Ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại Guyana: 1 phụ nữ tới từ Mỹ
Tổng thống Guyana cho biết quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bảng cảnh báo về virus corona. (Nguồn: IRNA/TTXVN)
Reuters đưa tin ngày 12/3, Tổng thống Guyana cho biết quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ca nhiễm này là một người phụ nữ tới từ Mỹ.
Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Động thái được đưa ra sau khi đã có 4.200 người trên toàn cầu thiệt mạng vì căn bệnh.
Video đang HOT
“Đây là đại dịch đầu tiên do virus corona chủng mới gây ra,” Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. “Trong hai tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng lên gấp 3 lần. Trong những ngày và tuần tới đây, chúng ta sẽ có thể thấy số ca, số người chết và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng cao nữa.”
Tám quốc gia hiện đang có hơn 1.000 ca COVID-19, do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trên toàn cầu đã có hơn 120.000 người nhiễm bệnh.
Italy hiện là tâm dịch ở châu Âu với 10.000 ca nhiễm bệnh và hơn 630 người thiệt mạng. Điều đáng lo ngại là số ca nhiễm COVID-19 ở Italy tiếp tục tăng mạnh.
Xếp sau Italy là Iran với 9.000 ca và Hàn Quốc với 7.700 ca. Cả ba quốc gia này đều đang triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch COVID-19./.
Theo vietnamplus.vn
Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện rút quân hoàn toàn khỏi Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa lên tiếng khẳng định rằng, lực lượng quân sự của nước này sẽ không rời khỏi Syria cho tới khi tất cả quốc gia khác rời khỏi đây.
Trả lời phỏng vấn vào hôm 8-11, Tổng thống Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ rút quân khỏi Syria khi các quốc gia khác cũng làm điều này, đồng thời khẳng định những cuộc tấn công của Ankara sẽ tiếp tục được thực hiện cho tới khi tất cả phiến quân mà họ cho là khủng bố rời khỏi vùng giáp biên giới.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chiến dịch quân sự mới bên trong lãnh thổ Syria sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút 1.000 lính Mỹ tại đây vào hồi tháng 10-2019.
Tổng thống Erdogan muốn thiết lập một vùng an toàn bên trong lãnh thổ Syria
Theo các thỏa thuận giữa Washington, Moscow và Ankara, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngừng tấn công để đổi lại sự rút lui của các chiến binh người Kurd. Trong khi giới chức Mỹ và Nga đều khẳng định các chiến binh người Kurd đã rút lui, Tổng thống Erdogan vẫn cáo buộc Washington và Moscow không hoàn thành cam kết của mình.
Các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu cho biết, các cuộc tấn công này ngăn cản cuộc chiến chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ankara đã phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định rằng, đây là kế hoạch nhằm đưa 3,5 triệu người tị nạn Syria về nước sống tại vùng an toàn mà Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập.
Trợ lí Tổng thống Erdogan, ông Ibrahim Kalin cho biết, lãnh đạo Đức, Pháp, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cùng gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London vào ngày 3 và 4-12 để thảo luận về tình hình Syria.
Theo anninhthudo.vn
"Vết chém" mới trong thỏa thuận hạt nhân Iran Hôm 5-11, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẽ bắt đầu đưa khí uranium vào khoảng 1.000 máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Fordow, căn cứ được xây dựng bên trong một ngọn núi. Đây được xem là động thái mới nhất đưa chính quyền Iran ngày càng xa rời thỏa thuận hạt nhân mà họ từng ký...