‘Cà phê sửa chữa’ thịnh hành tại Anh
Trong những năm gần đây, sự kiện “cà phê sửa chữa” đang gia tăng trên khắp nước Anh, khi mọi người cố gắng hồi sinh đồ vật hỏng hỏng thay vì vứt chúng đi, trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và bền vững là xu thế.
Cà phê sửa chữa là gì?
Hình ảnh về một sự kiện “cà phê sửa chữa”. Ảnh: repairtogether.be
“Cà phê sửa chữa” là tên của sự kiện có thể diễn ra ở các trung tâm cộng đồng, nhà thờ, quán cà phê và thư viện. Đây là ý tưởng của bà Martine Postma người Hà Lan vào năm 2009. Theo đó, khách hàng sẽ mang đồ đạc bị hỏng của họ từ nhà đến, có thể đa dạng từ quần áo, đồ nội thất, đồ chơi, đồ điện tử…
Sau khi đánh giá món đồ bị hỏng, tình nguyện viên sửa chữa có kỹ năng phù hợp sẽ thực hiện “phép thuật” đồng thời khuyến khích khách hàng ngồi cùng họ để học cách tự sửa chữa. Nếu không có gì cần sửa chữa, khách hàng có thể thưởng thức một tách trà hoặc cốc cà phê và giúp người khác sửa đồ.
Bà Martine đã tổ chức “cà phê sửa chữa” đầu tiên ở Amsterdam vào tháng 10/2009. Đó là một thành công lớn. Điều này đã thôi thúc bà Martine thành lập tổ chức Repair Cafe International Foundation.
Theo Repair Cafe International Foundation, trên toàn thế giới hiện có trên 3.000 “cà phê sửa chữa”, từ Hà Lan, Anh, Mỹ đến Ấn Độ và Nhật Bản với hơn 45.000 tình nguyện viên và khoảng 55.000 đồ vật được sửa chữa mỗi tháng.
“Cà phê sửa chữa” đang mọc lên khắp nơi trên thế giới. Do các tình nguyện viên có tay nghề ở địa phương điều hành, họ đã góp phần giảm thiểu rác thải tại địa phương qua việc sửa chữa đồ chơi, đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ điện tử và quần áo… Việc sửa chữa thường miễn phí.
Cà phê sửa chữa mang lại nhiều ý nghĩa ở Anh
Cô Sophie Heathscott (35 tuổi) tại London đã tổ chức “cà phê sửa chữa” từ năm 2021. Heathscott chia sẻ với phóng viên tờ Guardian rằng bản thân cô đã sửa được rất nhiều quần áo và đồ chơi. Hơn nữa, điều tuyệt vời là các em nhỏ cũng được trải nghiệm hoạt động nhiều ý nghĩa này.
Video đang HOT
Trong khi đó, cô Harriet Bagley (29 tuổi), khách hàng tại một sự kiện “cà phê sửa chữa” ở ngôi làng nhỏ Carmarthen, xứ Wales, chia sẻ: “Cà phê sửa chữa là cách tuyệt vời để chỉ cho các con tôi về giải pháp xử lý, thay vì chỉ bàn luận với chúng về vấn đề xảy ra”.
Ông Ali Anthony (55 tuổi), một tình nguyện viên cà phê sữa chữa ở Wrexham (Anh) nói: “Điều chúng tôi đang cố gắng đạt được là ngăn mọi thứ bị ném vào bãi rác. Tôi cũng hướng dẫn mọi người sửa chữa món đồ, với hy vọng rằng họ sẽ biết cách khắc phục những hư hỏng tương tự trong tương lai. Nhiều người có suy nghĩ sẽ vứt đi những thứ bị hỏng. Nhưng họ thường ngạc nhiên khi biết đồ đạc có thể sửa chữa được và hầu hết không phải là quá khó khăn”.
Độc đáo nghệ thuật đoán vận mệnh từ bã cà phê ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nghệ thuật đoán số mệnh từ bã cà phê dường như đã xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ từ khoảng 500 năm trước.
Giờ đây, thế hệ trẻ đang tiếp nhận và phát triển văn hóa độc đáo này.
Đoán vận mệnh từ bã cà phê rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Alamy
Nhiều người cho rằng hạt cà phê được trồng đầu tiên ở vùng cao nguyên Ethiopia và phương pháp pha cà phê sớm nhất đã phổ biến trong đế chế Ottoman.
Trong thế kỷ 16, một thống đốc từ Yemen đã mang đến cung điện của Vua Sultan Suleiman ở Istanbul (khi đó là Constantinople) những hạt cà phê. Ông đã rang loại hạt này, nghiền ra và pha với nước. Hỗn hợp này sau đó được đun sôi với đường trong một chiếc ấm đồng trên cát nóng.
Năm 1554, quán cà phê đầu tiên trong lịch sử đã mở cửa tại Istanbul. Đến nửa đầu thế kỷ 17, khoảng 600 quán cà phê đã mọc lên khắp thành phố này. Đây cũng là thời kỳ văn hóa cà phê ra đời.
Bà Gizem Salcigil White - người sáng lập nên thương hiệu Turkish Coffee Lady - chia sẻ rằng không giống như Starbucks, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thức uống mang đi.
"Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ không phải là loại cà phê mang đi. Thưởng thức cà phê chính là tận hưởng từng khoảnh khắc. Cà phê tượng trưng cho lòng hiếu khách, tình bạn và thức uống này gắn kết mọi người với nhau", bà nói.
