Cả nước có 19 tỉnh, thành phố còn dịch tả lợn châu Phi
Hiện nay, cả nước có 199 xã thuộc 72 huyện của 19 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.
Tại hội nghị Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 3/9 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có 1.008 ổ dịch tả lợn châu Phi; trong đó 531 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019, 27 ổ dịch phát sinh mới, 450 ổ dịch tái phát tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 43.150 con với khoảng 2.157 tấn.
Khử trùng chuồng trại tại thôn Phúc Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN
Hiện nay, cả nước có 199 xã thuộc 72 huyện của 19 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Cả nước có 98% số xã đã công bố hết dịch, bảo đảm các điều kiện cho chăn nuôi lợn tái đàn, tăng đàn lợn.
Trong năm 2020 bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra chủ yếu tại khu vực miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn có 114 xã có dịch, Cao Bằng có 85 xã có dịch, Bắc Kạn có 64 xã có dịch, tỉnh Quảng Nam có 99 xã có dịch.
Theo ông Phạm Văn Đông, các ổ dịch chỉ xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm các điều kiện an toàn sinh học. Các hộ chăn nuôi lớn, gia trại, trang trại bảo đảm an toàn sinh học không để xảy ra dịch bệnh và có tốc độ tăng đàn, tái đán tốt.
Việc phòng, chống dịch bệnh được thực hiện đồng bộ, quyết liệt theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 17/6/2019 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hiện nay, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đang được thực hiện theo Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 7/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, giai đoạn 2020 – 2025″.
Về hỗ trợ, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ tổng cộng 6.232 tỷ đồng cho phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (trong đó năm 2019 đã cấp 4.970 tỷ đồng; năm 2020 đã cấp 1.262 tỷ đồng). Các địa phương hỗ trợ khoảng 7.000 tỷ đồng. Hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ đang xem xét, phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch năm 2020.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn tại 63 tỉnh, thành phố cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 606 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay 163,61 tỷ đồng dư nợ; cho vay mới phục hồi sản xuất 479 tỷ đồng.
Như vậy, tổng kinh phí ngân sách Trung ương , ngân sách địa phương và kinh phí được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh đến tháng 7/2020 là trên 13.000 tỷ đồng.
Theo thông báo của OIE và FAO từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã và đang xảy ra tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lợn tiêu hủy do nhiễm dịch tả lợn châu Phi hơn 5,4 triệu con.
Hiện nay, dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trong khu vực Đông Timor, Indonesia, Philippines, Myanmar; tại Trung Quốc có 17 ổ dịch tại 9 đơn vị hành chính.
Dân điêu đứng vì đại dịch, đại gia nuôi lợn lãi lớn chưa từng có
Giá thịt lợn treo ở đỉnh cao lịch sử đã giúp nhiều đại gia Việt thu lợi nhuận lớn, cao gấp hàng chục lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, sự hợp tác với các ông lớn Mỹ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bùng nổ.
Video đang HOT
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ước tính lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 744 tỷ đồng, bằng 163% kế hoạch, gấp 27 lần cùng kỳ năm trước. Trong quý II, doanh thu đạt hơn 3,1 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng mạnh.
Theo đánh giá của ban lãnh đạo DBC, tình hình kinh tế xã hội quý II còn tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên nhiều tỉnh, thành cả nước và có nguy cơ lây lan diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn.
Tập đoàn này đang niêm yết hơn 100 triệu cổ phiếu, vốn hóa hơn gần 4,8 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cuối tháng 3 nhờ giá cổ phiếu tăng vọt từ mức dưới 20.000 đồng/cp lên mức 46.000 đồng/cp như hiện nay.
Dabaco ghi nhận lợi nhuận khủng trong nửa đầu 2020 và dự báo lợi nhuận sẽ tiếp tục cao trong phần còn lại của năm là do giá thịt lợn vẫn còn cao và đàn lợn cả nước đã giảm nhiều vì dịch tả lợn châu Phi và cần thời gian để hồi phục.
