Cả nước còn hơn 150.000 hộ người có công với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
Nhà mới được xây dựng của gia đình bà Phạm Thị Hưởng ở xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên (thân nhân liệt sĩ và có chồng là người bị địch bắt tù đày). Ảnh tư liệu: Xuân Triệu/TTXVN
Số liệu mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến ngày 30/6/2022, cả nước vẫn còn 150.439 hộ người có công với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở. Tổng số vốn cần hỗ trợ cho các hộ dân dự kiến lên đến 6.598 tỷ đồng.
Để phù hợp với nhu cầu thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; trong đó quy định mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chính phủ cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
Theo Bộ Xây dựng, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quyết định quy định mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết.
Điều này thể hiện sự quan tâm và tri ân xuyên suốt của Nhà nước trong việc hỗ trợ về nhà ở cho các hộ gia đình người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nhằm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chính sách đang được dự thảo xây dựng nhằm đảm bảo tính khả thi, thống nhất, phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế của đất nước trong giai đoạn 2021-2025; đảm bảo việc xã hội hóa trong thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở, thực hiện hỗ trợ bằng nhiều nguồn lực trong xã hội theo phương châm: Người dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ. Mặt khác, chính sách cũng đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
Mục tiêu đặt ra là đảm bảo cho các hộ gia đình người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ có nhà ở an toàn, độ bền tối thiểu 20 năm để góp phần ổn định cuộc sống, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.
Nếu theo Quyết định số 97/QĐ-BXD ngày 9/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2021, chỉ số giá xây dựng công trình xây dựng nhà ở tăng 6,61% so với năm 2020. Như vậy, để xây dựng mới căn nhà 1 tầng diện tích 30 m2 có tuổi thọ tối thiểu 20 năm tại thời điểm hiện nay thì chi phí vật liệu và nhân công từ 58,2 – 152,8 triệu đồng (mức trung bình trong khoảng từ 90 – 120 triệu đồng).
Video đang HOT
Nếu ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 2/3 giá thành xây dựng căn nhà (như theo tính toán đối với việc hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng) thì mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để xây dựng mới một căn nhà khoảng từ 60 – 80 triệu đồng. Đối với những hộ mà nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp nhưng chỉ cần sửa chữa tường, thay mái nhà thì ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 30 – 40 triệu đồng/căn.
Tổng hợp báo cáo của các địa phương tính đến ngày 30/6/2022 vẫn còn 4 địa phương chưa báo cáo là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bình Dương; 15 địa phương không đề xuất mức hỗ trợ hoặc đề xuất mức hỗ trợ dưới mức 60 triệu đồng để xây mới và 30 triệu đồng để sửa chữa. Có 44/59 địa phương (chiếm tỷ lệ 74,6%) có đề xuất mức hỗ trợ trên 60 triệu đồng/hộ để xây mới nhà ở và trên 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Trên cơ sở nguyên tắc hỗ trợ có sự kết hợp giữa Nhà nước, đối tượng được hỗ trợ và sự tham gia đóng góp thêm của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ trong việc thực hiện chính sách; đồng thời với các căn cứ đã nêu, Bộ Xây dựng đang đề xuất mức hỗ trợ đối với trường hợp xây mới nhà ở là 60.000.000 đồng/hộ; mức hỗ trợ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở là 30.000.000 đồng/hộ. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Bộ Xây dựng khẳng định, hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là chủ trương lớn đã được Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm và chỉ đạo triển khai thực hiện liên tục từ trước đến nay. Trong giai đoạn vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng.
Cụ thể là Quyết định số 118/TTg về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở, Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở, Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.
Tính theo 4 Quyết định này, các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở dưới nhiều hình thức như: được miễn giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, khi Nhà nước giao đất làm nhà ở; được tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ khi xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; hỗ trợ kinh phí.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đối với Quyết định số 118/TTg đã có khoảng 259.000 người có công được hỗ trợ (hỗ trợ khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hỗ trợ khi được giao đất làm nhà ở; hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; hỗ trợ bằng nhà tình nghĩa) với tổng số kinh phí được hỗ trợ khoảng gần 3.600 tỷ đồng.
Đối với Quyết định 117/2007/QĐ-TTg cũng có khoảng 8.800 người có công được hỗ trợ (miễn giảm khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; miễn giảm khi được giao đất; hỗ trợ kinh phí 25 triệu đồng/người) với tổng số kinh phí được hỗ trợ khoảng 200 tỷ đồng.
Cùng đó, với Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, có khoảng 340.000 hộ người có công được hỗ trợ (hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ để xây dựng mới nhà ở hoặc 20 triệu đồng/hộ để sửa chữa nhà ở) với tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 8.873 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có kinh phí ngân sách địa phương đối ứng theo quy định, kinh phí của hộ gia đình người có công và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác (tổ chức, cá nhân, quỹ, hội…) để hỗ trợ thêm.
Sau khi hoàn thành hỗ trợ, nhà ở của các hộ gia đình người có công đều cơ bản đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn 3 cứng “nền cứng, khung tường cứng, mái cứng”, chất lượng và diện tích theo quy định: có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, sử dụng các vật liệu xây dựng tốt – bền (như gạch, đá, xi măng, sắt thép, gỗ bền chắc, ngói, tôn…) đảm bảo nhà ở có tuổi thọ trên 10 năm; đảm bảo vệ sinh môi trường, khang trang, kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết. Đời sống của người có công với cách mạng đã được ổn định, nâng cao chất lượng sống hơn trước.
Chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg cũng đã có sức lan tỏa, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, kêu gọi các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực cùng tham gia hỗ trợ, ủng hộ, chăm lo đời sống của người có công; tạo niềm tin sâu sắc vào công cuộc đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng.
Việc hỗ trợ hộ gia đình có công với cách mạng về nhà ở tại nhiều địa phương đã được thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hình thức hỗ trợ khác như: ngày công của cộng đồng dân cư; kinh phí từ quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp; giúp đỡ từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và việc xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết… Từ đó, đã góp phần giảm số lượng hộ gia đình người có công có khó khăn về nhà ở.
Đồng lòng, chung sức thực hiện phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa'
Thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", những năm qua, tỉnh Vĩnh Long luôn dành nguồn lực quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Sự chung tay chăm lo từ các cấp chính quyền, đoàn thể và xã hội đã phần nào xoa dịu nỗi đau chiến tranh, giúp gia đình chính sách, người có công có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm tặng quà cho người có công nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ.
Chung tay thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa
Những ngày tháng 7, cả nước hướng về Ngày Thương binh - Liệt sỹ để tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Những ngày qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà gia đình người có công.
Với mong muốn gặp gỡ, động viên một số cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu là con liệt sỹ, con thương binh, tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức chuyến về nguồn tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đoàn đã đến viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Hàng Dương, viếng mộ chị Võ Thị Sáu, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, mộ của các liệt sỹ là người con quê hương Vĩnh Long, thăm gia đình chính sách ở Côn Đảo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ, chuyến hành trình về nguồn là bài học lịch sử quý báu để thế hệ hôm nay càng thêm trân trọng sự hy sinh của cha ông, thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Những cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu là con liệt sỹ, con thương binh đã vượt qua sự mất mát, tiếp tục phát huy truyền thống gia đình, không ngừng học tập, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận nỗ lực, đóng góp và mong muốn thế hệ kế thừa tiếp tục nhiệt huyết để công tác tốt, cống hiến trí tuệ, công sức cho sự phát triển của địa phương trong giai đoạn mới.
Tại thành phố Vĩnh Long, dịp kỷ niệm ngày 27/7 năm nay, địa phương đã triển khai nhiều đoàn đến thăm, tặng quà gia đình chính sách, tổ chức họp mặt, cùng ăn bữa cơm sum vầy cùng gia đình người có công với cách mạng. Các buổi gặp mặt gia đình chính sách, người có công không chỉ là dịp để thế hệ hôm nay tri ân thế hệ đi trước, mà còn là dịp để những người đồng đội, đồng chí được ngồi lại, cùng động viên nhau sống tốt hơn, trân trọng giá trị của hòa bình.
Dịp này, tuổi trẻ Vĩnh Long đồng loạt tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa như: Thắp nến tri ân, thăm và tặng quà gia đình chính sách, nấu bữa cơm nghĩa tình ấm áp yêu thương tại nhà các Mẹ Việt Nam Anh hùng... Thông qua hoạt động thiết thực, Đoàn Thanh niên các cấp mong muốn gửi đến thế hệ cha anh lời tri ân sâu sắc, góp một phần sức lực đem lại niềm vui và cuộc sống tốt hơn cho gia đình người có công.
Trong những ngày tháng 7 thiêng liêng này, Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Liên (phường Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long) không khỏi bùi ngùi xúc động khi nhớ về người thân đã hy sinh. Mẹ có chồng, con trai hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Niềm động viên lớn nhất trong những ngày này chính là sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành, sự sẻ chia và tri ân của thế hệ hôm nay. "Các con đến thăm thì mẹ mừng, mẹ vui lắm. Mẹ đỡ nhớ chồng, nhớ con", mẹ Lê Thị Liên nói.
Chăm lo cho người có công
Tỉnh Đoàn Vĩnh Long thăm và tặng quà cho người có công.
Lịch sử tỉnh Vĩnh Long ghi nhận sự đóng góp của trên 72.000 người có công qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Trong đó, trên 16.400 liệt sỹ đã ngã xuống và gần 5.000 thương binh, bệnh binh, 18 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, gần 3.000 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và gần 46.000 người hoạt động kháng chiến, người có công, gia đình có công giúp đỡ cách mạng...
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, thời gian qua, ngành đã tập trung đảm bảo đúng, đủ và kịp thời chế độ, chính sách đối với người có công theo quy định, 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng đến suốt đời, 100% gia đình người có công gặp khó khăn được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu hàng tháng...
Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội và các cấp, các ngành. Tỉnh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công. Từ nhiều nguồn kinh phí, trong đó có sự đóng góp lớn từ nguồn xã hội hóa, hơn 5 năm qua, toàn tỉnh hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên 3.100 căn nhà. Riêng năm 2022, tỉnh có kế hoạch xây mới, sửa chữa hơn 450 căn nhà, đến nay hoàn thành bàn giao cho các gia đình sử dụng ngay trước dịp 27/7.
Những ngôi nhà tình nghĩa do Đảng, Nhà nước và nhân dân chung tay hỗ trợ không chỉ là nơi giúp các gia đình có công "an cư lạc nghiệp", mà còn là món quà thể hiện sự tri ân, nơi lưu giữ, nhắc nhở truyền thống cách mạng của gia đình. Đó cũng là niềm động viên, chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp người có công và người thân của họ có thêm niềm tin vào cuộc sống, nêu cao ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm bố trí ngân sách, huy động nguồn lực thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo nghĩa trang, nhà bia ghi tên liệt sỹ. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 12.500 liệt sỹ yên nghỉ tại các nghĩa trang. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành những hạng mục cuối cùng của công tác trùng tu, tôn tạo Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Vĩnh Long và hoàn thành trùng tu, tôn tạo 6 nghĩa trang liệt sỹ ở các huyện để đảm bảo tính trang nghiêm, phục vụ tốt cho việc thăm viếng của thân nhân gia đình liệt sỹ và nhân dân trong tỉnh. Tỉnh chú trọng công tác điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh tổ chức 2 đoàn người có công đi thăm Thủ đô Hà Nội, đưa đoàn người có công đi điều dưỡng tập trung ở trung tâm điều dưỡng của các tỉnh. Đặc biệt, tỉnh vừa hoàn thành việc xây dựng Trung tâm điều dưỡng người có công, tạo điều kiện tốt để sắp tới sẽ tổ chức công tác điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công ngay tại địa phương.
Ông Võ Văn Tám, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long cho biết, thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công; không ngừng quan tâm chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú; đồng thời thực hiện tốt việc quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, chú trọng công tác chăm sóc, tu bổ, tôn tạo mộ liệt sỹ, nghĩa trang và các công trình ghi công liệt sỹ.
Ngành tăng cường các hoạt động nhằm nêu cao truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về sự hy sinh, đóng góp của thế hệ người có công để tạo sự đồng lòng, chung sức cùng thực hiện phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng".
Đắk Lắk dành gần 13,7 tỷ đồng tặng quà người có công với cách mạng Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Quang Thuân cho biết, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022), tỉnh dành gần 13,7 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng. Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung thăm hỏi gia đình thương binh Trần...