Cà phê chồn đắt nhất thế giới: Toàn lừa đảo người dùng
Cà phê chồn được sản xuất đúng cách, chỉ thu khoảng 500 kg/năm, chứ số lượng lớn cung ra thị trường hiện nay là hàng “ăn theo”, lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng.
Cuộc điều tra gần đây của các nhà báo và các nhà hoạt động bảo vệ động vật đã vén bức màn bí mật của thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới Kopi Luwak. Thực tế, cà phê chồn Kopi Luwak được sản xuất đúng cách cho chồn ăn chỉ có được khoảng 500 kg mỗi năm. Họ đã phát hiện một ngành công nghiệp “ăn theo” và lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng vào loại cà phê số một này.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ loại cà phê này trên toàn cầu, nhiều nhà sản xuất đã săn lùng loài chồn về và giam giữ trong lồng, cho chúng ăn và “ép buộc” những con vật để sản xuất thứ cà phê hảo hạng. Những con chồn phải chịu đựng điều kiện sống tồi tệ và chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn tạp để sản xuất cà phê cho con người.
Kopi Luwak (cà phê chồng) – loại cà phê đắt nhất thế giới.
Câu chuyện lừa đảo này không chỉ xoay quanh ở Indonesia. Các nhà sản xuất ở các quốc gia châu Á khác cũng nhảy vào vòng xoáy kinh tế đầy mưu lợi này. Theo ước tính, có khoảng 50 tấn cà phê chồn được sản xuất hàng loạt mỗi năm từ các thị trường Indonesia, Việt Nam ,Philippines và Trung Quốc.
Video đang HOT
Kopi Luwak là tên của cà phê chồn Bali (Indonesia) – một huyền thoại mà rất nhiều người được nghe nhưng hiếm người thực sự được thưởng thức. Kopi Luwak là cà phê đắt nhất thế giới bởi hương vị tuyệt hảo của nó và có giá từ 600 USD tới hơn 5000 USD một kg.
Hàng năm, cứ vào mùa cây cà phê ra trái từ tháng 8 đến tháng 12, hàng đêm những con chồn từ trong rừng lại vào những đồn điền cà phê để thưởng thức món ăn mà chúng đặc biệt yêu thích. Ăn xong, những đống phân chồn bao bọc bởi những hạt cà phê còn nguyên vỏ trấu được để lại. Mỗi sáng mai thức dậy, những người nông dân trồng cà phê lại thu gom những đống phân chồn này, phơi khô chúng và làm thành cà phê chồn. Do mức độ quý hiếm và việc loài chồn trong tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, việc sản xuất ra cà phê chồn rất mất công và không hề dễ dàng.
Loài chồn bị bắt nhốt để sản xuất cà phê.
Vì quý và hiếm, Kopi Luwak đã giành được trái tim của người tiêu dùng toàn cầu. Tại các quán cà phê ở Nhật và Mỹ, mỗi ly cà phê loại này có giá khoảng 30 USD (hơn 600 nghìn VND).
Theo Kiến Thức
Đại gia Lê Ân đặt mua chiếc giường đắt nhất thế giới
Sáng 29/7, từ Bà Rịa- Vũng Tàu, bà Mai Thị Mai, vợ đại gia 75 tuổi Lê Ân, xác nhận vợ chồng bà đã nhờ được bạn đặt mua chiếc giường Royal Bed (Hoàng gia Anh). Đây là chiếc giường đắt nhất thế giới (giá công bố 175.000 USD) được làm để kỷ niệm 60 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth tại vị.
Đại gia 75 tuổi quyết định bỏ 4 tỉ đồng mua chiếc giường đắt nhất thế giới để khẳng định: người Việt Nam không thua kém ai.
Theo bà Mai, vợ chồng bà quyết định mua chiếc giường này không chỉ để ngủ, để làm tài sản riêng gia đình, mà trên hết là niềm tự hào người Việt Nam không thua kém bất cứ ai. "Thấy anh Ân có ý định mua chiếc giường với giá cao, tôi cũng có cản. Nhưng ảnh giải thích mua giường không phải cho riêng vợ chồng tôi. Trung Quốc có người đặt mua được thì Việt Nam mình tại sao lại không mua. Cả thế giới có 60 chiếc thôi. Mình mua để thế giới biết người Việt Nam cũng giàu có không thua kém ai. Chồng tôi khẳng định như vậy và tôi nhất trí ủng hộ", bà Mai nói.
