Cả nước có hơn 204.000 người nghiện ma túy
Tới tháng 9/2014, cả nước có hơn 204.000 người nghiện ma túy, tăng 4 lần kể từ năm 1994 tới nay. 100% tỉnh, thành đều có người nghiện may túy, thuộc nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động.
Học viên cai nghiện đang học nghề làm vàng mã tại Hà Nội. Ảnh: H.M
Đây là thông tin do Bộ LĐ-TB&XH cung cấp tại Hội nghị biểu dương, nhân rộng tổ chức, cá nhân hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện, người cai nghiện tiêu biểu hòa nhập cộng đồng, được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm, nhiều năm qua, công tác cai nghiện ma túy cho người nghiện ở hầu hết các địa phương được triển khai tích cực. Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ và quản lý sau cai nghiện.
Thông qua công tác cai nghiện tại Trung tâm và gia đình cộng đồng, 3 năm qua, hơn 155.000 lượt người nghiện được tổ chức quản lý, cai nghiện và chữa trị. Một số tỉnh, thành phố quan tâm, nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp lồng ghép việc dạy nghề, tạo việc làm để hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy sau cai, tiếp nhận và quản lý người sau cai nghiện.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm. Ảnh: H.M
Nhiều tỉnh trong thành phố đã có hàng ngàn người sau cai nghiện 3- 5 năm chưa tái nghiện. Số liệu chưa đầy đủ cho thấy, từ năm 2011-2013, gần 47.000 lượt người cai nghiện được dạy nghề, tạo việc làm và vay vốn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Hội nghị cũng chỉ ra thực tế: Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện. Nhiều người cai nghiện chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến tái nghiện, công tác dạy nghề, hỗ trợ vốn cho người sau cai vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn còn sự kỳ thị với người nghiện…
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh, cấp chính quyền phường, xã có vai trò quan trọng trong công tác cai nghiện ma túy, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.
“Tôi rất mong các đồng chí cấp phường, xã phải quan tâm giúp đỡ người nghiện, quản lý người sau cai nghiện tại địa phương mình với 3 yếu tố, cấp ủy, lãnh đạo chỉ đạo chính quyền sát sao và có kế hoạch cụ thể. Các ngành, đoàn thể tham gia tích cực và phát động phong trào toàn dân giúp đỡ cho người nghiện để đẩy lùi tệ nạn ma túy tại địa phương và cơ sở”.
Tại Hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân, doanh nghiệp đã chia sẻ những cách làm hiệu quả giúp người sau cai nghiện nỗ lực, quyết tâm vươn lên bằng ý chí, nghị lực trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, giúp người sau cai có việc làm, đoạn tuyệt với ma túy.
Hội nghị đã biểu dương 12 tập thể, 42 cá nhân tiêu biểu trong phong trào hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hội nhập cộng đồng, người nghiện vượt khó vươn lên cai nghiện thành công.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
TP HCM sẵn sàng tiếp nhận người nghiện
Hai trung tâm Bình Triệu và Nhị Xuân hiên sẵn sàng tiếp nhận ngươi nghiên đê giup ho cắt cơn giải độc va tư vấn tâm lý ngay từ cuối tháng 11, nếu được Quốc hội cho thí điểm thưc hiên chưc năng nay.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết các trung tâm đã sẵn sàng để tiếp nhận cắt cơn cơn giải độc cho người nghiện. Ảnh: Hữu Công.
Chiều 7/11, tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Trung ương về công tác phòng, chống AIDS, ma túy và mại dâm, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM Trần Trung Dũng cho biết, 14 trung tâm cai nghiện của thành phố có thể tiếp nhận được từ 32.000 đến 33.000 người nghiện, nhưng trong năm nay chưa đưa được người nào vào vì vướng Luật xử lý vi phạm hành chính.
"Thay vì để người nghiện lang thang, thành phố đang kiến nghị cho phép đưa họ vào các trung tâm để quản lý, cắt cơn giải độc và luân chuyển. Khi người nghiện được đưa vào đây, kinh phí ăn uống, nuôi dưỡng thành phố sẽ lo hết. Trong vòng 10-15 ngày từ khi có yêu cầu của xã, phường trung tâm sẽ hoàn thành hồ sở để đưa đi cai", ông Dũng nói.
Theo người đứng đầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện 2 trung tâm cai nghiện của thành phố là Bình Triệu và Nhị Xuân đã sẵn sàng cơ sở vật chất, công tác phân chia công năng phòng ốc, điều trị, cắt cơn, giải độc và lưu bệnh cũng đang thực hiện. Đội ngũ từ ban giám đốc tới bác sĩ, bộ máy, tất cả đều đã sẵn sàng tiếp nhận người nghiện. "Nếu được Quốc hội đồng ý cho làm thí điểm, đảm bảo sẽ thực hiện được ngay từ cuối tháng 11", ông Dũng khẳng định.