Pha chế và uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ mang đậm tính truyền thống và nghi lễ. Ảnh: Getty
Mang đậm dấu ấn truyền thống, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO vào năm 2013. Tại "xứ sở thảm bay", cà phê cũng là loại thức uống chủ đạo trong xã hội, đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ đính hôn, họp mặt gia đình và các ngày lễ. Tuy nhiên, một trong những nghi lễ độc đáo nhất là "kahve fali" - nghệ thuật đoán vận mệnh từ bã cà phê.
Truyền thống này có thể khởi đầu từ thời mà hậu cung của Sultan Suleiman - khi phụ nữ bị cấm đến các quán cà phê công cộng. Từ đó, các falcı (thầy bói) đã đến hậu cung để giải mã vận mệnh từ những vết cặn cà phê còn sót lại.
Ở các nền văn hóa khác, xem vận mệnh thường được thực hiện bằng lá trà hoặc cặn rượu, nhưng ở Istanbul, bã cà phê nhanh chóng trở thành công cụ được ưa chuộng. Bà Salcigil White giải thích rằng phong tục này là một cách trao đổi thông tin hiệu quả, thậm chí cả những người vợ được vua hết mực sủng ái cũng rất ấn tượng với nghi thức độc đáo này.
Hơn 500 năm sau, Tasseography - văn hóa xem bói từ bã cà phê hoặc lá trà - vẫn phổ biến mạnh mẽ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ tồn tại ở một số quán cà phê truyền thống, xem vận mệnh từ bã cà phê cũng được nhiều người trẻ hiện đại đón nhận và yêu thích. Hàng triệu người trẻ Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng ký các ứng dụng xem bói trực tuyến từ bã cà phê do AI tạo ra hoặc kết nối với các thầy bói trực tuyến.
Pha chế và uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ mang đậm tính truyền thống và nghi lễ. Ảnh: Getty
Trên con đường rực rỡ ánh đèn của đại lộ İstiklal ở Istanbul, nhiều du khách đã tìm đến thầy bói với mong muốn có thể biết trước vận mệnh tương lai.
Mặc quần jean và áo hoodie, thầy bói Roza Mutlu dẫn khách hàng đến một quán cà phê cổ điển ở Beyoğlu, nơi nhiều người khác đang thưởng thức bữa sáng, làm việc và giao lưu với bạn bè.
Bà gọi vài tách cà phê đơn giản, không pha nghệ thuật hay thêm sirô cầu kỳ, nhưng mang đậm tính biểu tượng. Bà Mutlu chia sẻ với khách hàng rằng mình được truyền lại nghệ thuật bói toán này từ bà và mẹ. Bà đã nổi tiếng từ thời học trung học khi phát hiện ra mình có khả năng diễn giải tương lai.
Du khách đến Istanbul có thể tới Đại lộ İstiklal để xem bói. Ảnh: Getty
Khi người phục vụ mang cà phê đến, bà Mutlu ngay lập tức chuyển chiếc cốc sủi nhiều bọt nhất cho người khách lớn tuổi nhất như một cử chỉ tôn trọng. Họ thưởng thức từng ngụm cà phê với vị đắng đậm đà, cho đến khi chỉ còn lại cặn.
Phần cặn còn sót lại này chính là dấu hiệu giúp bà Mutlu dự đoán số mệnh của người dùng. Các thầy bói như bà sẽ dựa trên hình dạng của bã cà phê - được luận theo khuôn mẫu như con vật, con số, biểu tượng và chữ cái - để giải mã vận mệnh của người đó. Chẳng hạn, con chim mang lại điềm lành, con ngựa biểu thị hoàng tử hoặc công chúa - nghĩa là nói về cuộc sống sung túc, con cá là điềm may và con rắn là kẻ thù.
Bói cà phê là một văn hoá có từ hàng thế kỷ trước nhưng nó đã phát triển cho giới trẻ hiện đại. Ảnh: Alamy
Song bà Mutlu nói rằng việc giải mã vận mệnh từ bã cà phê không chỉ liên quan đến các biểu tượng mà còn về dựa trên độ bóng, kích thước của các hình dạng và quan trọng nhất là năng lượng của người uống cà phê.
"Chúng tôi không phóng đại những thông tin giải mã từ bã cà phê, nhưng đó là những tín hiệu chỉ dẫn cho chúng tôi", bàMulti nói.
Yonca Oğuz một vị khách trẻ đến uống cà phê, khẳng định văn hóa này vẫn rất phổ biến đối với phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ.
"Khi một trong những người bạn của chúng tôi gặp khủng hoảng, chúng tôi gặp nhau và tìm thấy biện pháp giải quyết", cô nói.
Tuy nhiên, trong thế hệ của Oğuz, bói toán bằng bã cà phê đã được công nghệ hóa và trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát triển một một ứng dụng tự động để đoán vận may từ bã cà phê với trên 5 triệu người dùng cả trong nước và trên toàn thế giới.
Hải Vân/Báo Tin tức (Theo BBC)
Hàn Quốc gia hạn miễn thuế đối với cà phê, cacao nhập khẩu Ngày 3/1, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn Hàn Quốc cho biết nước này sẽ gia hạn miễn thuế giá trị gia tăng đối với cà phê và cacao đến năm 2025 để giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát liên tục duy trì ở mức cao. Ảnh minh họa: Hoài Thu/TTXVN Theo...