Bà Mai cũng cho biết, những người bạn chồng bà nhờ đã liên lạc được với hãng sản xuất giường Savoir Beds (Anh). " Chúng tôi mặc kệ người ta xăm soi, bàn tán. Chúng tôi quyết định mua giường đắt nhất thế giới không phải vì đua đòi, tiêu xài hoang phí, xa xỉ giữa lúc kinh tế khó khăn, mà là thể hiện niềm tự hào mình là người Việt Nam. Cũng như trước đây anh Lê Ân mua siêu xe, người ta cứ bàn tán, cho là chúng tôi làm vậy để thể hiện là đại gia, muốn chơi ngông, tôi cũng ngại lắm. Nhưng chồng tôi động viên, khẳng định ảnh làm gì đều có lí do chính đáng của ảnh, nên tôi tin là chồng tôi quyết định đúng. Mà cái gì chồng tôi thấy vui là tôi hạnh phúc thôi", bà Mai nói thêm.
Vợ chồng đại gia 75 tuổi Lê Ân không ngại bỏ 4 tỉ đồng để đặt mua giường đắt nhất thế giới.
Chiếc giường Royal Bed được tạo ra dựa trên thiết kế cho hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740. Phần màn treo quanh giường được thêu từ hơn 2.500 km sợi lụa bởi các thợ thủ công của nhãn hàng xa xỉ Hermes. Nhà sản xuất cho biết chiếc đầu tiên đã thuộc về một người Trung Quốc.
Đại gia Lê Ân sinh năm 1938, trong một gia đình nghèo đông con ở Quảng Nam. Ông được nhiều người biết đến không chỉ khi công khai nghiệp kinh doanh chìm nổi, mà còn nổi tiếng với đường tình duyên được cho là trắc trở, và vừa cưới người vợ thứ 6 cách đây 3 năm.
Ông Lê Ân khởi nghiệp từ chiếc máy khâu cũ, đã nếm trải đủ nghề, nhiều lần trắng tay rồi lại tái dựng cơ đồ. Hiện tổng tài sản của ông trên 2.000 tỉ đồng. Ngoài khai thác Làng du lịch rộng 14 ha ven biển thành phố Vũng Tàu, ông còn kinh doanh dịch vụ lưu trú, bất động sản. Bà Mai cũng cho biết, vợ chồng bà đang tập trung cho quỹ từ thiện Lê Ân. Ông đã hiến 1.500 tỉ đồng cho quỹ từ thiện này.
Phu nhân của đại gia 75 tuổi còn chia sẻ, 3 năm chung sống, đã quen với sự bàn tán của dư luận và không còn mệt mỏi vì sự bàn tán mình lấy chồng già vì ham giàu. Từ khi cưới tôi, anh Ân thừa nhận ảnh trẻ hơn lúc 50 tuổi. " Mọi người dần hiểu, thông cảm khi thấy tôi chăm sóc anh Ân, thấy ảnh khỏe ra. Tôi cũng hạnh phúc khi được chồng yêu thương, được sát cánh bên chồng, giúp chồng quản lý sự nghiệp. Chúng tôi rất hợp nhau, hiểu nhau và đi đâu cũng có nhau. Vợ chồng vẫn đang mong có em bé", vợ thứ 6 của đại gia Lê Ân nói.
Theo Infonet
Chưa cho điều chỉnh giá điện Việc tăng giá than thêm 27% vào 20/4 vừa qua đã tác động đến giá thành của điện. Song, hiện Bộ Cộng thương đang giao EVN tính toán cụ thể về chi phí phát sinh nên trong thời gian trước mắt chưa cho kế hoạch điều chỉnh giá. Chưa chốt thời gian điều chỉnh, nhưng khó tránh giá điện sẽ tăng (ảnh: TTXVN)....