Tướng Minh: "Các vụ án man rợ đều liên quan đến ma tuý". Ảnh: Hữu Công
Bày tỏ quan ngại về an ninh trật tự của thành phố trước tình trạng người nghiện tràn lan, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP HCM - cho biết, trên địa bàn hiện có 19.213 người nghiện. "Đây là con số thống kê còn trên thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều", ông Minh nói.
Theo Thiếu tướng Minh, do vướng mắc trong việc xử lý người nghiện nên hầu như công an phường rất ít lập biên bản vi phạm hành chính về sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma túy vì không biết lập xong rồi xử lý ra sao. Thế nên việc xử lý người nghiện chủ yếu do lực lượng cảnh sát hình sự thực hiện.
"Chưa kể đến hàng loạt vụ án chặt tay, giết người chặt xác... đều có liên quan đến ma túy. Trong khi đó hơn 75% người nghiện không có việc làm ổn định, không có thu nhập nên không thể đủ tiền để giải quyết cơn nghiện. Họ chỉ có thể sống bám gia đình hoặc chiếm đoạt tài sản, tạo áp lực rất lớn cho công an thành phố", Tướng Minh nói và cho biết nếu vẫn để tình hình người nghiện tràn lan thì vào những dịp Tết, lễ 30/4 sắp đến sẽ rất khó để đảm bảo an ninh trật tự.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền ủng hộ Đề án quản lý người nghiện ma túy trong thời gian chờ thực hiện thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn TP HCM. Bà Chuyền cũng cho biết Thủ tướng rất quan tâm đề xuất của thành phố và sẽ có tờ trình gửi Quốc hội về vấn đề này.
"Tuy nhiên thành phố cần làm rõ Trung tâm tiếp nhận người nghiện sẽ hoạt động theo cơ chế nào, chế độ đối với các bộ ra sao? Trường hợp người nghiện đủ hồ sơ thì sẽ đưa đi cai nghiện bắt buộc, còn nếu không đủ thì xử lý thế nào? Bên cạnh đó, thành phố đề nghị điều trị người nghiện lang thang, không có nơi cư trú còn người có nơi cư trú thì sao?", nữ bộ trưởng nêu vấn đề.
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hữu Công.
Về vấn đề này, ông Dũng cho biết ở các trung tâm Bình Triệu và Nhị Xuân hiện có 3.883 cán bộ, công chức, chỉ tính khối phòng chống cai nghiện là 800 người. Riêng ở trung tâm Binh Triệu có 90 biên chế gồm ban giám đốc, 2 bác sĩ và các y tá, y sĩ. Số cán bộ này đã làm ở lĩnh vực này lâu năm và lương ngân sách lâu nay vẫn đảm bảo.
Kết thúc cuộc họp, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng phòng chống tệ nạn xã hội rất quan trọng nên Chính phủ đã lập ban chỉ đạo Quốc gia về vấn đề này. Trong đó, TP HCM và Hà Nội là hai địa bàn trọng điểm, tội phạm phần đông là từ người nghiện nên cần có biện pháp hạn chế để không ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của TP HCM để tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng. Song, theo bà Chuyền, thành phố cần chuẩn bị thật kĩ để khi được cho phép có thể thực hiện thành công Đề án. "Tránh khi có nghị quyết lại vướng, không thực hiện được. Cần có quy chế quản lý rõ ràng, quy trình chức năng cụ thể. Hy vọng trên cơ sở này Quốc hội sẽ cho phép thành phố thực hiện thí điểm", bà Chuyền cho biết
Ngày 7/11, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án quản lý người nghiện ma túy (trong thời gian chờ thực hiện thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính) gồm 36 thành viên do ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch thành phố phụ trách khối Văn - Xã, làm trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện đề án quản lý người nghiện ma túy trong thời gian chờ thực hiện thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát các sở, ngành, quận, huyện, các cơ quan đơn vị và các tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan trong việc thực hiện đề án, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Hữu Công
Theo VNE
Đà Nẵng: "Chúng tôi quản lý người nghiện nhân văn chứ không xé rào" Cho rằng Luật xử phạt vi phạm hành chính không phù hợp với thực tiễn, gây cản trở trong việc thực hiện đưa người nghiện đi cai, Đà Nẵng đã khởi động cách làm riêng và khẳng định cách làm này là đúng luật, sáng tạo, nhân văn chứ không "vượt rào". Theo nghị định số 221 của Chính phủ, muốn đưa người...