Ca nhiễm và tử vong mới do Covid-19 ở Mỹ tăng kỷ lục
Mỹ ghi nhận hơn 211.762 ca nhiễm mới và 2.858 ca tử vong, con số kỷ lục từ khi dịch bùng phát.
Số ca nhiễm và tử vong kỷ lục mới nâng tổng số ca nhiễm ở Mỹ lên 14.535.196 ca và số ca tử vong lên 282.929, tính đến tối 3/12. Số ca nhập viện ở Mỹ cũng lên tới 100.000.
Thống đốc California tuyên bố sẽ áp đặt một số lệnh ở nhà nghiêm ngặt nhất đất nước trong những ngày tới, khi các khoa chăm sóc tích cực (ICU) tại bệnh viện dự kiến đạt hết công suất.
Một ca nhập viện vì Covid-19 ở Mỹ hồi tháng 3. Ảnh: Reuters
Thống đốc Gavin Newsom cho hay số phòng ICU của 4 khu vực, bao gồm Nam California, đang trên đà đạt ngưỡng 15% trong tuần này, còn khu vực Vịnh San Francisco dự kiến sẽ đạt mức này từ giữa tới cuối tháng 12.
Lệnh ở nhà sẽ có hiệu lực sau thông báo 48 giờ và duy trì ít nhất 3 tuần, tới khi ngưỡng phòng ICU giảm xuống dưới 15%. California là bang đông dân nhất nước Mỹ, với gần 40 triệu dân.
“Nếu chúng ta không hành động bây giờ, hệ thống bệnh viện sẽ bị quá tải. Nếu chúng ta không hành động bây giờ, tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao”, Newson nói.
Theo lệnh cấm mới, người dân California sẽ phải ở nhà, tránh đi lại trừ phi ra ngoài để thực hiện các hoạt động đã xin phép như mua nhu yếu phẩm, khám bệnh, dắt chó đi dạo và tập thể dục ngoài trời. Lệnh cấm khi được kích hoạt cũng đặt ra hạn chế mới với hàng loạt hoạt động kinh doanh thương mại.
“Nếu không có bất kỳ hỗ trợ nào cho những người đã mất việc làm trong 10 tháng qua, tôi nghĩ lệnh cấm lần này sẽ đem lại hậu quả rất nghiêm trọng”, Cruz Resendiz, 32 tuổi, sống ở Tây Hollywood, nói.
Newsom nhấn mạnh biện pháp mới dù khắc nghiệt nhưng chỉ tạm thời, vì vaccine của một số công ty dược sắp được phê duyệt. Chính quyền đang lên kế hoạch kêu gọi nhân viên y tế, người trong viện dưỡng lão là những người đầu tiên tiêm vaccine. Lô vaccine đầu tiên dự kiến sẽ có mặt sớm nhất vào giữa tháng 12.
Chính quyền địa phương và các bang khắp nước Mỹ đã ra lệnh hạn chế hàng loạt các hoạt động kinh tế xã hội, với hy vọng giảm bớt sự bùng phát trở lại của Covid-19 sau thời gian tạm lắng vào mùa hè.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng đang diễn ra theo chiều hướng nghiêm trọng hơn sau một tuần kỷ niệm Lễ Tạ ơn, khi hàng triệu người Mỹ bất chấp cảnh báo vẫn đi du lịch và tụ tập đông người. Các chuyên gia y tế dự đoán trong vòng hai tháng tới, mỗi ngày có thể có tới 3.000 người chết.
Số người chết vì Covid-19 trung bình trên toàn cầu là 10.000 mỗi ngày trong tuần qua, và tổng số ca tử vong từ khi dịch bùng phát là 1,5 triệu người.
Tiến sĩ Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hồi đầu tuần cho hay tháng 12, tháng 1 và tháng 2 có thể là “thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử y tế cộng đồng Mỹ”.
“Trước tháng 2, chúng ta có thể sẽ chứng kiến gần 450.000 người Mỹ chết vì loại virus này”, ông nói.
Ngoài thiệt hại về người, hệ thống chăm sóc y tế toàn quốc cũng đối mặt với viễn cảnh nguồn lực và nhân sự quá tải tới mức sụp đổ.
Tại khu vực Trung Tây, Thống đốc Mike DeWine hôm 3/12 cho hay các bệnh viện ở Ohio “không những vẫn trong tình trạng khủng hoảng mà còn khủng hoảng tồi tệ hơn”, khi bang này ghi nhận số ca nhiễm cao thứ 5 trong nước. Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer hôm 3/12 cũng tuyên bố có thể sẽ gia hạn lệnh “tạm dừng” một số hoạt động kinh tế và cá nhân trong ba tuần.
COVID-19 tại ASEAN hết 31/10: Toàn khối trên 6.800 ca nhiễm mới; Myanmar chưa có tín hiệu hạ nhiệt
Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 31/10, các nước ASEAN ghi nhận thêm 6.832 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong đã lên tới 22.676 người.
Tình nguyện viên chờ tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 tại Depok, Indonesia, ngày 22/10. Ảnh: EPA -EFE
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến hết ngày 31/10, các nước ASEAN ghi nhận tổng cộng 938.536 ca mắc COVID-19 trong đó có 22.676 ca tử vong và 785.907 bệnh nhân đã bình phục.
Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm mới, với trên 3.100 ca/ngày, trong khi Myanmar vẫn ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 4 con số, lên trên 52.000 ca nhiễm và trên 1.200 ca tử vong.
Tình hình Malaysia cũng vẫn phức tạp với 659 ca nhiễm mới trong ngày 31/10, nhưng không có thêm ca tử vong. Thái Lan và Singapore chỉ còn ghi nhận lần lượt 5 và 12 ca nhiễm mới, đều là các ca nhập cảnh.
Biểu đồ tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong tại các nước ASEAN đến hết ngày 31/10/2020 (Theo số liệu của worldometers.info).
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Yangon, Myanmar. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia: Kỷ lục số ca bình phục trong ngày
Ngày 31/10, Malaysia thông báo ghi nhận con số bệnh nhân COVID-19 bình phục trong ngày cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát, với 1.000 ca trong vòng 24 giờ tính đến trưa cùng ngày.
Liên quan đến ngân sách trong năm dịch bệnh, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã khẳng định, ngân sách năm tài khóa 2021 của nước này sẽ cung cấp các khoản kinh phí nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, giữa bối cảnh Chính phủ Malaysia đang đẩy mạnh cuộc chiến chống đại dịch.
Ông Muhyddin cho hay, Chính phủ Malaysia có thể đưa ra các biện pháp bổ sung trong Dự thảo ngân sách 2021, dự kiến sẽ được Quốc hội nước này bàn thảo vào ngày 6/11, như một phần các nỗ lực giúp người dân trở lại cuộc sống bình thường.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Subang Jaya, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 22/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Muhyddin, chính phủ đã chi 2 tỷ ringgit (480 triệu USD) cho Bộ Y tế, trong đó riêng bang Sabah, nơi tình hình dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng, được cấp 400 triệu ringgit (gần 100 triệu USD) kể từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại để cung cấp thức ăn và vật tư y tế.
Philippines: Số ca COVID-19 vượt 380.000
Bộ Y tế Philippines thông báo trong ngày 31/10, nước này ghi nhận 1.803 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 380.729 trường hợp, trong đó có 42.462 bệnh nhân đang được điều trị tích cực; 7.196 người đã tử vong và 331.046 bệnh nhân đã hồi phục.
Người dân giãn cách khi đến nhà thờ ở Philippines. Ảnh: Straits Times
Myanmar: Thêm 1.237 ca nhiễm mới
Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Myanmar cho hay, nước này có thêm 1.237 ca nhiễm mới và 18 ca tử vong trong ngày 31/10. Cho đến nay, Myanmar đã ghi nhận 52.706 ca bệnh, trong đó 32.774 trường hợp đã bình phục.
Tới ngày 31/10, Myanmar đã tiến hành 688.159 mẫu xét nghiệm COVID-19 kể từ ca đầu tiên vào ngày 23/3.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yangon, Myanmar, ngày 13/10/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Singapore: Doanh nghiệp bơt bi quan hơn
Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDB) và Cục Thống kê Singapore (DOS) mơi đây đã công bố báo cáo khảo sát cho thấy các công ty nước này đa bớt bi quan hơn về triên vong kinh doanh trong sáu tháng tơi tinh từ tháng 10 này.
Báo cáo co tên "Kỳ vọng kinh doanh của linh vực chê tao" cho thấy 18% các nhà sản xuất cua Singapore mong đợi điều kiện kinh doanh được cải thiện, trong khi 21% dự đoán triển vọng kinh doanh yếu hơn trong giai đoạn từ tháng 10/2020 - 3/2021.
Nhìn chung, 3% các nhà sản xuất nhân đinh tình hình kinh doanh se kém thuận lợi hơn trong giai đoạn trên so với quý III/2020. Đó là một sư cải thiên so với bao cáo được công bố hôi tháng Bay. Trong bao cao đo, 7% các nhà sản xuất dự đoán tình hình kinh doanh sẽ yêu hơn hơn trong nửa cuối năm 2020 so với quý II năm nay.
Trong quý III/2020, nền kinh tế Singapore đa phục hồi từ sự sụt giảm chưa từng có của quý II/2020. Nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore trong quý III/2020 vẫn thấp hơn khoảng 7% so với quý IV/2019 - thơi điêm trước khi đại dịch COVID-19 bung phat. Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đanh gia đà tăng trưởng của nền kinh tế Singapore dự kiến sẽ chậm lại trong quý IV/2020 và vẫn ở mức khiêm tốn vào năm 2021, dù có sự hỗ trợ từ việc nôi lại hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp phụ thuộc vào lao động nước ngoài. MAS vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Singapore sẽ ở mức -7% tới -5% trong ca năm 2020.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 7/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia trông đợi vaccine COVID-19
Công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech và Bio Farma, một doanh nghiệp dược quốc doanh Indonesia đã hợp tác và tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng một ứng cử viên vaccine COVID-19 tại Indonesia. Khoảng 1.620 tình nguyện viên Indonesia khoẻ mạnh, tuổi từ 18-59, đã tham gia thử nghiệm kéo dài 6 tháng này, và kết quả của nó sẽ quyết định vaccine có được cấp phép lưu hành hay không.
Các thử nghiệm Giai đoạn 1 và 2 đã được tiến hành với quy mô nhỏ hơn tại Trung Quốc, nhằm kiểm tra an toàn và hiệu quả miễn dịch.
Vaccine của Sinovac dự kiến sẽ là loại vaccine COVID-19 đầu tiên có mặt trên thị trường Indonesia. Công ty này cam kết sẽ cung cấp 1,5 triệu liều từ tháng tới.
'Món quà' kinh tế đến muộn với Trump Ngay trước thềm bầu cử, Tổng thống Trump bất ngờ nhận được "món quà" tranh cử muộn, khi kinh tế Mỹ tăng trưởng kỷ lục trong quý III. Kinh tế từ lâu được xem là lá bài tranh cử quan trọng cho nỗ lực thêm 4 năm tại Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump và các khảo sát cho thấy ông vẫn...