Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời

Theo dõi VGT trên

Trang Bloomberg đã chọn ra 10 món cà phê ngon và độc đáo nhất thế giới, trong đó có cà phê sữa đá của Việt Nam.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 1

Cà phê sữa đá – Việt Nam: Món đồ uống phổ biến này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng đây là món bạn không nên bỏ qua khi tới quốc gia này. Cà phê rang xay được cho vào dụng cụ pha chế truyền thống – phin cà phê, sau đó nước cà phê được cho thêm sữa và đá, tạo ra hương vị đậm đà, ngon tuyệt và mới lạ. Món đồ uống này được phục vụ tại hầu hết các hàng cà phê ở Sài Gòn. Ảnh: See-Vietnam.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 2

Cà phê Frappe – Hy Lạp: Món cà phê độc đáo của Hy Lạp này được pha trộn từ cà phê hòa tan, đường và nước, đôi khi có thêm chút sữa đặc. Bạn có thể thưởng thức món đồ uống nổi tiếng này ở các bãi biển hoặc các quán cà phê ở Cyprus, nhất là vào mùa hè. Loại cà phê này có nhiều mức ngọt khác nhau: glykós (nghĩa là “ngọt” trong tiếng Hy Lạp, với khoảng 4 thìa đường), métrios (ngọt vừa, khoảng 2 thìa đường) và skétos (không đường). Ảnh: Gettyimages.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 3

Cà phê Manhattan Special – Mỹ: Cà phê Manhattan Special bắt nguồn từ Brooklyn, New York, bao gồm cà phê espresso pha tay, nước khoáng Seltzer và đường mía. Đây là món đồ uống ưa thích của người dân New York từ năm 1895. Bạn có thể thưởng thức ở các quầy bán rong hay các hàng cà phê khắp New York. Ảnh: Bloomberg.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 4

Cà phê Olla Mexico: Thơm mùi quế và Piloncillo (một loại đường mía chưa được tinh luyện có mùi như mật), cốc cà phê Olla có mùi vị vô cùng ngọt ngào và ấm áp. Nó được phục vụ trong các cốc gốm đỏ tại các quán cà phê trên khắp Mexico. Ảnh: Gettyimages.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 5

Cà phê Eiskaffee – Đức: Món đồ uống đặc biệt của Đức này gồm cà phê đậm đặc pha với kem vani, hấp dẫn cả những du khách khó tính nhất. Bạn có thể thưởng thức món này tại các quán cà phê hoặc các tiệm kem trên khắp nước Đức. Ảnh: Germanytour.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 6

Cà phê Pharisaer – Nordstrand, Đức: Ngoài mùi vị ấn tượng tới từ sự hòa trộn giữa cà phê đậm đặc, rượu rum và kem tươi, cà phê Pharisaer còn nổi tiếng nhờ câu chuyện thú vị về nguồn gốc của nó. Truyền thuyết kể rằng từ rất lâu rồi, trên đảo Nordstrand ở miền Bắc nước Đức, một mục sư kiêng rượu tới dự lễ rửa tội. Để vị mục sư không biết tính chất của món đồ uống được phục vụ ở buổi lễ, rượu rum được trộn với cà phê và phủ một lớp kem tươi lên trên. Tuy nhiên khi vị mục sư phát hiện ra, ông kêu lên: “Ôi các Pharisees”, vì thế món đồ uống này được đặt tên như vậy. Cà phê Pharisaer rất phổ biến ở đảo Nordstrand nhưng cũng được phục vụ ở các nhà hàng và quán cà phê khắp bờ Bắc nước Đức. Ảnh: Bloomberg.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 7

Cà phê Turk Kahvesi Thổ Nhĩ Kỳ: Món cà phê truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ được pha chế từ cà phê rang xay và đường, đôi khi thêm chút hương liệu. Hỗn hợp dược đun sôi trong ấm trước khi rót vào các cốc nhỏ có trang trí họa tiết độc đáo. Cách pha cà phê này rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Đông. Ảnh: Bloomberg.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 8

Cà phê Touba Senegal: Rất phổ biến ở thủ đô Dakar của Senegal, món cà phê này được cho thêm tiêu Guinea, một loại gia vị Tây Phi có mùi như bạch đậu khấu. Cà phê Toube còn được cho thêm rất nhiều đường, khiến món đồ uống ngọt ngào và thơm phức này đ.ánh thức giác quan của mọi du khách. Ảnh: Gettyimages.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 9

Tiệc cà phê của người Ethiopia – Ethiopia: Nếu bạn được mời tới dự tiệc cà phê của người Ethiopia thì đó là một may mắn lớn. Cốc chén sẽ được đặt trên cỏ thơm, hạt cà phê được rang tay và giã bằng cối. Bột cà phê được chế thêm nước trong một ấm màu đen truyền thống có tên Jebena và được đun trên bếp. Khi hỗn hợp bắt đầu bốc hơi, cà phê được rót ra. Theo truyền thống, cà phê Ethiopia được dùng với đường hoặc muối và vài món ăn nhẹ. Hãy nhớ, theo phép lịch sự, bạn sẽ phải ở lại và uống ít nhất 3 chén, vì chén thứ 3 được coi là một lời chúc phúc. Ảnh: Ethiopiantea.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg khen hết lời - Hình 10

Cà phê phô mai KaffeostPhần Lan và Thụy Điển: Phô mai Phần Lan được dùng trong cà phê Kaffeost, một món đồ uống nóng ở Bắc Phần Lan và Thụy Điển. Khi nhúng một miếng phô mai vào cốc cà phê đen, cà phê sẽ có vị bơ nhè nhẹ và miếng bơ sẽ có mùi cà phê thơm phức. Bạn có thể thưởng thức Kaffeost khi chiêm ngưỡng khung cảnh lộng lẫy của vùng biên giới Thụy Điển – Phần Lan. Ảnh: Gettyimages.

Video đang HOT

Theo_Kiến Thức

Phần Lan không vào NATO và nỗi ám ảnh từ nước Nga

Phần Lan khẳng định sẽ giữ trung lập và không tham gia vào NATO. Nhìn lại lịch sử, cuộc chiến Liên Xô Phần Lan đầu thế chiến 2 còn nhiều bài học.

Quan điểm trung lập của Phần Lan

Trong một cuộc họp báo ở Helsinki vừa qua, lãnh đạo Phần Lan Sauli Niinisto cho biết, nước này, vốn đang theo chính sách cân bằng giữa Nga và NATO, không nên gia nhập khối đồng minh, bất chấp cuộc khủng hoảng ở Ukraine và lời kêu gọi từ các chính khách trong Quốc hội nước này.

"Tất nhiên nếu Phần Lan gia nhập NATO, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của chúng tôi với Nga. Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km chung với Nga và đây chẳng khác nào một đường biên giới sống còn", người đứng đầu Phần Lan nói với tờ Wasington Post.

Tuyên bố của ông Niinisto trùng khớp với quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao, Erkki Tuomioja đã tuyên bố vào trước đây: "Theo quan điểm của chúng tôi và cũng là của Nga, sẽ là bình ổn và ít rắc rối nhất nếu Phần Lan là một nước trung lập và tôi cũng không muốn biên giới Phần Lan bị sử dụng cho các hành động hung hăng".

Tổng thống Phần Lan cũng không quên cáo buộc Moscow đã vi phạm không phận nước này 5 lần trong mùa hè vừa qua và nhận định rằng Nga đang muốn cho thấy rằng họ đang hiện diện ngay gần đây và sẽ để mắt tới khu vực này. Ông Niinisto cho biết nếu muốn gia nhập NATO, Phần Lan nên làm từ 2 thập kỉ trước khi Nga vẫn còn đang suy yếu.

Phần Lan không vào NATO và nỗi ám ảnh từ nước Nga - Hình 1

Thủ tướng Phần Lan Sauli Niinisto

Quan điểm của lãnh đạo Phần Lan cho thấy họ có phần chùn bước trong bối cảnh ở giữa hai thế lực đang đối đầu và thù hắn gay gắt.

