Ca phẫu thuật tim cho bé Thanh Mai bước đầu thành công
Sau hơn 6 tiếng trực tiếp phẫu thuật quả tim “lỗi nhịp” của bé Thanh Mai, nhân vật trong bài “Mẹ đưa về thì con chết mất thôi, mẹ ơi”, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước đã có những chia sẻ bước đầu với PV Dân trí với kết luận: “Ca mổ cơ bản đã giải quyết được nhiều vấn đề cho quả tim của bệnh nhi. Giờ là giai đoạn điều trị hồi sức sau mổ, đây mới là giai đoạn cam go nhất”.
Sáng nay (8/7), bé Đoàn Thị Thanh Mai, 12 tuổi, cô bé đang được rất nhiều bạn đọc Dân trí quan tâm trong bài viết “Mẹ đưa về thì con chết mất thôi, mẹ ơi” đã chính thức được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật chỉnh sửa quả tim bị suy độ 4. Ca phẫu thuật do PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch – Lồng ngực Bệnh viện Việt Đức trực tiếp phụ trách cùng với ekip hơn 15 người.
Bé Thanh Mai sau ca phẫu thuật tim kéo dài 6 tiếng đồng hồ đã được chuyển sang phòng hậu phẫu
Theo hồ sơ bệnh án của bé Đoàn Thị Thanh Mai thì em bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp, hở van 2 lá, thông liên nhĩ đi kèm với suy gan (gan to đến 20cm chèn ép dưới thành bụng), suy thận rất nặng, do đó quá trình phẫu thuật để cứu sống bé gặp rất nhiều khó khăn.
“Sau 6 tiếng phẫu thuật, chúng tôi đã thay van tim 2 lá, sửa van 3 lá, vá thông liên nhĩ, nên quả tim của bệnh nhi đã hồi phục tốt hơn với các chức năng cần có. Tuy nhiên, hiện bệnh nhi vẫn đang suy gan, suy thận nặng nên sau phẫu thuật chúng tôi phải đảm bảo được quá trình hậu phẫu, hồi sức sau mổ bằng các phương pháp tích cực như siêu lọc máu. Tình hình của bé có khả quan không thì phải chờ ít nhất một đến hai ngày nữa mới có đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, ca phẫu thuật vừa được thực hiện đã đem lại những tín hiệu khả quan cho sự sống của bệnh nhi”, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước khẳng định.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật tim của bé Thanh Mai cơ bản đã thành công tốt đẹp. Bé đã được thay van tim 2 lá, sửa van 3 lá, vá thông liên nhĩ. Hiện em cần được điều trị suy gan, suy thận cùng các bệnh lý khác cũng cam go không kém
Cũng theo anh Nguyễn Xuân Vinh, Điều dưỡng Trưởng Khoa Tim mạch – Lồng ngực, tính đến ngày 8/7, bạn đọc Dân trí đã ủng hộ trực tiếp hơn 200 triệu đồng vào tài khoản của bệnh viện để giúp bé Thanh Mai có kinh phí chạy chữa bệnh tật, ngoài ra mẹ của bé còn nhận trực tiếp hơn 20 triệu đồng. Do đó, chi phí cho quá trình hậu phẫu của bé Thanh Mai sẽ không còn quá lo lắng như trước đây, nhất là bé Thanh Mai có bảo hiểm y tế.
PV Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật tình hình sức khỏe của bé Thanh Mai trong thời gian sớm nhất.
Thế Nam
Theo Dantri
Kinh hoàng mua bán cyanua: Chất kịch độc tràn vào Quảng Nam
Nguồn lợi từ việc buôn cyanua quá lớn khiến nhiều người sẵn sàng mang loại chất độc này vào bán cho các chủ mỏ vàng trái phép tại Quảng Nam. Cuộc chiến chống tội phạm này ngày càng cam go và gian nan hơn.
Công an Phú Ninh bắt giữ một vụ vận chuyển chất độc cyanua trên địa bàn - Ảnh: C.T.V
Bên cạnh những mỏ vàng hợp pháp được phép khai thác, tại Quảng Nam nhiều năm qua luôn tồn tại tình trạng đào đãi vàng trái phép tại khu vực miền núi Tam Lãnh (H.Phú Ninh). Có đào vàng trái phép ắt sẽ có nhu cầu về cyanua - thứ chất kịch độc dùng chiết vàng nguyên chất từ quặng. Giới đào vàng "chui" tại các khu vực Hố Gần, Núi Kẽm, Thác Trắng, Hố Ráy... thuộc thôn Bồng Miêu (xã Tam Lãnh) thường gọi cyanua là "gạo" như để khẳng định vai trò quan trọng của loại chất độc này đối với việc tuyển vàng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường "ngầm" này, nhiều người đã tìm cách tuồn cyanua vào Quảng Nam để tiêu thụ.
