Ca phẫu thuật 5 tiếng cứu bàn chân đứt lìa cho nam thanh niên
Gặp tai nạn lao động, nam bệnh nhân 34 tuổi ở Phú Thọ bị đứt lìa hoàn toàn cổ chân phải.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu, với phần chi thể đứt rời được bảo quản trong thùng đá.
Ngày 25/12, Bệnh viện Việt Đức thông tin về ca bệnh đứt rời chân được cứu sống, các bác sĩ cũng thực hiện nối vi phẫu, nối lại bàn chân bị đứt rời cho người bệnh.
Trước đó, nam bệnh nhân 34 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, sau khi được sơ cứu tại địa phương. Tai nạn xảy ra khi nam bệnh nhân đang cắt cỏ, lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải bị đứt lìa hoàn toàn.
Sau hơn 4 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên, với phần chi thể đứt rời được bảo quản đúng cách trong thùng đá.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ quyết định thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu, nối lại bàn chân đứt lìa cho người bệnh.
Video đang HOT
PGS Hà đánh giá, ca nối vi phẫu này rất phức tạp, không chỉ vì kỹ thuật nối mà còn do yêu cầu khắt khe về hệ thống hồi sức và thời gian vận chuyển bệnh nhân.
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được. Thêm vào đó, nguy cơ cao từ máu độc trong phần chi hoại tử có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân sau nối.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà khám cho người bệnh sau phẫu thuật (Ảnh: T.M).
“Quá trình phẫu thuật gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá 10 năm, khiến mạch máu bị xơ vữa, dễ co thắt và nhỏ dần. Điều này đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ phải phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như phẫu thuật tạo hình vi phẫu, chấn thương chỉnh hình, gây mê hồi sức”, PGS Hà cho biết.
Sau ca mổ kéo dài 5 giờ, các bác sĩ đã tái tạo lại cấu trúc xương, nối mạch máu nuôi sống chân và phục hồi hệ thống thần kinh.
“Đặc biệt, chiều dài chân của bệnh nhân được giữ nguyên, đảm bảo lưu thông máu. Hệ thống thần kinh cũng được nối thành công, giúp phục hồi cảm giác và chức năng vận động cho bệnh nhân”, PGS Hà thông tin.
Hiện tại, cổ chân bệnh nhân đã được nuôi sống và đang phục hồi tốt, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường trong tương lai.
Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp
Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
Bệnh nhi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ hai bên. Ảnh: BVCC
Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhi Cao V.K.H. (12 tuổi, ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều hạch cổ phải, di động được, không nuốt nghẹn, không gầy sút cân, không run tay chân. Bệnh nhi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ hai bên.
Sau 3 ngày, bệnh nhi phục hồi sức khỏe tốt, không bị khàn tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị thêm với iod phóng xạ để ngăn chặn ung thư tái phát.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa gồm thể nhú, thể nang, hỗn hợp nhú và nang chiếm 80%; 20% còn lại là ung thư tuyến giáp không biệt hóa bao gồm thể tủy, thể thoái biến, ung thư tổ chức liên kết, lymphoma... Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại phổ biến nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp, chiếm từ 70 - 80% trong tổng số các trường hợp. Thể này tiến triển chậm và có thể di căn hạch cổ, hoặc có thể lan tới phổi và xương.
Bác sĩ CKI Doãn Chiến Thắng, Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, ung thư tuyến giáp thường gặp sau tuổi 30. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, ung thư tuyến giáp đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân dưới 20 tuổi, cá biệt có trường hợp mới 12 - 13 tuổi.
Ung thư tuyến giáp là bệnh hay gặp nhất trong ung thư các tuyến nội tiết (chiếm 92 - 95%) và chiếm 3,6% bệnh ung thư nói chung. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không có triệu chứng hoặc dấu hiệu đặc biệt, xét nghiệm hormone tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân tự phát hiện do sờ hoặc thấy khối u vùng cổ, hoặc qua siêu âm tuyến giáp khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Giai đoạn muộn hoặc khối u xâm lấn có thể xuất hiện các triệu chứng như: Chèn ép, xâm lấn dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn, chèn ép thực quản gây khó nuốt, khó thở do u xâm lấn vào khí quản...
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông Sau gần 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng đã loại bỏ thành công khối u mỡ nặng 5kg nằm trong ổ bụng, chèn ép các cơ quan nội tạng của bệnh nhân. Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg...