Cá ở dưới ao
Thú đi chợ hàng ngày của chị bạn hiện đang bị tắc nghẽn do lo ngại chuyện thực phẩm bẩn. Và cách mà chị đang thực hiện khiến những người xung quanh phải suy nghĩ rất lâu…
1. Hôm rồi, chị Giang điện thoại hỏi vài người bạn của tôi về việc mua 1 bồn tắm đã cũ. Ai cũng gạt đi, bồn tắm là một trong những “món” cần sự sạch sẽ nhất sau ngày làm việc mệt nhoài. Người kỹ lưỡng thậm chí không bao giờ tắm bồn ở khách sạn. Gần như món đồ xài có chút relax này phải đảm bảo sự riêng tư và sạch tuyệt đối. Vậy chị Giang mua bồn tắm cũ làm gì?
Sau hồi nói tới nói lui, chị cho biết cần mua vài bồn. Một bồn trồng sen, bồn nữa trồng súng, và cuối cùng, thì để nuôi cá. Bồn sen và súng được chủ nhà bố trí phía sau nhà, nơi gần bếp cho có không gian thư giãn. Còn bồn nuôi cá thì sẽ được đưa lên trên sân thượng, nơi có nhiều thùng xốp đã được chuẩn bị trồng rau sạch khá chu đáo. Chị Giang tính nuôi cá rô đồng, giống cá này khỏe, dễ nuôi, cũng dễ ăn. Nhỏ thì có thể là rô bí chiên giòn. Lớn thì kho hoặc làm canh cải. Nghe chị nói, thấy cũng có sự dễ thương.
Nhà chị Giang là căn nhà phố nằm trong khu dân cư đã được quy hoạch. Cách nay 5 năm, chị Giang đã xây nhà cao ráo theo đúng chuẩn cho phép. Gần đây, căn nhà bắt đầu xuống cấp do không có kinh nghiệm lựa chọn vật liệu và nhóm thợ có tay nghề tốt, do vậy chị Giang đang sửa sang căn nhà với kiến trúc khác hơn. Mọi việc diễn ra rất tốt, những ý tưởng của chị lượm lặt từ nhiều nguồn, và cuối cùng được thống nhất bởi bộ lọc sáng tạo của 1 người bạn kiến trúc sư quen biết.
Cuối cùng thì chị Giang cũng mua được các bồn tắm cũ đúng như ý. Hai bồn đưa vào việc trồng sen và súng đã được sơn thành màu nâu đất, cho hạp với vị trí như mong muốn của chủ nhân. Riêng bồn tắm dành để nuôi cá thì không cần sơn gì cả, mang để trên sân thượng với bao nhiêu công sức của nhóm thợ. Chị Giang mua cá giống đổ vô, nuôi cá bằng cơm, thức ăn dư và rau muống. Có vẻ mọi sự rất ổn trong khoảng vài tuần đầu. Chủ nhà đang tính mua thêm bồn nữa, để nuôi cá điêu hồng. Cách nay chục bữa, do mưa gió quá lớn, nhà lại không có người ở nhà để đậy lại miếng che mưa cho bồn tắm nuôi cá, nước mưa tràn ra lôi theo lượng cá khá nhiều. Có vẻ như công cuộc nuôi cá tại gia phục vụ món ăn sạch gặp rất nhiều trở ngại. Chị Giang bắt đầu tính sang chuyện khác…
Video đang HOT
2. Cuối tuần, chị Giang nói phải đi gặp người chủ của xe kobe múc đất nên không thể đi cà phê cùng nhóm bạn, chúng tôi lại hiểu thêm về ý tưởng mới của chị.
Năm trước, chị Giang mua miếng đất ở ngoại ô rộng 1.000 m2 với giá 275 triệu đồng. Khi ấy, bạn bè hỏi sao không mua lớn hơn, trồng cây cũng cần diện tích lớn, nuôi gà nuôi vịt nuôi heo cũng cần có cây xanh che bóng mát. Đã mất công ra ngoại thành mua đất thì ráng chút xíu sẽ có cơ ngơi tốt sau này. Nhưng khổ chủ than rằng đã hết tiền rồi, chỉ đủ có chừng đó thì cứ mua chừng đó. Cũng không tính được quá xa.
Đến giờ, khi công cuộc nuôi cá trên sân thượng gặp nhiều khó khăn, chị Giang quyết định đào ao để nuôi cá và vịt xiêm. Ông chú bà con ở dưới quê được mời lên làm quản gia trông nom. Căn nhà mái dừa xây lên cũng đủ để che mưa che nắng. Xoài, mít được trồng, ao được đào, và vài sự chuẩn bị khác cho việc nuôi vịt xiêm cùng ngỗng đã đi vào ổn định.
Chị Giang bàn tính với anh xe kobe về độ sâu và chiều dài của ao sao cho hợp lý. Việc nước ra nước vô cũng được tính đến để đảm bảo ao luôn sạch sẽ. Bà chủ này đang rất hào hứng khi tính thời gian thu hoạch cá trong ao nhà. Cuộc sống có lẽ chỉ cần vậy thôi, cũng đủ để thấy dễ chịu và đáng sống.
Theo NTD
Củng cố niềm tin xuyên Đại Tây Dương
Sự kiện Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo về một "sân chơi" bình đẳng xuyên Thái Bình Dương.
Thượng viện Mỹ tán thành hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn.
Nỗ lực của cả "hai phía", trong đó có giới tinh hoa Hoa Kỳ, nhằm đem lại công bằng cho những người nuôi trồng thủy sản trên khắp các vùng sông nước Việt Nam - những người đang hằng ngày đối mặt với khó khăn của biến đổi khí hậu - đã được đền đáp. Đây thật sự là một tin vui cho doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam.
Nhiều năm qua, các nhà nuôi cá da trơn của Việt Nam đã phải cạnh tranh không cân sức với những hộ nông dân nuôi cá tra ở Hoa Kỳ. Sản phẩm cá tra vốn phổ biến trên thực đơn tại nước Mỹ, được các hộ nuôi cá của đôi bờ sông Mississippi cũng như các bang miền Nam cung ứng. Tuy nhiên, sự phát triển của nguồn cá tra tại các nước Châu Á - trong đó có Việt Nam - đã phá vị thế độc tôn của những hộ nuôi cá này. Năm 2002, Nghị sĩ Thad Cochran của bang Mississippi và những chính trị gia miền Nam đã chính thức khởi động để dâng lên hàng rào thương mại với cá tra nhập khẩu. Theo đó, họ cho rằng sản phẩm cá tra của Việt Nam không được gọi là cá da trơn - dù chúng tương tự về kết cấu sinh học cũng như hương vị - vì khác giống. Nếu luận điểm này đạt mục đích thì cá tra của Việt Nam sẽ không được hưởng mức thuế nhập khẩu cá da trơn thông thường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà nuôi trồng cá tra Việt Nam.
Tuy nhiên, những cố gắng của Nghị sĩ T.Cochran và các chính trị gia theo con đường "bảo hộ" không đạt kết quả khi người dân Hoa Kỳ vẫn ưa chuộng loại cá da trơn thơm ngon và giá rẻ từ Việt Nam. Thậm chí, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã từng bị cáo buộc bán phá giá năm 2003 và bị áp thuế chống bán phá giá, nhưng lượng tiêu thụ tại Hoa Kỳ vẫn không hề suy giảm. Trước tình hình đó, năm 2008, Quốc hội Mỹ đã thay đổi Luật An toàn thực phẩm để USDA giám sát cá tra và cá da trơn thay Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Cuộc chuyển đổi hành chính này khiến các nhà xuất khẩu các tra Việt Nam lao đao do tốn phí để theo kịp các thủ tục kiểm tra mới.