Mới đây, vào chiều 17.3, khi tổ công tác của Đồn công an Tam Lãnh (thuộc Công an H.Phú Ninh) phối hợp với Công an xã Tam Lãnh tuần tra đã bắt quả tang một vụ vận chuyển cyanua cực lớn vào địa bàn. Theo đó, Nguyễn Thị Hồng Nhung (35 tuổi, trú tại tỉnh Bình Định) đã bị bắt giữ khi đang vận chuyển 400 kg cyanua vào bãi vàng Nhà Thùng. Đây là vụ bắt giữ mà khối lượng tang vật được đánh giá là lớn nhất trong vòng 3 năm qua tại địa bàn H.Phú Ninh.
Trước đó, năm 2014, qua thống kê của Công an H.Phú Ninh tình trạng buôn bán cyanua ngày càng diễn biến phức tạp với trên 10 vụ án, tăng hơn so với năm 2013. Đáng chú ý, loại tội phạm liên quan đến buôn bán cyanua thường do các nghi phạm là phụ nữ trực tiếp vận chuyển hoặc tàng trữ.
Cuối tháng 10.2014, Công an H.Phú Ninh bắt giữ 2 người phụ nữ mua bán trái phép 50 kg cyanua. Nghi can được xác định là Huỳnh Thị Tú (26 tuổi, trú tại xã Tam Trà, H.Phú Ninh) khi bị bắt đang vận chuyển trái phép 25 kg cyanua vào bán tại Tam Lãnh. Tại cơ quan công an, Tú khai mua "hàng" từ bà Đỗ Thị Kim Cương (45 tuổi, trú tại H.Thăng Bình, Quảng Nam). Từ lời khai này, lực lượng công an đã tiến hành bắt giữ bà Cương và phát hiện người này tàng trữ trái phép 26 kg cyanua cùng nhiều vật liệu nổ phục vụ khai thác vàng trái phép.
Chất độc cyanua bị "tuồn" vào Tam Lãnh nhiều và số vụ bị phát hiện bắt giữ cũng tăng lên trong năm 2014. Thế nhưng những kẻ buôn bán thứ chất độc chết người này vẫn bất chấp bởi vì nguồn lợi quá lớn. Cứ vận chuyển trót lọt 1 kg cyanua, người bán kiêm người vận chuyển ăn chắc "1 lãi 1".
Huỳnh Thị Tú khi bị bắt khai nhận đã mua 25 kg cyanua với số tiền 5,5 triệu đồng để bán lại cho một người đàn ông theo "đơn hàng" trước đó. Nếu không bị công an phát giác, Tú sẽ kiếm lãi số tiền trên 400.000 đồng/kg. Tương tự, cuối tháng 11.2014, Công an H.Phú Ninh bắt giữ Nguyễn Hồng Hải (30 tuổi, trú H.Tiên Phước, Quảng Nam) khi Hải vận chuyển 50 kg cyanua vào mỏ vàng Bồng Miêu để tiêu thụ. Hải khai nhận, mỗi kg cyanua Hải mua vào với mức giá 200.000 đồng sẽ được bán ra với mức giá khoảng 400.000 đồng.
Đại úy Dương Văn Chương, Đội trưởng Đội CSĐT Công an H.Phú Ninh cho rằng nguyên nhân chính khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán cyanua diễn biến ngày càng phức tạp là do tiền lãi thu được trong mỗi "phi vụ" quá lớn nên nhiều người trở nên liều lĩnh. Năm 2014, khi Công ty khai thác vàng Bồng Miêu (thuộc Tập đoàn Besra) ngừng hoạt động đã "hút" hàng trăm lượt người kéo về tìm vàng trái phép. Nắm bắt thực trạng này, Công an H.Phú Ninh đã liên tục lập kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng truy quét, tấn công vào loại tội phạm buôn bán cyanua, nhằm chặn đứng việc khai thác vàng.
"Khi bị truy quét quyết liệt, giá cyanua tăng vọt, từ 400-500 ngàn đồng/kg. Vì lợi nhuận người dân đã bất chấp luật pháp và lao vào buôn bán loại chất độc này để kiếm tiền", đại úy Chương phân thích thêm.
Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
Mong manh sự sống của cháu bé sinh non bị giãn não thất Chào đời khi thai mới ở tháng thứ 7, Hoàng Văn Bé còn phải "gánh" trên mình nhiều bệnh tật khiến tính mạng của bé luôn bị đe dọa. Nếu không được can thiệp kịp thời phần não thất sẽ tiếp tục giãn khiến các tổ chức não bị tổn thương. Không biết có phải do hình hài quá đặc biệt mà bố...