Cà phê pha cùng 2 gia vị quen mặt này, vừa thơm ngon vừa tăng gấp đôi lợi ích
Cà phê là thức uống quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chỉ cần thêm một chút gia vị, bạn không chỉ có thể tăng hương vị cho ly cà phê của mình mà còn tăng cường sức khỏe với nhiều lợi ích tuyệt vời.
Kết hợp cà phê với quế
Quế là loại gia vị quen thuộc với hương thơm nồng nàn, ấm áp, thường được sử dụng trong các món bánh ngọt. Nhưng ít ai biết rằng, quế khi kết hợp với cà phê sẽ tạo nên một thức uống tuyệt vời cho sức khỏe.
Quế nổi tiếng với khả năng kiểm soát lượng đường trong má.u, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết hợp quế với cà phê có thể giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn. Quế có tác dụng giảm cholesterol xấu và triglyceride, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Uống cà phê quế thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Uống cà phê cùng quế không chỉ tăng hương vị mà còn tốt cho sức khỏe. Ảnh: Getty Images
Các hợp chất trong quế có thể giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung và nhận thức. Cà phê quế là thức uống lý tưởng cho những người làm việc trí óc, học sinh, sinh viên. Quế giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo hiệu quả hơn. Uống cà phê quế kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ giảm cân.
Quế có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm và các bệnh nhiễ.m trùn.g. Hương thơm của quế có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu. Uống cà phê quế vào buổi sáng giúp tinh thần sảng khoái, khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.
Cách pha cà phê quế thơm ngon:
- Thêm 1/2 – 1 thìa cà phê bột quế vào cốc cà phê nóng.
- Khuấy đều và thưởng thức.
Video đang HOT
- Có thể thêm sữa, đường hoặc kem tùy theo sở thích-
- Không nên lạm dụng cà phê quế, uống vừa phải 1-2 cốc mỗi ngày.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Gừng có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn. Kết hợp với caffeine trong cà phê, cà phê gừng trở thành thức uống lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân.
Cà phê và gừng cũng là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Ảnh: Shutter Stock
Gừng từ lâu đã được biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu. Uống cà phê gừng sau bữa ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày. Các hợp chất trong gừng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm đau hiệu quả. Cà phê gừng có thể giúp giảm đau bụng kinh, đau đầu, đau cơ, đau khớp.
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Uống cà phê gừng thường xuyên giúp bạn tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm và các bệnh nhiễ.m trùn.g. Một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp giảm cholesterol xấu trong má.u, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cách pha cà phê gừng thơm ngon, bổ dưỡng:
-Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, đậ.p dập hoặc thái lát mỏng.
- Cho cà phê bột vào phin, thêm gừng vào, đổ nước sôi vào ủ.
- Sau khi cà phê nhỏ giọt hết, khuấy đều và thưởng thức.
- Không nên uống cà phê gừng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.
- Những người có vấn đề về dạ dày, huyết áp cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cà phê gừng.
Sinh viên sáng chế than hoạt tính bảo quản dưa lưới tươi lâu
Than hoạt tính giúp quá trình bảo quản dưa lưới được kéo dài hơn 3 - 5 ngày, ngoài ra còn duy trì được chất lượng trái sau thu hoạch.
Bảo quản dưa lưới bằng than hoạt tính.
Chưa có công nghệ bảo quản
Nguyễn Hoàng Phúc, sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM giành giải Nhất cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch năm 2024 với sản phẩm than hoạt tính bảo quản dưa lưới.
Nguyễn Hoàng Phúc chia sẻ, dưa lưới hiện được người tiêu dùng ưa chuộng, hiệu quả kinh tế rất cao, nên diện tích sản xuất phát triển nhanh. Tuy nhiên, do chất lượng dưa lưới còn thấp, chưa có biện pháp xử lý đóng gói và bảo quản phù hợp nên tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao, thời gian bảo quản ngắn.
Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới là loại thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có khả năng làm thuố.c.
Dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Đây còn là nguồn cung cấp beta-caroten, axit folic, kali và vitamin C, A. Nguồn kali trong dưa lưới còn giúp bài tiết, thải sodium, vì vậy, sử dụng dưa lưới có tác dụng giảm huyết áp cao. Trong trái dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase (SOD), giúp cải thiện những dấu hiệu stress về thể chất lẫn tinh thần.
SOD được xem như một enzyme mạnh hơn các vitamin chống oxy hóa khác. Nó kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân. Beta caroten sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng đối với thị giác, sức khỏe của da và niêm mạc,... Do vậy, dưa lưới được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Hiện nay diện tích dưa lưới sản xuất trong nhà màng có sản lượng phát triển rất nhanh tại nhiều địa phương như: TPHCM (50 ha), Bình Dương (100 ha), Đồng Nai (100 ha), Lâm Đồng (50 ha), Bình Thuận, Tây Ninh, Tiề.n Giang, Long An,... Ngoài nhà màng, dưa lưới cũng được trồng nhiều ngoài đồng ruộng (mùa khô), sản lượng ước tính khoảng hơn 20.000 tấn/năm.
Do hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, nên dưa lưới được nhiều công ty, hộ nông dân đầu tư sản xuất. Đầu ra cho dưa lưới khá đa dạng, chủ yếu là các siêu thị, nhà hàng, các chợ truyền thống và một phần nhỏ cho xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc.
Dưa lưới là sản phẩm mới ở Việt Nam nên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về loại sản phẩm này. Đặc biệt, các biện pháp xử lý cận thu hoạch, đóng gói, bảo quản sản phẩm chế biến của trái dưa lưới sau thu hoạch vẫn chưa được nghiên cứu. Đây là một bất cập của ngành sản xuất dưa lưới ở Việt Nam, khiến sản phẩm trái dưa lưới hầu như chỉ được tiêu thụ trong nước ở dạng ăn tươi, chưa xuất khẩu được.
Nguyên nhân ở chỗ chất lượng dưa lưới còn thấp (độ Brix thấp, độ đồng đều về kích thước và trọng lượng không cao), chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng cho trái dưa lưới, chưa có biện pháp xử lý đóng gói và bảo quản phù hợp nên tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao, thời gian bảo quản ngắn, tỷ lệ nấm bệnh trên trái dưa sau thu hoạch rất cao.
Quá trình bảo quản dưa lưới bằng than hoạt tính do sinh viên Nguyễn Hoàng Phúc nghiên cứu.
Kéo dài thời gian bảo quản
Trước thực tế này, Phúc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp bảo quản an toàn, bền vững dành riêng cho dưa lưới. Than hoạt tính được tạo ra khi than sinh học được hoạt hóa với Kali permanganat (KMnO4).
Khi cho than hoạt tính một lượng vừa đủ vào thùng chứa dưa lưới, nó sẽ hấp phụ và oxy hóa khí ethylene sinh ra trong quá trình dưa lưới chín. Qua đó, làm trì hoãn sự xuất hiện đỉnh ethylene cũng như đỉnh hô hấp.
"Nhờ vậy, quá trình bảo quản của dưa lưới sẽ được kéo dài hơn hơn 3 - 5 ngày, ngoài ra còn duy trì được chất lượng trái sau thu hoạch", Hoàng Phúc cho biết.
So với thùng chứa dưa lưới không qua xử lý chỉ bảo quản khoảng 10 ngày, thùng có than hoạt tính có thể nâng thời gian bảo quản lên gần 13 ngày. "Than hoạt tính ngoài tăng thời gian bảo quản còn giúp duy trì chất lượng trái tốt nhất. Thùng chứa dưa lưới nếu không bảo quản sau 10 ngày sẽ có dấu hiệu hư hỏng", Phúc nói.
Uống hơn 3 tách cà phê mỗi ngày, cơ thể có thay đổi bất ngờ Nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Ý, Mỹ và Anh đã chỉ ra cơ chế tiềm năng khiến cà phê trở thành 'thần dược' cho sức khỏe. Nhóm tác giả từ Viện Ung thư Châu Âu IRCCS, Đại học Trento (Ý), Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan (Mỹ) và University College London (UCL - Anh) phát hiện ra rằng...