Năm 2011, Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ (NFI) công bố danh sách 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Mỹ. Năm đó, cá tra có mức thăng hạng mạnh nhất, từ vị trí thứ 9 lên thứ 6 và được xếp thứ 6/10 loài thủy sản được ưa chuộng tại Hoa Kỳ. Từ đó, việc Việt Nam có khả năng sản xuất cá tra chất lượng với chi phí thấp - do cấu thành địa lý - đã tạo áp lực cạnh tranh lên người nuôi cá Hoa Kỳ. Đây là sự cạnh tranh lành mạnh và người được hưởng lợi sẽ không ai khác ngoài người dân Hoa Kỳ. Nhưng một số chính trị gia và nhiều hộ nuôi cá nội địa Hoa Kỳ đã không nhìn nhận như vậy. Thế nên, người nuôi cá da trơn ở miền Nam Hoa Kỳ đã ủng hộ USDA khi cho rằng hoạt động thanh tra của FDA quá lỏng lẻo.
Nhưng, trong khi hệ thống của FDA chỉ cần khoảng 700.000 USD thì USDA lại ngốn khoản ngân sách tới 14 triệu USD/năm chỉ để triển khai Chương trình giám sát cá da trơn (với cá tra) nhập khẩu vào Hoa Kỳ (có hiệu lực từ tháng 3-2016). Điều này đã khiến nhiều người hiểu biết về cá tra tại Hoa Kỳ phản đối. Trong đó, Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) phản đối quyết liệt nhất. Theo NFI, chương trình này không hướng đến an toàn thực phẩm mà là giải pháp loại trừ hàng nhập khẩu. Thượng nghị sĩ John McCain và Văn phòng trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) cảnh báo rằng, Chương trình giám sát của USDA sẽ lãng phí, trùng lặp và châm ngòi cho hành động đáp trả từ phía các đối tác thương mại Châu Á - Thái Bình Dương nhằm vào hàng nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ. Vì thế, chương trình giám sát USDA dù được thông qua từ năm 2015 nhưng đã bị Thượng viện phủ quyết (với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống) hôm 25-5. Mặc dù Nghị quyết còn phải được Hạ viện bỏ phiếu thông qua; sau đó trình Tổng thống B.Obama ký ban hành nhưng đây là thành công bước đầu rất quan trọng.
Các hộ nuôi trồng thủy sản Việt Nam và người tiêu dùng Hoa Kỳ đều cảm nhận được hành động chính đáng tại Thượng viện Hoa Kỳ trước vấn đề cá tra Việt Nam. Đến hết tháng 4-2016, Mỹ vẫn là đối tác lớn nhất của cá tra Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 115,1 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng quan trọng hơn, chấm dứt Chương trình giám sát cá da trơn của USAD sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn triển vọng thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - thỏa thuận thương mại tự do - đang được Tổng thống B.Obama nỗ lực thúc đẩy.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh và Hậu Giang tập trung nhiều nhất các hộ nuôi trồng thủy sản; trong đó chủ yếu là cá tra và tôm. Thủy sản Việt Nam có mặt ở 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu trên 6 tỷ USD/năm. Trong 5 tháng đầu năm 2016 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,43 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 51,74% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong đó, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh trong 5 tháng qua là Hoa Kỳ tăng 12,2%, Trung Quốc tăng 39,3%... Dung Nguyễn
Thùy Dương
Theo_Hà Nội Mới
Thoát nghèo nhờ nuôi cá trong hồ thủy điện Tận dụng mặt nước hồ Thủy điện Sơn La bằng mô hình nuôi cá rô phi trong lồng, bà con tái định cư gần lòng hồ thuộc địa phận thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã ổn định được cuộc sống, tăng thu nhập. Tận dụng lợi thế trời cho Sau khi hồ Thủy điện Sơn La dâng nước, tiềm năng nuôi...