Ông Niinisto đã từng được đảng đối lập kêu kêu gọi tăng cường hợp tác với NATO vào đầu năm nay, tuy nhiên ông cho biết: "Chúng tôi không phải là một phần của NATO, nhưng lại thuộc về EU và phương Tây. Chính sách an ninh của Phần Lan là cân bằng, mặc dù, chúng tôi vẫn có một lực lượng quân đội mạnh với 250.000 binh sĩ. Chính sách này sẽ khiến Phần Lan không chịu bất kì rủi ro nào từ phía đông (Nga)".

Ám ảnh thế chiến

Thực tế thì lịch sử Phần Lan đã chứng minh việc tham gia vào bất kỳ một tổ chức, liên minh, hay phe phái nào đều rất có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm m.áu. Tiêu biểu là cuộc chiến Liên Xô - Phần Lan hồi đầu thế chiến thứ 2.

Trước Cách mạng tháng Mười (1917), Phần Lan là một phần lãnh thổ của Đế quốc Nga. Sau Cách mạng, chế độ Nga hoàng sụp đổ. Ngày 6/12/1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa.

Từ ngày 27/1 đến 15/5/1918 đã diễn ra cuộc Nội chiến Phần Lan với chiến thắng của phe Bạch Vệ (được Đế quốc Đức hỗ trợ) dẫn tới sự thù địch của nước Nga Xô viết vốn ủng hộ cho những người cộng sản Phần Lan.

Năm 1919, trước sự đã rồi, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã tuyên bố trao quyền độc lập cho Phần Lan khi trên thực tế Phần Lan đã hoàn toàn độc lập.

Từ thập niên 1930, Phần Lan đã từ chối tham gia bất kỳ một tổ chức quốc tế nào nhằm bảo đảm cho sự trung lập của mình. Tuy nhiên, quan hệ giữa Liên Xô và Phần Lan vẫn căng thẳng xoay quanh tranh chấp tại vùng bán đảo Karelia.

Phần Lan không vào NATO và nỗi ám ảnh từ nước Nga - Hình 2

Xe tăng Hồng quân Liên Xô tập kết ở biên giới Phần Lan

Năm 1938-1939, Đức Quốc xã xâm chiếm Tiệp Khắc và Ba Lan, nguy cơ chiến tranh giữa Đức và Liên Xô đã cận kề. Để đảm bảo an ninh vùng biên giới phía bắc (đặc biệt là thành phố Leningrad) và tìm đường thông ra biển, Liên Xô đã đặt ra các yêu cầu đối với Phần Lan như sau:

Biên giới Phần Lan trên eo biển Karel phải lui về phía sau khoảng 150 km để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương (Đức và Phần Lan) bởi thành phố này chỉ cách biên giới 2 nước khoảng 20-30 km.

Diện tích đất mà Phần Lan phải cắt là 2000 km2, bù lại, Liên Xô sẽ nhượng lại một vùng đất lớn hơn (khoảng 5.000 km2) cho Phần Lan (phần đất này ở xa Leningrad nên ít nguy hiểm với Liên Xô hơn).

Phần Lan phải nhượng lại một số đảo nhỏ của họ trên Vịnh Phần Lan.

Liên Xô được thuê cảng Petsamo, cảng duy nhất không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc Cực và cảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải quân và không quân. Thời hạn thuê là 30 năm, mỗi năm Liên Xô trả t.iền thuê là 8 triệu mác Phần Lan.

Phần Lan chấp nhận hầu hết yêu cầu, nhưng khước từ tất cả những yêu sách về cảng Hango vì họ cho rằng với việc Liên Xô kiểm soát các vịnh then chốt, an ninh quốc gia của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Những cuộc đàm phán diễn ra liên tục trong 6 tuần nhưng không đi đến thỏa thuận do không bên nào chịu nhượng bộ. Đàm phán tan vỡ ngày 13/11, chính phủ Phần Lan bắt đầu ra lệnh tổng động viên.

Phần Lan không vào NATO và nỗi ám ảnh từ nước Nga - Hình 3

Tổ đội s.úng máy của lính Phần Lan

Cuộc chiến diễn ra sau đó. Sau 105 ngày, không quân Liên Xô đã n.ém b.om 690 thành phố, thị trấn và làng mạc. Máy bay của không lực lục quân bay 44.041 phi vụ, hải quân bay 8.000 phi vụ, ném hơn 25 ngàn tấn bom (55.000 quả).

Cường kích Hồng quân tấn công hơn 440 phi vụ. Không lực Hồng quân mất 314 máy bay do cao xạ Phần Lan, 207 chiếc khác bị hạ bởi các máy bay tiêm kích.

Tổn thất của dân thường Phần Lan do không kích là 956 người c.hết, 540 bị thương nặng, 1.300 bị thương nhẹ với 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, 5.000 nhà khác bị hư hại.

Trong cả cuộc chiến, Phần Lan phải hứng chịu thiệt hại nặng nề, với 25.000 người c.hết, 55.000 bị thương, 450.000 người mất nhà cửa. Nước Phần Lan đã "chảy m.áu từ muôn nghìn vết thương."

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024

Tin đang nóng

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024
Tôi run lẩy bẩy khi biết chồng phát hiện mình ngoại tình, nhưng thái độ và câu nói của anh khiến tôi kinh hãi tột cùng
10:24:46 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gây thất thoát hàng chục tỷ đồng, các cựu lãnh đạo RESCO cùng nhau ra tòa

Pháp luật

15:50:02 04/07/2024
Ngày 4/7, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án liên quan đến vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - trách nhiệm hữu hạn một thành viên (RESCO) ...

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng

Sao việt

15:49:48 04/07/2024
Sau 1 năm chỉ úp mở hình ảnh ái nữ, vợ chồng Đỗ Mỹ Linh cho nhóc tỳ ra mắt bạn bè, công chúng trong dịp đặc biệt này.

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 5/7/2024

Trắc nghiệm

15:33:46 04/07/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 5/7/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí

Những nẻo đường gần xa tập 29: "Thánh yêu" Bảo bắt bệnh si mê Đông của Dũng

Phim việt

15:23:19 04/07/2024
Trong tập 29 Những nẻo đường gần xa, Bảo chắc chắn 100% Dũng đang rơi vào lưới tình của Đông, không biết bao giờ mới dứt ra được.

Cách Hà Nội không xa, có 6 điểm trekking thú vị, thách thức tín đồ đi bộ đường dài

Du lịch

15:21:15 04/07/2024
Nếu đam mê dã ngoại và những hoạt động thể chất ngoài trời, bạn không nên bỏ qua những địa điểm trekking hấp dẫn ngay gần Hà Nội này.

Màu tóc tôn da cực đỉnh mà không cần tẩy tóc

Làm đẹp

15:21:11 04/07/2024
Để sở hữu những màu tóc nổi bật cần phải tẩy tóc, nhưng lại làm cho tóc dễ dàng hư tổn và khó hồi phục. Vì vậy, cách làm đẹp tối ưu là tìm đến với những màu tóc không cần tẩy, vừa giúp bạn thể hiện cá tính và sắc đẹp mà không lo tóc bị ...

HTV phản hồi vụ "Anh trai say hi" chiếu địa cầu thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Tv show

15:18:00 04/07/2024
HTV lên tiếng việc chương trình Anh trai say hi bị nghi vấn dùng quả địa cầu với bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

Tin nổi bật

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

20 di chỉ bí ẩn tiết lộ về nền văn hóa nhân loại chưa từng biết

Lạ vui

14:50:16 04/07/2024
Những tác phẩm nghệ thuật từ nền văn hóa bí ẩn 4.000 năm trước đã được phát hiện hàng loạt tại Công viên quốc gia Canaima của Venezuela.