Cả nước có 5 cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Đến nay cả nước đã có 5 cơ sở y tế được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Theo đó, 5 cơ sở y tế được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Trung ương Huế.
Hiểu thế nào về mang thai hộ
Mang thai hộ được áp dụng trong các trường hợp hiếm muộn vì người phụ nữ có bệnh lý, dị tật nào đó khiến không thể tự mang đứa bé trong bụng ví dụ như tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết nặng, không có tử cung vì những bệnh lý bẩm sinh hoặc tử cung hoàn toàn không có khả năng mang thai, bị cắt tử cung do ung thư hay dị dạng bất thường…
Theo quy định, trứng và tinh trùng dùng trong bước thụ tinh trong ống nghiệm phải là của chính cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ phải là chị em họ cùng hàng của người nhờ mang thai hộ.
Theo quy định của Bộ Y tế, đối tượng nhờ mang thai hộ là các cặp vợ chồng vô sinh. Trong đó, người vợ không có tử cung (do bẩm sinh hay sau phẫu thuật), có bất thường tử cung (đa u xơ tử cung, lạc tuyến trong cơ tử cung, dính buồng tử cung) và thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều chu kỳ hay có chống chỉ định mang thai hay sinh con vì các bệnh lý nội khoa.
Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng từ 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Chi phí một lần thực hiện mang thai hộ khoảng 2.000-3.000 USD, tương đương 60-70 triệu đồng đối với các ca khó; ca bình thường thì chi phí khoảng từ 40-45 triệu đồng.
Một ca mang thai hộ tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh TTXVN phát
Điều kiện để thực hiện mang thai hộ
Video đang HOT
Để được xét duyệt thực hiện mang thai hộ, cặp vợ chồng mong con cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được quy định theo nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015. Hồ sơ nộp về sẽ được Hội đồng thẩm định hồ sơ mang thai hộ Bệnh viện Mỹ Đức, gồm các bác sĩ cố vấn cấp cao về chuyên môn Sản phụ khoa, Hỗ trợ sinh sản và Nội khoa xét duyệt.
Theo đó, để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, các cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ cần phải chuẩn bị đầy đủ 12 loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo mẫu.
- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu.
- Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.
- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận.
- Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi. Người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định.
- Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.
- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định theo mẫu, phải có công chứng.
Các mẫu đơn được ban hành kèm theo trong Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Quả ngọt sau 13 năm hiếm muộn nhờ mang thai hộ
Sau nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại, người phụ nữ 41 tuổi ở Đồng Nai gác ước mong tự mang thai, gửi hy vọng vào em gái của chồng.
Vợ chồng chị kết hôn 13 năm trước với mong mỏi sớm chào đón con đầu lòng. Sau 6 năm, chị đi khám, được chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng hai bên rất lớn và lạc nội mạc trong cơ tử cung, ứ dịch nặng hai ống dẫn trứng, cần can thiệp hỗ trợ sinh sản.
Chị trải qua cuộc phẫu thuật nội soi cắt bỏ ống dẫn trứng và u nang hai buồng trứng tại Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM).
Năm 2015, chị thụ tinh ống nghiệm, chỉ được chuyển phôi một lần do số phôi tạo được ít. Thất bại lần đầu, chị chọc hút trứng hai lần nữa để tạo phôi. Lần chuyển phôi thứ ba, chị đậu thai. Niềm vui chỉ vọn vẹn hai tháng thì chị sẩy thai. Bác sĩ tư vấn vợ chồng nên chọn giải pháp mang thai hộ.
Sau quá trình xét duyệt hồ sơ, một trong hai phôi cuối tạo từ tinh trùng và trứng của anh chị được chuyển vào tử cung người mang thai hộ - em gái chồng, sinh năm 1984. Phôi thụ thai thành công. Em bé dần có tim thai, lớn dần, cử động trong tử cung người mẹ mang thai hộ.
Người mẹ mang thai hộ bị đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao phải nhập viện điều trị trong những tháng cuối thai kỳ khiến anh chị thấp thỏm. Vượt qua những trắc trở, bé gái chào đời khỏe mạnh tuần trước, sau 13 năm mong đợi của bố mẹ.
"Vợ chồng tôi mừng không thể miêu tả", chị nói.
Bé gái chào đời khỏe mạnh, xinh xắn. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết đây là trường hợp mang thai hộ thành công đầu tiên tại bệnh viện, sau khi chính thức được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ giữa năm 2019.
"Kỹ thuật này mở ra niềm hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn với nguyên nhân liên quan người vợ, trong những trường hợp người vợ không thể mang thai được nhưng vẫn còn đủ trứng để tạo phôi với tinh trùng người chồng", bác sĩ Tuyết nói.
Theo bác sĩ Tuyết, về phương diện kỹ thuật mang thai hộ, các đơn vị hỗ trợ sinh sản đều có thể thực hiện. Tuy nhiên, liên quan mang thai hộ còn nhiều vấn đề xã hội, luật pháp nên Bộ Y tế quy định rất nghiêm ngặt, chặt chẽ trong việc cho phép các đơn vị thực hiện. Bệnh viện Hùng Vương là đơn vị thứ 5 cả nước và thứ ba tại TP HCM được cấp phép.
Từ năm 2015, Việt Nam cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, chỉ định trong trường hợp phụ nữ không có tử cung hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh không thể mang thai hay bị cắt tử cung. Phụ nữ mắc các bệnh mà việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Người sẩy thai nhiều lần, tử cung không thể giữ thai đến đủ tháng và thất bại nhiều lần với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Người mang thai hộ phải là thân thích, cùng hàng với vợ hoặc chồng, đã có con, được xác nhận đủ điều kiện của tổ chức y tế và chỉ được mang thai hộ một lần. Trường hợp người mang thai hộ đã có gia đình thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
Đảm bảo sức khỏe 'mẹ bầu' trong mùa nắng nóng Mang thai vào mùa hè, ngoài những lợi ích thì cũng chứa đầy yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Các bác sĩ sản khoa chia sẻ: Dù mang thai vào thời điểm nào, "mẹ bầu" cũng cần để ý đến từng động thái nhỏ nhất của cơ thể. Trong số đó, các yếu tố...