Giá thịt lợn lên cao giúp nhiều đại gia Việt thêm nhiều lợi nhuận.
Trong khi đó, Dabaco dự kiến tiếp tục đàn lợn tăng nhờ vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực và không bị ảnh hưởng bởi quy định chặt chẽ về điều kiện chăn nuôi.
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng và cổ phiếu tăng giá mạnh.
CTCP Chăn nuôi - Mitraco (MLS) ghi nhận giá cổ phiếu tăng từ mức 5.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4 lên mức trên 22.000 đồng/cp. Cổ phiếu CTCP Chăn nuôi Phú Sơn (PSL) tăng từ 16.000 đồng hồi đầu tháng 4 lên mức 24.000 đồng/cp như hiện tại. Cổ phiếu Masan MEATLife (MML) cũng tăng ấn tượng từ mức 35.000 đồng lên 48.000 đồng/cp.
Giá thịt lợn tăng mạnh gần đây đã tác động mạnh tới chuỗi sản xuất - chăn nuôi theo hướng tích cực. Các doanh nghiệp từ sản xuất thức ăn, chăn nuôi và thương mại đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng sau khi đã chạm đáy năm 2017.
Giá thịt lợn hiện vẫn ở mức cao, khoảng 90.000-100.000 đồng/kg hơi. Giá bán thịt tại các siêu thị vẫn từ 150.000-300.000 đồng/kg tùy loại.
Không chỉ cổ phiếu chăn nuôi tăng mạnh lên vùng đỉnh cao lịch sử mới, nhiều cổ phiếu ngành khác cũng tăng mạnh bất chấp đại dịch Covid-19 ảnh hưởng khá nhiều đến nền kinh tế.
Công ty cổ phần Thế giới số - Digiworld (DWG) trong tuần qua tăng vọt lên đỉnh cao lịch sử, ở mức trên 42.000 đồng/cp. Chỉ trong vòng 3 tháng qua cổ phiếu này đã tăng hơn gấp đôi khiến quy mô vốn hóa tăng lên trên 1.800 đồng/cp.
Sở dĩ cổ phiếu Digiworld tăng mạnh là do giới đầu tư kỳ vọng việc Apple là đối tác lớn và sẽ có đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa tính tới kỳ vọng về việc hợp tác với Apple, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu tăng 20% lên 10,2 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận tăng 25,5% lên 202 tỷ đồng.
Dự kiến, 6 tháng cuối năm, Digiworld sẽ phân phối khoảng 50.000 sản phẩm của Apple tại Việt Nam. DGW vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược với Apple, chính thức trở thành đơn vị được quyền phân phối tất cả các sản phẩm của Apple tại Việt Nam. Qua đó, Apple kỳ vọng tiếp cận thêm nhiều phân khúc khách hàng và đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng ở thị trường nội địa.
Theo GfK, Việt Nam đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm điện thoại thông minh bán ra nhưng Apple chính hãng trên thị trường Việt Nam hiện nay mới chiếm khoảng 60%.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 6/7, chỉ số VN-Index ở quanh ngưỡng 850 điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh khi tiến vào vùng kháng cự 848-853 điểm trong những phiên đầu tuần mới. Về tổng thể, rủi ro giảm điểm ngắn hạn của thị trường vẫn đang hiện hữu khi trước mắt là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp không được như kỳ vọng, qua đó có thể tạo ra ảnh hưởng không tích cực lên diễn biến giá cổ phiếu, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index tăng 5,23 điểm lên 847,61 điểm; HNX-Index giảm 0,06 điểm xuống 111,55 điểm. Upcom-Index tăng 0,37 điểm lên 56,26 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 4,0 ngàn tỷ đồng.
Chuẩn bị nhập khẩu lợn sống, giá trong nước bắt đầu giảm Giá lợn hơi trên thị trường đang có xu hướng giảm rõ rệt, ít ngày trước khi cơ quan chức năng dự kiến nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Giá lợn hơi bắt đầu giảm Do nhu cầu lợn sống trong nước tăng nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây khuyến khích doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu...