm giảm đáng kể sự kháng insulin và sự tích tụ chất béo trong gan trên những con chuột thí nghiệm.
Hợp chất CGA trong cà phê có tác dụng duy trì đường huyết ổn định và giúp gan khỏe mạnh.
Tiến sĩ Yongie Ma, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Những nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng, cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2 hay tim mạch. Nghiên cứu này của chúng tôi tập trung vào một loại hợp chất cụ thể có nhiều trong cà phê và một số loại trái cây và rau khác như táo, lê, cà chua hay quả việt quất”.
Video đang HOT
“CGA là một chất chống oxy hóa tuyệt vời có tác dụng làm giảm chứng viêm. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, những căn bệnh liên quan đến béo phì là do chứng sưng, viêm gây ra. Vì vậy, nếu có thể kiểm soát tình trạng này, chúng ta có thể loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh béo phì”, tiến sĩ Ma cho hay.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, CGA không phải là phương thuốc chữa béo phì. Việc duy trì một chế độ ăn cân đối và tập thể dục thường xuyên mới là những biện pháp tốt nhất giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.
“Chúng tôi không gợi ý mọi người nên uống nhiều cà phê. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi có thể đưa ra một phương pháp hữu hiệu sử dụng CGA để giúp những người có nguy cơ mắc phải những căn bệnh liên quan đến béo phì”, tiến sĩ Ma phát biểu.
Được biết, trong 20 năm qua, số người béo phì ở Mỹ và Anh ngày càng tăng.
Theo Khampha
5 ảnh hưởng khôn lường của mì chính với sức khỏe
Theo Boldsky, mì chính có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe bao gồm đau đầu, bệnh tim hay thậm chí vô sinh ở phụ nữ.
Đau đầu
Một trong những ảnh hưởng phổ biến của việc sử dụng mì chính đến sức khỏe là gây ra những cơn đau đầu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một vấn đề nhỏ. Loại gia vị này còn có thể phát triển thành chứng đau nửa đầu và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bạn có thể phải chịu đựng những cơn đau đầu kinh khủng lặp đi lặp lại nhiều lần.
Mì chính có thể gây đau đầu. Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng dây thần kinh
Các dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng nếu chúng ta liên tục tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều mì chính. Điều này có thể gây ra tình trạng tê liệt, cảm giác ngứa ran, con người thường cảm thấy uể oải và mệt mỏi thiếu sức sống. Những căn bệnh thoái hóa thần kinh chẳng hạn như Parkinson, Alzheimer hay Huntington và nhiều chứng xơ cứng khác cũng liên quan đến việc sử dụng mì chính.
Tim mạch
Loại gia vị phổ biến này có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, đau ngực và chứng tim ngừng đập.
Không tốt cho phụ nữ và trẻ nhỏ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới có thể liên quan đến việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa mì chính. Người ta thường nói rằng, phụ nữ mang thai nên tránh các thực phẩm chứa bột ngọt. Ngoài ra, bao bì những thực phẩm này cũng cảnh báo sản phẩm không thích hợp cho trẻ nhỏ.
Các vấn đề sức khỏe khác
Một số ảnh hưởng khác đến sức khỏe của việc sử dụng quá nhiều mì chính bao gồm cao huyết áp, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường loại 2, béo phì, hen suyễn, mất cân bằng hormone, bệnh tâm thần, dị ứng thực phẩm và gây tổn thương võng mạc.
Theo Đời Sống Pháp Luật
"Nguyên tắc vàng" giúp quý ông thoát nỗi lo" "giữa đường đứt gánh" Mất cân bằng hormone sinh dục ở nam giới thường là hệ quả tất yếu do tuổi tác gây ra. Trung bình, đàn ông bắt đầu có dấu hiệu này ở độ tuổi từ 40 đến 50. Mất cân bằng hormone nam sẽ dẫn đến nhiều biến đổi trong cơ thể khiến cho cuộc sống đảo lộn... Tuy nhiên, không phải ai cũng...